Càng ngày, tỉ lệ người mắc bệnh ung thư càng tăng lên đều đặn gây lo lắng cho cộng đồng. Việc phòng tránh ung thư lại chưa được quan tâm đúng mực.
Sau đây là chia sẻ của 3 chuyên gia ung bướu đầu ngành Trung Quốc về phương pháp phòng ung thư hiệu quả, ai cũng có thể thực hiện để góp phần đẩy lùi "đại dịch" này.
1. Kiên quyết phản đối việc mua thuốc uống phòng ung thư
Viện sĩ Sơn cho rằng, ông đặc biệt phản đối việc mọi người mua các chế phẩm thuốc phòng ung thư về uống và coi đó là cách tốt nhất.
Ông cho rằng, chỉ có chế độ ăn uống hợp lý mới mang lại hiệu quả trong việc ngăn ngừa ung thư. Hãy ăn nhiều trái cây và rau quả, không bao gồm dưa chua, đồ muối chua đã khú.
Đừng ăn thức ăn bị mốc, hạn chế ăn các loại thực phẩm chế biến sẵn, không ăn thức ăn chứa chất bảo quản, thực phẩm bị cháy.
Ăn nhiều thức ăn từ thực vật, tối thiểu mỗi ngày nên ăn 400 gam rau củ và trái cây.
Ông nhấn mạnh rằng, nếu bạn duy trì thói quen sinh hoạt thiếu lành mạnh, không có loại thuốc phòng ung thư nào có thể chống lại bệnh tật tấn công.
2. Không ăn nhiều thực phẩm chiên rán
Thực phẩm chiên rán ở nhiệt độ cao có thể sản xuất ra các chất gây ung thư, hãy cố gắng ăn càng ít càng tốt.
Dầu ăn chiên đi rán lại nhiều lần có chứa một lượng lớn axit béo trans, nếu ăn vào sẽ gây ra thiệt hại lớn cho cơ thể.
Chẳng hạn như gan nhiễm mỡ, tăng huyết áp, viêm túi mật, các vấn đề dạ dày, tiểu đường, béo phì, và thậm chí có thể làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch và các bệnh ung thư khác nhau.
3. Tuân thủ nguyên tắc ăn bữa tối tại nhà
Viện sĩ Tôn Yên năm nay đã 86 tuổi, ông nói rằng không hiểu tại sao nhiều người lại thích bàn công việc trong bữa tối, và bữa ăn đó cứ phải diễn ra ở nhà hàng.
Việc nhiều người thích bàn công việc trong khi ăn dẫn đến một thói quen xấu chính là kéo dài bữa ăn. Thậm chí những người được cho là thành công thường hiếm khi ăn tối tại nhà.
Thói quen đó sinh ra chứng ăn uống thất thường, hút thuốc lá trong khi ăn, uống rượu và ăn quá nhiều một cách vô thức trong bữa tối khiến cho dạ dày luôn trong tình trạng bị quá tải, cộng với việc thừa cân, về lâu dài có thể gây ung thư.
Viện sĩ Yên cũng kêu gọi tất cả mọi người rằng hãy thương xót dạ dày của mình, trân trọng cơ thể và tránh xa tác nhân gây ung thư, bắt đầu từ việc về nhà để ăn bữa tối.
Ông Tôn Yên, Viện sĩ, Bác sĩ, Trưởng khoa Ung bướu bệnh viện Ung thư thuộc viện Khoa học Y học Trung Quốc.
4. Đừng tiếc rẻ thức ăn thừa
Nhiều người có thói quen tiết kiệm, điều đó không sai, thức ăn thừa thường sẽ để dành bữa sau ăn tiếp. Tuy nhiên đó là thói quen của thời khó khăn, nay kinh tế đã khá hơn thì chúng ta không nên làm vậy.
Nếu tiếc rẻ mà ăn lại đồ ăn cũ, chúng ta không biết rằng thói quen này có thể gây ung thư dạ dày. Tốt nhất bạn nên chế biến thực phẩm vừa đủ ăn để không phải ăn đồ thừa để qua đêm.
Viện sĩ Yên cho biết, trước đây Nhật Bản là nước có tỉ lệ người mắc bệnh ung thư cao hàng đầu, nhưng sau này dần dần giảm xuống nhanh chóng. Mặc dù người Nhật thích ăn thực phẩm tươi/thô, nhưng họ rất ít dùng thức ăn bảo quản tủ lạnh.
Để phòng chống bệnh ung thư, người Nhật đã phổ biến quy trình khám dạ dày cho các nhân viên y tế. Khi khám đường tiêu hóa nếu thấy có vấn đề bất thường thì lập tức nội soi dạ dày để kiểm tra.
Điều này góp phần làm giảm tỷ lệ mắc bệnh ung thư dạ dày, chẩn đoán sớm với tỷ lệ đạt 50%, tỷ lệ chữa khỏi đã tăng lên rất nhiều.
5. Người gầy 1 chút thì nguy cơ mắc ung thư ít hơn
Người gầy thì nguy cơ mắc ung thư ít hơn người béo, đó là khuyến cáo đầu tiên trong 10 nội dung kiến nghị phòng ung thư của nhóm nghiên cứu gồm 21 nhà khoa học thế giới nghiên cứu trong 5 năm về bệnh ung thư.
Cơ quan nghiên cứu Ung thư Thế giới cũng chỉ ra rằng, có đủ bằng chứng để chứng minh béo phì liên quan đến 5 loại bệnh ung thư gồm ung thư đại tràng, thực quản, thận, vú và tử cung.
Theo quan điểm của viện sĩ Yên thì hơi đói sẽ tốt hơn là quá no, hơi gầy sẽ tốt hơn là quá béo.
Phương pháp giảm béo hiệu quả của viện sĩ Yên chính là chỉ ăn uống ở mức 70% nhu cầu. Bí quyết ăn ít, tránh bị thức ăn hấp dẫn tốt nhất là khi bạn có cảm giác hơi no thì dừng lại ngay và rời khỏi bàn ăn.
Nếu như tiếp tục ngồi ở bàn ăn và trò chuyện, ngay lập tức bạn sẽ thèm ăn tiếp và ăn mất kiểm soát. Lâu ngày sẽ sinh ra thừa cân. Thậm chí, thi thoảng bạn cũng nên ăn tối thật ít, qua loa vào bữa tối.
6. Tuân thủ lịch khám sức khỏe hàng năm
Việc kiểm tra y tế mỗi năm một lần là cách quan trọng nhất giúp phát hiện sớm ung thư. Tuy nhiên cơ thể và sức khỏe mỗi người mỗi khác, nếu cẩn thận thì bạn nên khám sức khỏe 2 lần/năm.
Sở dĩ chuyên gia khuyên điều này là vì một số bệnh ung thư tiềm ẩn có tỉ lệ tương đối cao, đôi khi sẽ không thể phát hiện ra bệnh trong 1 lần kiểm tra sức khỏe.
Ví dụ, chỉ một nửa số bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn đầu có thể được phát hiện thông qua chụp X-quang, xét nghiệm đờm, phần còn lại đã bị bỏ qua bệnh trong khi khám lần 1.
Vì vậy, việc tăng số lần kiểm tra y tế đối với đối tượng đáng nghi ngờ là cơ hội phát hiện sớm các mầm ung thư ẩn mà trước đó chưa được phát hiện.
Ông Hách Hy Sơn, Viện sĩ, Hội trưởng Hiệp hội chống ung thư Trung Quốc, Viện trưởng Viện nghiên cứu Ung thư Thiên Tân (TQ)
7. Đừng để thói quen xấu gây ung thư
Viện sĩ Tôn Yên cho rằng, nhiều khối u được cho là được sinh ra từ những thói quen xấu của mỗi người.
Ví dụ như việc duy trì chế độ ăn uống quá mức chất béo như thịt, trong khi ăn rau quả quá ít là nguyên nhân chính khiến ngày càng nhiều bệnh nhân bị ung thư đại trực tràng.
Người hút thuốc càng tăng bao nhiêu sẽ dẫn đến nhiều người "hút thuốc thụ động" bị ung thư phổi vô tội bấy nhiêu. Trên thực tế, tất cả những thói quen xấu chúng ta đều có thể kiểm soát và hạn chế.
Hãy phát triển những thói quen tốt một cách thường xuyên, duy trì một tốc độ sống tốt, ngủ đủ giấc, bữa ăn phù hợp, tập thể dục đều, không hút thuốc và uống rượu.
8. Tập thể dục bất cứ lúc nào, bất cứ nơi nào
Các chuyên gia từ lâu đã nhận ra rằng, việc hoạt động thể chất liên quan đặc biệt đến sức khỏe con người. Họ thường ít đi xe, ưu tiên đi bộ càng nhiều càng tốt.
Viện sĩ Yến cho rằng, tập thể dục có thể thay đổi mọi thứ. Chúng ta có thể đi bộ, bơi lội, bất kỳ môn thể dục nào, miễn là cần nhận thấy sự vận động luôn tốt hơn ngồi yên.
Bất kỳ thời gian nào, không gian nào bạn đều nên vận động, đừng cầu kỳ phải tập khi đủ điều kiện.
9. Cam thảo pha nước uống là loại thuốc chống ung thư tốt nhất
Cam thảo có tác dụng dung hòa tất cả các loại thuốc. Trong đó có thể giải độc hiệu quả và kháng ung thư một cách rõ ràng.
Từ 2000 năm trước, trong cuốn "Thần Nông bản thảo kinh" của Trung Quốc đã viết rằng, cam thảo chính là loại thuốc "bề trên" nổi bật nhất trong tất cả các loại thuốc Đông y.
Cam thảo giúp xương gân chắc khỏe, cơ bắp lớn dài hơn, tăng cường hơi thở (khí lực mạnh) giải độc mạnh mẽ.
Mỗi ngày dùng 10 gam cam thảo, đun thành nước để uống như uống trà.
Ông Tăng Ích Tân, Viện sĩ Viện Khoa học Trung Quốc, Giám đốc Bệnh viện Bắc Kinh (TQ)
10. Học cách hài lòng và buông bỏ
Kinh nghiệm tiếp xúc lâm sàng với hàng triệu bệnh nhân ung thư trong suốt hàng chục năm làm bác sĩ ung bướu, viện sĩ Tôn Yên học được một điều rằng, tâm tính thanh thản là điều quan trọng để phòng bệnh.
Mỗi bệnh nhân ung thư đều có một câu chuyện riêng, nhưng họ đều có một điểm chung là áp lực, trầm cảm lâu dài, lo lắng quá mức, những suy nghĩ triền miên về một vấn đề khó giải quyết nào đó.
Trong quá khứ, các chuyên gia y tế cũng đặt câu hỏi liệu yếu tố tâm lý có liên quan đến bệnh ung thư hay không, và câu trả lời là có.
Một nghiên cứu cho thấy rằng, những cảm xúc tiêu cực lâu dài làm cho cơ thể sản xuất ra stress, phản ứng stress quá mạnh sẽ làm giảm hệ thống miễn dịch của cơ thể, từ đó tạo điều kiện tốt nhất cho các tế bào ung thư hình thành.
Cuộc sống hiện đại có rất nhiều áp lực, nhưng chúng ta nên buông bỏ, học cách biết hài lòng để không tạo căng thẳng, tức giận. Càng hạnh phúc bao nhiêu, bạn càng khỏe mạnh bấy nhiêu.
Kinh nghiệm tiếp xúc lâm sàng với hàng triệu bệnh nhân ung thư trong suốt hàng chục năm làm bác sĩ ung bướu, viện sĩ Tôn Yên học được một điều rằng, tâm tính thanh thản là điều quan trọng để phòng bệnh.
Mỗi bệnh nhân ung thư đều có một câu chuyện riêng, nhưng họ đều có một điểm chung là áp lực, trầm cảm lâu dài, lo lắng quá mức, những suy nghĩ triền miên về một vấn đề khó giải quyết nào đó.
Trong quá khứ, các chuyên gia y tế cũng đặt câu hỏi liệu yếu tố tâm lý có liên quan đến bệnh ung thư hay không, và câu trả lời là có.
Một nghiên cứu cho thấy rằng, những cảm xúc tiêu cực lâu dài làm cho cơ thể sản xuất ra stress, phản ứng stress quá mạnh sẽ làm giảm hệ thống miễn dịch của cơ thể, từ đó tạo điều kiện tốt nhất cho các tế bào ung thư hình thành.
Cuộc sống hiện đại có rất nhiều áp lực, nhưng chúng ta nên buông bỏ, học cách biết hài lòng để không tạo căng thẳng, tức giận. Càng hạnh phúc bao nhiêu, bạn càng khỏe mạnh bấy nhiêu.
Ông Hách Hy Sơn, Viện sĩ, Hội trưởng Hiệp hội chống ung thư Trung Quốc, Viện trưởng Viện nghiên cứu Ung thư Thiên Tân (TQ) Ông Tôn Yên, Viện sĩ, Bác sĩ, Trưởng khoa Ung bướu bệnh viện Ung thư thuộc viện Khoa học Y học Trung Quốc. Ông Tăng Ích Tân, Viện sĩ Viện Khoa học Trung Quốc, Giám đốc Bệnh viện Bắc Kinh (TQ) |
Tác giả bài viết: Vân Hồng
Nguồn tin: