Ông Tuấn đã phát biểu như trên tại Hội nghị “Amiang và bệnh liên quan đến Amiang” diễn ra vào ngày 25.4, tại TP Vinh, do LĐLĐ tỉnh Nghệ An và tổ chức APHEDA thuộc Công đoàn Úc tổ chức.
Hội thảo có sự tham dự của Giám đốc quốc gia APHEDA Việt Nam Hoàng Lệ Hằng; Phó Cục trưởng Cục Quản lý môi trường Y tế - Bộ Y tế Lương Mai Anh; lãnh đạo LĐLĐ, Sở LĐTBXH tỉnh Nghệ An, các tổ chức công đoàn trực thuộc và một số doanh nghiệp trên địa bàn.
Theo WHO, Amiang là chất gây ung thư nghề nghiệp quan trọng, hàng năm có 107 nghìn người chế do Amiang và hiện có 1,5 triệu người mang bệnh do Amiang gây ra.
Hàng năm, có khoảng 60 nghìn tấn Amiang được nhập khẩu để sản xuất tấm lợp Fibroximăng và một số vật liệu khác. Cả nước hiện có 40 cơ sở sản xuất tấm lợp fibro xi măng với tổng công suất thiết kế 100 triệu m2/năm. Tấm lợp này được sử dụng chủ yếu ở nông thôn và miền múi, nơi người dân có thu nhập thấp. Amiang đã gây ra ung thư và một số bệnh nghề nghiệp khác, cũng như gây ô nhiễm môi trường.
Tại Nghệ An, hiện có Cty CP Việt Vinh sản xuất tấm lợp Fibroximăng, có khoảng 70 công nhân. Tuy nhiên, công tác bảo hộ lao động tại Cty chưa được chú trọng.
Dự án APHEDA và LĐLĐ tỉnh Nghệ An đã triển khai nhiều hoạt động điều tra, tuyên truyền về tác hại của Amiang đối với sức khỏe trên địa bàn.
Tại Hội nghị, nhiều giải pháp đã được nêu ra, nhằm phòng chống tác hại của Amiang, nâng cao nhận thức của người dân về tác hại của Amiang.
Clip về Hội nghị các bệnh liên quan đến Amiang
Ông Phạm Anh Tuấn, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Nghệ An khai mạc Hội nghị
Bà Lương Mai Anh Phó Cục Quản lý Môi trường Y tế - Bộ Y tế trình bày tham luận
Tại Việt Nam, tấm lợp Fibroximang được sử dụng phổ biến tại nông thôn, miền núi
Tác giả bài viết: Quang Đại