Xã hội

Nghệ An: Trẻ bị bệnh quai bị tăng nhanh

Quai bị là một bệnh truyền nhiễm, thường xảy ra vào mùa đông xuân, tuy nhiên từ đầu tháng 6 đến nay trên Khoa Truyền nhiễm - Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An đã tiếp nhận và điều trị cho khoảng gần 50 ca mắc quai bị, trong đó nhiều ca đã biến chứng sang viêm não.

Điều đáng nói là rất nhiều phụ huynh chủ quan hoặc thiếu hiểu biết về bệnh quai bị. Hơn 60% trong số bệnh nhi bị mắc quai bị được điều trị tại Bệnh viện sản nhi tỉnh chưa được tiêm phòng quai bị. Phần lớn các cháu không được phát hiện kịp thời và đưa đến bệnh viện để điều trị mà gia đình tự ý mua thuốc uống và bôi ở nhà, sau khi bệnh nặng lên hoặc biến chứng mới đưa đến bệnh viện. Điều này gây khó khăn cho công tác điều trị và ảnh hưởng đến sức khỏe và để lại di chứng cho trẻ.
images1295895 Nhi u tr t mua thu c b i v i u tr t i nh n n bi n ch ng vi m n o
Nhiều trẻ tự mua thuốc bôi và điều trị tại nhà nên đã biến chứng viêm não

Mẹ Cháu Trần Võ Khánh Huyền 8 tuổi ở Thanh Chương cho biết: Ban đầu cháu sưng nóng 2 bên mang tai và kêu đau, có sốt nhẹ. Gia đình đã đưa cháu lên Trạm y tế khámvà lấy thuốc kháng sinh, thuốc dán về tự điều trị. Sau 1 tuần không thuyên giảm, cháu sốt cao, nôn mửa,… gia đình đưa cháu lên khoa truyền nhiễm của Bệnh viện Sản Nhi thì được biết cháu bị quai bị và đã bị biến chứng viêm não. Hiện tại sau 2 tuần thì cháu đã tỉnh táo, khỏe trở lại, ăn uống tốt.
images1295896 BS Nguy n V n S n ang kh m cho b nh nhi b b nh quai b
BS Nguyễn Văn Sơn đang khám cho bệnh nhi bị bệnh quai bị

BSCKII Nguyễn Văn Sơn khuyến cáo: Với những trẻ đã mắc bệnh quai bị, cần vệ sinh sạch sẽ, cách ly với trẻ khác, người bệnh và người chăm sóc bệnh nhân cần đeo khẩu trang y tế đúng tiêu chuẩn để hạn chế đến mức tối đa virut lây sang người chăm sóc, từ đó chúng lây cho người lành khác. Đặc biệt là sau khi điều trị khỏi ít nhất 2 tháng cần phải tránh vận động mạnh: chạy nhảy, đạp xe, đá bóng, ko uống đồ có ga để phòng tránh biến chứng nguy hiểm. Hiện nay đã có vắc xin phòng bệnh cho trẻ từ 12 tháng trở lên, nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được tiêm phòng bệnh quai bị.
Quai bị là bệnh lành tính, nhưng nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh nhân có thể bị những biến chứng nguy hiểm như: viêm tinh hoàn ở nam giới: thường gặp ở tuổi dậy thì, hiếm gặp ở trẻ em dưới 2 tuổi và người lớn trên 40 tuổi, xuất hiện sau khi sưng tuyến mang tai 1 - 2 tuần. Bệnh nhân bị đau tinh hoàn sau đó tinh hoàn sưng to gấp 3 - 4 lần bình thường. Thường thì sưng một bên, cũng có thể sưng hai bên, sau 2 tuần mới hết sưng. Sau 2 tháng mới đánh giá được tinh hoàn có teo hay không.

Tỷ lệ teo tinh hoàn do quai bị là 30 - 40%. Nếu bị teo tinh hoàn hai bên thì khả năng vô sinh rất cao; Viêm buồng trứng, gặp ở các trường hợp mắc bệnh ở tuổi sau dậy thì (hiếm khi vô sinh). Nếu nhiễm bệnh ở phụ nữ mang thai 3 tháng đầu có khả năng gây dị dạng thai, sẩy thai. Nhiễm bệnh vào 3 tháng cuối có thể tăng nguy cơ thai chết lưu hoặc đẻ non.

Tác giả bài viết: Hoài Thanh

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP