►'Nghệ sĩ Phạm Bằng qua đời, tôi mất đi một phần tuổi thơ'
►Những vai diễn ấn tượng của NSƯT Phạm Bằng
►Mối tình sâu nặng của NSƯT Phạm Bằng và vợ
►Phạm Bằng - 'ông đầu hói' cô đơn của làng nghệ thuật
►Hình ảnh không thể nào quên của nghệ sĩ Phạm Bằng
►'Người tình' bền lâu nhất trên màn ảnh nhớ thương Phạm Bằng
►Nghệ sĩ Phạm Bằng qua đời
4 đời gốc Hà Nội, gia đình của NSƯT Phạm Bằng từng có một cuộc sống khá đầy đủ tại Hà Nội giai đoạn trước 1954. Tuy nhiên, sau thời kì cải tạo tư sản, gia đình ông gặp cảnh khó khăn và ông phải bỏ dở trường Cao đẳng Giao thông công chính khi đang theo học năm thứ 2.
Nghệ sĩ Phạm Bằng thời trẻ
Năm 1959, Phạm Bằng tham gia đoàn văn công Hà Nội (tiền thân của các đoàn kịch, chèo, cải lương Hà Nội hiện nay). Theo lời ông từng kể, trong 5 năm đầu tiên, Phạm Bằng gần như không có cơ hội biểu diễn và đã từng có lúc chán nản định bỏ nghề. Tuy nhiên, từ 1965, cơ hội bắt đầu đến với ông.Có dáng người người cao, khuôn mặt đẹp trai theo kiểu sắc sảo và cá tính, Phạm Bằng thường được giao các vai tư sản, phản động hay cường hào ác bá thời phong kiến.
Nghệ sĩ Phạm Bằng (phía trước) và các nghệ sĩ Đoàn Dũng, Bích Thu trong vở Câu chuyện tình yêu (1976)
Đầu 1975, Phạm Bằng chuyển sang Nhà hát kịch Việt Nam. Trong 20 năm làm việc tại đây, ông đã có nhiều vai diễn quan trọng trong các vở Câu chuyện tình yêu, Những bông hoa Anh túc, Nghêu Sò Ốc Hến, Hồn Trương Ba da hàng thịt...
Phạm Bằng và nghệ sĩ Mỹ Dung trong vở Hoa anh túc (1977) - vở diễn nói về cuộc kháng chiến ở Bulgarian
Theo các nghệ sĩ Nhà hát kịch Việt Nam, giữa các gương mặt gạo cội của Nhà hát thời đó như Thế Anh, Trọng Khôi, Hà Văn Trọng, Đoàn Dũng, Nguyệt Ánh... Phạm Bằng vẫn được khán giả biết tới bởi lối diễn thông minh và chuẩn mực của mình
Cùng nghệ sĩ Thế Anh trong vở Hoa anh túc
Đặc biệt,năm 1986, vai diễn Lý trưởng trong Hồn Trương Ba, da hàng thịt của ông tuy có thời lượng không dài nhưng lại là một điểm nhấn quan trọng làm nên thành công của vở. Với vai diễn này Phạm Bằng đã giành HCV cá nhân tại Hội diễn sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc.
Cùng NSƯT Anh Dũng trong vở Hồn Trương ba Da hàng thịt
Năm 1992, Phạm Bằng được phong tặng danh hiệu NSƯT. 3 năm sau,ông nghỉ hưu và rời Nhà hát kịch Việt Nam. Bắt đầu từ thời điểm này,cái tên Phạm Bằng được khán giả quan tâm nhiều hơn ở các bộ phim truyền hình, tiểu phẩm hài hay chương trình Gặp nhau cuối tuần.
Tác giả bài viết: Cúc Đường
Nguồn tin: