Pháp luật

Những vụ kiện công an do bị xử phạt

Không đồng ý việc bị phạt đi vào đường cấm hay đỗ xe dưới lòng đường, các tài xế đã đâm đơn ra toà kiện cảnh sát giao thông.

Vụ kiện Công an Tp.Vinh ra tòa: Râu ông nọ cắm cằm bà kia, lái xe chịu tội?
Công an thành phố Vinh: 'Cảm ơn tài xế xe tải đã kiện chúng tôi'
Nghệ An: Cảnh sát giao thông bị tài xế kiện ra tòa

TAND thành phố Vinh (Nghệ An) chuẩn bị phân xử việc ông Phan Đình Anh kiện quyết định xử phạt của Trưởng công an thành phố Vinh.
bien bao cam 7037 1474020358 9506 1475737136
Biển cấm tại đường Lê Lợi, thành phố Vinh. Ảnh: Hải Bình.

Theo đơn kiện, ông Anh là tài xế lái xe tải cho một doanh nghiệp tư nhân tại thị xã Cửa Lò. Sáng 8/3, ông điều khiển xe tải đi vào đầu đường Lê Lợi (TP Vinh) và bị cảnh sát giao thông phạt lỗi "đi vào đường cấm".

Ông Anh cho rằng với nội dung thể hiện trên biển cấm, xe của mình có tải trọng 3,4 tấn không chở hàng nên không vi phạm. Còn cảnh sát giải thích, biển báo thể hiện cấm xe tải từ 4 tấn trở lên gồm trọng lượng xe cộng với hàng hóa. Xe tải của tài xế Anh có trọng lượng 3,4 tấn, thùng xe được phép chở gần 4 tấn, tổng cộng hơn 7 tấn. Do vậy, ông đã vi phạm quy định của biển báo, có căn cứ để xử phạt.

Ông Anh bị xử phạt vi phạm hành chính các lỗi: đi vào đường cấm; không chấp hành yêu cầu kiểm tra..., tổng số tiền 4,9 triệu đồng. Xe bị tạm giữ 9 ngày. Không chấp nhận với quyết định này, ông Anh đề nghị tòa tuyên hủy quyết định xử phạt hành chính trên với lý do ban hành "không đúng quy định".

Trong vụ kiện này, bị đơn đã ủy quyền cho cấp phó là ông Hoàng Duy Hà (Phó trưởng Công an thành phố) tham gia tố tụng. Trả lời VnExpress, ông Hà nói rằng tự tin rằng công an sẽ được minh oan. Ông cũng gửi lời cảm ơn tới nguyên đơn vì đã khởi kiện...

Kiện cảnh sát 113 vì bị phạt đỗ xe dưới lòng đường

Chiều 15/11/2010 ông Nguyễn Đức Đông (trú huyện Từ Liêm) điều khiển ôtô từ đường Phan Văn Trường ra đường Xuân Thủy (quận Cầu Giấy). Tới trước cửa một trụ sở ngân hàng, ông dừng dưới lề đường và bị cảnh sát giao thông xử phạt lỗi "đỗ xe ở lòng đường trái quy định" với số tiền 800.000 đồng; giữ giấy phép lái xe 30 ngày.

Cho rằng không thấy biển báo cấm đỗ, ông Đông không đồng ý với quyết định xử phạt, kiện ra tòa. Tháng 6/2011, TAND quận Cầu Giấy mở phiên xử. Tại tòa, bị đơn khẳng định việc xử phạt là "đúng luật" vì đoạn Xuân Thủy - Cầu Giấy nằm trong số các tuyến phố cấm để xe đạp, xe máy, ôtô trên hè phố, lòng đường theo quyết định của UBND Hà Nội. Biển cấm đỗ đã được cắm tại hai đầu đường. Họ cũng cho rằng trách nhiệm cắm biển báo thuộc Sở Giao thông vận tải, "công an không phải đơn vị đi cắm biển"...

Phản bác lại, ông Đông và luật sư cho rằng theo Luật Giao thông đường bộ 2008, nếu đoạn đường phải thi hành biển cấm có giá trị rất dài hoặc là tại các ngã ba, ngã tư có xe đi vào đoạn đường ấy thì các biển cấm phải được đặt nhắc lại. Nếu không người đi đường sẽ không biết và hiểu đoạn đường đó là không cấm.

Toà án ra phán quyết cho rằng ông Đông khi tham gia giao thông phải tuân theo luật và các biển báo nên bác đơn kiện.

Hai người đàn ông theo đuổi vụ kiện công an kéo dài 22 năm

Năm 1992, ông Võ Văn Vinh (lúc đó 42 tuổi) và Đặng Đạo 49 (tuổi) cùng quê Bình Định ký hợp đồng với Công ty Xuất nhập khẩu Vikamex (Bộ Thương mại) do ông Phạm Quang Vinh làm đại diện để vận chuyển gỗ tròn từ Campuchia về TP HCM. Thực hiện hợp đồng, nhóm ông Vinh đã huy động 10 ôtô tải, trong đó có 2 xe riêng của mình tham gia chở hàng.

Một lần, khi các xe chở gỗ về đến tỉnh Sông Bé (nay là Bình Dương) thì Phạm Quang Vinh, một lơ xe, đã làm giả lệnh giao gỗ của Công ty Vikamex. Theo đó, người này đã điều 3 xe gỗ, trong đó có 2 xe của ông Vinh và ông Đạo bán cho Xí nghiệp gỗ 22/12 tỉnh Sông Bé rồi ôm tiền bỏ trốn.

Vikamex đề nghị Phòng an ninh điều tra (Công an TP HCM) can thiệp, tạm giữ 2 xe của ông Vinh và ông Đạo. Tháng 11/1992, Công an TP HCM khởi tố vụ án hình sự.

Do hết thời hạn nhưng không tìm ra được thủ phạm, cơ quan này phải đình chỉ điều tra. Sau 19 tháng tạm giữ, đến 10/1993, Công an TP HCM yêu cầu Vikamex giao xe cho ông Vinh và ông Đạo nhưng phương tiện đã bị hư hỏng nặng.

Cho rằng việc xe bị "giam oan" trong thời gian dài gây thiệt hại đến cuộc sống gia đình, ông Vinh cùng ông Đạo có đơn khởi kiện yêu cầu Vikamex và Công an TP HCM phải bồi thường số tiền mất thu nhập và hư hại xe với tổng số tiền hơn một tỷ đồng.

kien doi boi thuong oan 1 1875 6520 5879 1475737136
Ông Võ Văn Vinh người theo đuổi vụ kiện kéo dài hơn 20 năm. Ảnh: Hải Duyên.

Vụ án đã được tòa đưa ra xét xử nhiều lần. Tháng 4/2015, tại phiên sơ thẩm lần thứ 6 TAND TP HCM đã tuyên buộc phía Công ty BMC (công ty kế thừa của Công ty Vikamex) phải bồi thường cho ông Vinh và ông Đạo mỗi người 128 triệu đồng.

Tòa cũng ghi nhận sự thỏa thuận của Công an TP HCM về việc bồi thường cho các nguyên đơn 500 triệu đồng.

Kiện công an khi bị phạt sỉ nhục dì ruột

Ngày 15/6/2015, tạ quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội) mẹ của Đoan và người em gái ruột xảy ra cãi nhau. Trong lúc to tiếng, Đoan có nghe dì ruột nhắc tới tên mình đi bán dâm lấy tiền xây nhà cho mẹ nên cầm theo băng vệ sinh xông tới giơ vào mặt dì, nói tục.

Công an xác định chị Đoan đã giằng co, nhổ nước bọt nhưng không trúng nên xử phạt hành chính về lỗi đánh và sỉ nhục dì ruột với số tiền 950.000 đồng, người người dì cũng bị phạt 750.000 đồng.

Cho rằng quyết định xử phạt hành chính của công an phường không công tâm vì mình mới là bị hại, chị Đoan gửi đơn khiếu nại rồi kiện ra toà.

Hai cấp xét xử đều xác định không có căn cứ chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn. Toà cho rằng việc chị Đoan dùng băng vệ sinh đã sử dụng giơ vào mặt dì là cử chỉ xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác. Tòa cũng xác nhận, người dì đánh gây thương tích 2% cho chị Đoan. Song hành vi của chị Đoan và dì chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự nên xử phạt hành chính.

Tác giả bài viết: Hải Bình

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP