Kinh tế

Nikkei: Vinamilk tận dụng thị trường nội địa vững chắc làm bàn đạp ở nước ngoài

Công ty sữa hàng đầu Việt Nam chuyển hướng tập trung sang sản phẩm hữu cơ đồng thời kêu gọi các nhà đầu tư để đẩy mạnh tăng trưởng.

hành lập năm 1976, công ty sữa Việt Nam Vinamilk hiện đang xếp thứ 8 trên danh sách Nikkei Asia300 (quy tụ những công ty có quy mô lớn nhất và tăng trưởng nhanh nhất từ 11 quốc gia/vùng lãnh thổ).
1cd5vinamilk2
Vinamilk là cái tên quen thuộc với người tiêu dùng Việt

Thời gian đầu, Vinamilk bán sữa đặc, một hàng hóa được coi là xa xỉ lúc đó, với mức giá phải chăng. Là công ty tiên phong trong ngành công nghiệp sữa Việt Nam, Vinamilk đã thuyết phục nhiều thế hệ người Việt coi sữa như một phần không thể thiếu trong thói quen ăn uống.

Hiện nay, Vinamilk đang phải đối mặt với cạnh tranh khốc liệt từ nhiều đối thủ, cả các công ty nước ngoài như Cô gái Hà Lan hay Meiji của Nhật Bản và cả trong nước như TH và Bà Vì. Tuy nhiên, CEO Mai Kiều Liên vẫn rất tự tin. "Nếu chúng tôi có thể làm tốt hơn đối thủ, khó khăn sẽ biến thành cơ hội", bà nói.

Vinamilk có một hệ thống phân phối với 220.000 cửa hàng bán lẻ, nhiều hơn tất cả các công ty thực phẩm khác ở Việt Nam. Chiến lược giá cao đảm bảo rằng sản phẩm của Vinamilk sẽ được đặt ở những vị trí rất dễ thấy trong cửa hàng, siêu thị.

2d6vinamilk 2
CEO Mai Kiều Liên

Cho đến một thập kỷ trước đây, thị trường sữa Việt vẫn còn chưa phát triển nên các công ty phải nhập khẩu sữa và những nguyên liệu thô dạng bột khác. Để cung cấp những sản phẩm tươi cho khách hàng, Vinamilk thiết lập một dây chuyển sản xuất hoàn chỉnh ở trang trại riêng của công ty năm 2006 với 1.400 con bò sữa. Năm nay, công ty đặt mục tiêu 160.000 con bò sữa, gấp hơn 100 lần.

Sữa sạch là sữa ngon

Mùa xuân này, Vinamilk vừa khánh thành trang trại hữu cơ đầu tiên của Việt Nam tại Lâm Đồng, được thiết kế để đạt tiêu chuẩn vệ sinh của Liên minh châu Âu EU. Để được chứng nhận là hữu cơ, bò nuôi không được dùng hormone tăng trưởng hay thuốc kháng sinh, đông thời thức ăn không được có thuốc trừ sâu. Các trang trại của Vinamilk trên khắp đất nước đều có hoặc đang lên kế hoạch đăng ký chứng nhận Global G.A.P, một bộ tiêu chuẩn quốc tế về nông nghiệp.

Củng cố vị thế dẫn đầu ở thị trường trong nước, Vinamilk đang có tham vọng nhắm đến thị trường quốc tế. Tính đến tháng 12/2016, sản phẩm của hãng được bán ở 42 quốc gia và doanh thu từ nước ngoài đạt 4.400 tỷ đồng (193 triệu USD) chỉ trong nửa đầu năm, chiếm 20% tổng doanh thu.

Nhà máy sữa đầu tiên của Campuchia đặt tại Phnom Penh mở cửa vào tháng 5/2016, cho phép Vinamilk cung cấp sản phẩm tươi cho khách hàng ở đây. Mùa xuân năm 2016, công ty cũng bắt đầu thúc đẩy thị trường sữa trẻ em ở Trung Đông. Ngoài ra, hãng cũng đang thâm nhập sâu hơn vào Myanmar và Thái Lan, tận dụng lợi thế của Cộng đồng Kinh tế ASEAN.

3vinamilk 3
Trang trại bò sữa hữu cơ của Vinamilk ở Lâm Đồng

Hiện nay, nhà nước nắm giữ 45% cổ phần của Vinamilk thông qua Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước SCIC. Tháng 5/2016, công ty dỡ bỏ trần sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài, nghĩa là trên lý thuyết Vinamilk có thể trở thành công tuy 100% vốn nước ngoài. Trên thực tế, tính đến nay mới có tập đoàn đồ uống lớn nhất Singapore Fraser & Neave mua 5,4% cổ phần của công ty sữa này.

"Chúng ta không nên phân biệt nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài, nếu các nhà đầu tư chung tay phát triển thương hiệu Việt vì lợi ích chung", bà Liên khẳng định, cho thấy sự mở cửa của công ty với vốn nước ngoài. Mặc dù vậy, SCIC còn do dự trong việc thoái hết vốn trong Vinamilk vì công ty hiện đang trả cổ tức 100 triệu USD một năm. Vinamilk có thể coi là "mỏ vàng" cho Chính phủ và là công ty nhà nước hoạt động có lời nhất.

Trong tương lai, Vinamilk phải đối mặt với những đối thủ của mình và cả con mắt quản lý sát sao của Chính phủ.

Tác giả: Trang Hồ/ Theo Nikkei
Nguồn tin: Người đồng hành

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP