Dân phải bỏ nhà đi nơi khác vì không chịu nổi ô nhiễm
Theo phản ánh của người dân tại xóm Lam Long, ban đầu khi mới về xây dựng thì nhà máy này có tên là “Nhà máy chế biến gỗ xuất khẩu và Làng nghề Phổ Hải”.
Thế nhưng, làng nghề đâu chẳng thấy, chỉ thấy đây là một nhà máy chuyên băm dăm gỗ tràm. Họ thu mua gỗ tràm từ những huyện lân cận, sau đó vận chuyển bằng xe tải về tập kết ở đây để xay thành gỗ dăm, chất thành từng núi.
Chính điều này đã hành hạ người dân bất kể ngày đêm vì tiếng ồn, bụi bặm, mùi ẩm mốc… khi nhà máy hoạt động.
Theo phản ánh của người dân tại xóm Lam Long, ban đầu khi mới về xây dựng thì nhà máy này có tên là “Nhà máy chế biến gỗ xuất khẩu và Làng nghề Phổ Hải”.
Thế nhưng, làng nghề đâu chẳng thấy, chỉ thấy đây là một nhà máy chuyên băm dăm gỗ tràm. Họ thu mua gỗ tràm từ những huyện lân cận, sau đó vận chuyển bằng xe tải về tập kết ở đây để xay thành gỗ dăm, chất thành từng núi.
Chính điều này đã hành hạ người dân bất kể ngày đêm vì tiếng ồn, bụi bặm, mùi ẩm mốc… khi nhà máy hoạt động.
Nhà máy băm dăm tràm của Công ty TNHH Thanh Thành Đạt nằm ngay trong khu dân cư Lam Long, xã xuân Hải, Nghi Xuân (Hà Tĩnh).
Tiếp nhận phản ánh của người dân, ngày 12/6/2107, PV Infonet đã có mặt tại khu dân cư để “mục sở thị” những gì đang xảy ra xung quanh khu vực nhà máy này.
Tại đây, những gì PV ghi nhận được đó là cảnh nhà máy nằm ngay trong khu dân cư, đường vận chuyển gỗ tràm về cũng là đường dân sinh, nhà của người dân và nhà máy chỉ cách nhau một bờ tường sơ sài không có che chắn. Hơn thế nữa, chính mặt bằng của nhà máy này lại nằm ngay trên đê chống lũ Hữu La.
Một cựu cán bộ (xin được giấu tên) cho biết: “Chúng tôi không hiểu vì sao chính quyền lại cấp phép cho một nhà máy băm dăm hoạt động nằm ngay trong khu dân cư và ngay trên mặt đê chống lũ?!
Đó là chưa kể đến tiếng ồn, bụi bặm, xe cộ qua lại khi nhà máy hoạt động nó ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của người dân. Cũng chính vì vậy có gia đình ở sát vách nhà máy chịu không nổi, đấu tranh rất nhiều lần nhưng không được xử lý, đành phải đóng cửa đi nơi khác sinh sống”.
Lượng dăm tràm băm ra chất thành đống cao sát nhà dân chỉ cách nhau một bức tường sơ sài.
Bà Nguyễn Thị Sáu (64 tuổi), không giấu nỗi bức xúc khi thấy PV xuất hiện: “Các chú thấy đó, gia đình tôi sống đây đã gần 30 năm, từ khi nhà máy này xây dựng và đi vào hoạt động khoảng 10 năm lại đây, cuộc sống của gia đình tôi đảo lộn hoàn toàn.
Nhà chỉ cách khu vực nhà máy một bức vách hàng rào, khi dăm tràm được xay chất thành núi, có khi cao hơn nhà, chỉ cần một cơn gió nhẹ là bụi dăm bay kín nhà, phải dùng bạt trùm kín nhà để tránh bụi. Không những vậy, dăm tràm xay ra chất thành đống để lâu mùi ẩm mốc, hôi thối xốc thẳng vào nhà không thể chịu được.
Ban ngày là bụi bặm, mùi ẩm mốc là vậy, còn ban đêm máy móc hoạt động suốt đêm, máy chạy ầm ầm, nhà cửa rung lắc không tài nào ngủ được. Mặc dù, gia đình tôi đã kêu cứu lên chính quyền địa phương nhiều lần, cũng thấy đoàn này đoàn khác về kiểm tra nhưng đâu rồi lại vào đấy có được xử lý đâu. Cứ đà này không sớm thì muộn rồi cũng bệnh mà chết sớm thôi”, bà Sáu thở dài trong vô vọng.
Ngoài bà Sáu và rất nhiều hộ dân khác xung quanh nhà máy này chịu ảnh hưởng, trong số đó gia đình của anh Tuấn sống sát vách của nhà máy là đáng nói nhất.
Anh Tuấn kể: “Vợ chồng tôi sinh sống ở đây từ lâu nên đã lãnh đủ mọi hậu quả của từ nhà máy này. Nhưng điều đau đớn nhất là việc đứa con trai của chúng tôi đã bị ảnh hưởng chấn động thần kinh, phải xích một chỗ trong nhà. Nó bị như vậy có lẽ là do tiếng gầm rú suốt ngày đêm của nhà máy”.
Vì bụi của dăm tràm nên bà Nguyễn Thị Sáu phải dùng bạt che kín khắp nhà.
Anh K, một người dân tại xóm Lam Long cho biết thêm: “Những ngày cao điểm xe chở cây tràm ở các nơi về nhập đông, đường dân sinh thì nhỏ hẹp dẫn đến ách tắc hàng trăm mét làm cho người dân đi lại khó khăn chưa nói đến cày nát đường và khói bụi”.
Chính quyền đã đề xuất?!
Đưa vấn đề trên trao đổi với ông Cao Xuân Chương – Chủ tịch UBND xã Xuân Hải, ông Chương cho biết: “Trước đây, khi người dân phản ánh kiến nghị thì xã cũng đã đề xuất với huyện. Tuy nhiên, về nội dung này thì xã và huyện đã chỉ đạo đoàn vệ sinh môi trường về kiểm tra và giao trách nhiệm cho nhà máy khắc phục rồi.
Bên cạnh đó, qua các buổi họp Hội đồng, xã cũng đã có ý kiến và các buổi HĐND huyện về tiếp xúc cử tri trực tiếp người dân cũng đã phản ánh. Xã quản lý địa bàn nên thẩm quyền chỉ nhắc nhỡ và đề xuất ý kiến lên các cấp, còn về thẩm quyền xử lý thì phải các cơ quan chức năng cấp trên”.
Nhà máy băm dăm được xây dựng ngay trên đê chống lũ Hữu Lam
Trao đổi với PV Infonet, ông Nguyễn Hải Nam – Chủ tịch UBND huyện Nghi Xuân cho biết: “Qua các lần tiếp xúc cử tri tại địa phương, bà con cũng đã có ý kiến, chúng tôi đã tiếp thu và đề xuất lên cấp trên. Nhưng vì nhà máy này đã có đánh giá tác động môi trường của Sở Tài Nguyên và Môi trường, được các sở ban ngành chấp thuận, tỉnh về kiểm tra và trả lời nên nhà máy mới được hoạt động.
Trước đây, anh Luận (ông Trần Quang Luận – Tổng Giám đốc công ty TNHH Thanh Thành Đạt) định về đây làm làng nghề, sau đó mới làm băm dăm và được tỉnh chấp thuận. Sau khi đi vào hoạt động, người dân phản ánh, ông Luận cũng đã đề xuất với tỉnh xin được chuyển lên Khu Công nghiệp Gia Lách, hiện đang quy hoạch để chuyển lên”.
Tác giả: Đặng Sơn - Việt Hòa
Nguồn tin: Báo Infonet
Nguồn tin: Báo Infonet