Khi rời khỏi nhà chồng Hạnh ôm mặt khóc nức nở, việc chia tay lão chồng không làm cô đau đớn khi phải rời xa người mẹ chồng cô đã gắn bó hơn 10 năm ấy. Trong suốt 10 năm qua, cô đã coi bà như chính mẹ đẻ của mình.
Nguyễn Thị Hạnh (SN 1982) sinh ra ở vùng quê Tân Kỳ, Nghệ An. Từ nhỏ, Hạnh mồ côi mẹ, cô sống cùng người cha nát rượu. Dù thế, cha cô khi tỉnh táo vẫn một mực bắt Hạnh phải học hành, lớn lên bằng bạn, bằng bè. Ngày Hạnh vào cấp 3 cũng là ngày cha cô đi bước nữa.
Ngày từ giã cảnh sống “gà trống nuôi con” cha Hạnh có đưa cho con gái 1 chỉ vàng, ông dặn Hạnh rằng, cô phải ráng học tốt vào Đại học, đó là món quà cuối cùng mà ông có thể cho cô. Sau đó, cha cô cùng người vợ mới vào Nam sinh sống, để Hạnh một mình bơ vơ trong căn nhà ấy.
Hạnh chuyển về Vinh sống cùng ông bà nội. Dù thế, cô vẫn không giận cha mình, cô mong ông có cuộc sống mới tốt đẹp hơn.
Sau 3 năm, cha Hạnh có thêm 2 người con trai sinh đôi mới. Hạnh đỗ Đại học ra hà Nội sống. Cũng chính từ đây cô quen với Đạt, một chàng trai người Hà Nội học cùng lớp. Thấu hiểu cho hoàn cảnh của Hạnh, Đạt bảo Hạnh về nhà mình sống. Mới đầu, Hạnh giật mình vì lời đề nghị có phần vội vàng này, nhưng sau này cô mới biết, Đạt sống với người mẹ già ngày ngày bán xôi. Còn anh đêm nào cũng ra công trường trực cùng với bố mình.
Hỏi ra, Hạnh mới hay, bố mẹ Đạt ly hôn cách đây hơn 10 năm do tính tình không hợp nhau. Đạt sống với cả bố lẫn mẹ. Ban ngày anh ở cùng mẹ, đêm đến lại ra công trường trực, ngủ cùng bố.
Cũng từ đây, hai người nảy sinh tình cảm. Hạnh thầm yêu Đạt và quý mẹ anh như chính mẹ đẻ của mình vậy. Đáp lại, mẹ của Đạt cũng coi Hạnh như dâu con trong nhà. Trong những năm sống cùng, bà không lấy của cô một xu nào. Bà cũng nói thẳng chỉ cần Hạnh ngoan, kèm Đạt học hành, lo lắng hết việc nấu nướng giặt giũ trong nhà, bà sẽ không lấy tiền.
Nguyễn Thị Hạnh (SN 1982) sinh ra ở vùng quê Tân Kỳ, Nghệ An. Từ nhỏ, Hạnh mồ côi mẹ, cô sống cùng người cha nát rượu. Dù thế, cha cô khi tỉnh táo vẫn một mực bắt Hạnh phải học hành, lớn lên bằng bạn, bằng bè. Ngày Hạnh vào cấp 3 cũng là ngày cha cô đi bước nữa.
Ngày từ giã cảnh sống “gà trống nuôi con” cha Hạnh có đưa cho con gái 1 chỉ vàng, ông dặn Hạnh rằng, cô phải ráng học tốt vào Đại học, đó là món quà cuối cùng mà ông có thể cho cô. Sau đó, cha cô cùng người vợ mới vào Nam sinh sống, để Hạnh một mình bơ vơ trong căn nhà ấy.
Hạnh chuyển về Vinh sống cùng ông bà nội. Dù thế, cô vẫn không giận cha mình, cô mong ông có cuộc sống mới tốt đẹp hơn.
Sau 3 năm, cha Hạnh có thêm 2 người con trai sinh đôi mới. Hạnh đỗ Đại học ra hà Nội sống. Cũng chính từ đây cô quen với Đạt, một chàng trai người Hà Nội học cùng lớp. Thấu hiểu cho hoàn cảnh của Hạnh, Đạt bảo Hạnh về nhà mình sống. Mới đầu, Hạnh giật mình vì lời đề nghị có phần vội vàng này, nhưng sau này cô mới biết, Đạt sống với người mẹ già ngày ngày bán xôi. Còn anh đêm nào cũng ra công trường trực cùng với bố mình.
Hỏi ra, Hạnh mới hay, bố mẹ Đạt ly hôn cách đây hơn 10 năm do tính tình không hợp nhau. Đạt sống với cả bố lẫn mẹ. Ban ngày anh ở cùng mẹ, đêm đến lại ra công trường trực, ngủ cùng bố.
Cũng từ đây, hai người nảy sinh tình cảm. Hạnh thầm yêu Đạt và quý mẹ anh như chính mẹ đẻ của mình vậy. Đáp lại, mẹ của Đạt cũng coi Hạnh như dâu con trong nhà. Trong những năm sống cùng, bà không lấy của cô một xu nào. Bà cũng nói thẳng chỉ cần Hạnh ngoan, kèm Đạt học hành, lo lắng hết việc nấu nướng giặt giũ trong nhà, bà sẽ không lấy tiền.
Mẹ chồng đã nắm tay Hạnh và thì thầm trong nước mắt (ảnh minh họa).
Khi cả hai ra trường chính mẹ Đạt cũng là người lo công việc cho Hạnh. Bà luôn ân cần, tận tình. Những ngày đầu đi làm, Hạnh áp lực, vất vả, thường xuyên ốm đau bà không hề than phiền mà thuốc thang, nấu cháo chăm sóc động viên cô hết lời. Chính tình cảm đó đã khiến Hạnh cảm thấy ấm áp vô cùng.
Vì thế, sau khi Đạt ngỏ lời yêu cưới, Hạnh không ngần ngại đồng ý. Sau hôn nhân, cô một mực chăm lo cho chồng, gia đình chồng. Chính Hạnh cũng không ngờ cô lại làm tốt tới như vậy. Chính sự nỗ lực của cô ngày càng được mẹ chồng ghi nhận, bà cũng không phụ lòng Hạnh khi sắm sửa, mua cho vợ chồng cô một căn nhà mới.
Dù thế, khi món quà chưa được hoàn thiện, bà bỗng dưng ngã bệnh. Và rồi, mẹ chồng Hạnh nằm liệt giường từ ngày đó. Bao nhiêu nước mắt cũng không đủ để diễn tả nỗi đau đớn của Hạnh. Ngày mẹ chồng ngã bệnh, cũng là ngày Hạnh sảy thai. Dù thế, cô vẫn nín náu để chăm sóc mẹ chồng.
Sau đợt đó, Hạnh có thai trở lại. Mẹ chồng từ đây cũng phải ngồi xe lăn, bà không còn có thể đi lại bình thường được. Khi thấy con dâu vất vả, bà vẫn cố gắng giúp cô những việc nhỏ nhất. Để có thêm thu nhập, ngày ngày mẹ chồng Hạnh vẫn duy trì việc đồ xôi.
Thời gian trôi đi, con Hạnh đứa lớn 8 tuổi, đứa nhỏ 7 tuổi. Mẹ chồng nàng dâu cũng trải qua quãng thời gian dài bên nhau, càng thấu hiểu, thương nhau như máu mủ ruột rà. Chính Hạnh cũng không ngờ, cô lại có thể được lòng mẹ chồng như vậy. Nhiều khi cô nhận mình thẳng thắn, nóng nảy. Nhưng mẹ chồng vẫn một mực bỏ qua. Bà lúc nào cũng tâm niệm “Nó vốn từ nhỏ thiệt thòi không được bên bố mẹ như bao người khác, tôi không để bụng làm gì”.
Nhưng rồi sau 8 năm ngồi xe lăn, lần này mẹ chồng Hạnh lên cơn tai biến. Bà không ngồi xe lăn mà nằm liệt giường một chỗ. Ngày ngày, một mình Hạnh vẫn gắng gượng chăm sóc mẹ chồng. Tuy nhiên, chồng cô ngày càng thờ ơ lạnh lùng. Anh nghiễm nhiên coi đó là việc Hạnh cần làm, phải làm.
Hạnh vì bận việc nhà nên không hề hay biết, từ lâu chồng cô đã phải lòng người đàn bà khác. Anh đi sớm về muộn cũng vì ả đàn bà kia. Chỉ tới hôm, Hạnh đi làm về, rẽ vào một hiệu thuốc trên đường Tôn Đức Thắng mua thuốc cho mẹ chồng, mới bắt gặp chồng cô cùng ả nhân tình vào mua bao cao su.
Tình cảnh trớ trêu đau đớn khiến vợ chồng cô ai cũng bất ngờ. Tuy nhiên, đáp lại, chồng cô lại kéo tay ả nhân tình đi, để mặc Hạnh đứng đó chơi vơi. Hôm đó, Hạnh ân hận vô cùng, bởi cô không đủ dũng cảm gọi chồng mình lại, cho cái bạt tai đau điếng. Hạnh thấy mình yếu thế vô cùng.
Từ đây, chồng Hạnh cũng không giả vờ chiều chuộng vợ. Anh sống thật với bản chất “chán vợ, thèm phở”. Có những đêm anh bỏ mặc cô vò võ chăm mẹ già để đến ngủ nhà nhân tình. Khi Hạnh gọi điện dầu dây bên kia, cô ả nhân tình còn trơ trẽn “Anh ngủ rồi, chị cần em gọi anh dậy”.
Hạnh không nói gì, tắt máy nằm ôm gối khóc một mình. Cô cảm thấy bất lực, chán chường vô cùng. Sáng hôm sau, chồng cô về trong tình trạng ngái ngủ. Khi Hạnh nói, anh ta còn cho cô bạt tai “Cô dám, cô ăn ở nhà tôi, cô nợ nần mẹ tôi, cô chăm bà là đúng”.
Anh còn cằn nhằn, anh ghét cô chỉ vì cô không độc lập. Anh ghét cô chỉ vì cô ăn bám gia đình anh,..Anh nói những lời lẽ hết sức cộc cằn. Có lẽ, câu nói đau nhất chính là câu “Chẳng qua tôi cưới cô vì mẹ mình thôi. Với tôi, cô chỉ là đứa em gái không hơn, không kém”.
Nói rồi, anh ta vùng vằng bỏ đi. Chẳng lâu sau, chồng Hạnh thông báo nhân tình có thai. Hạnh như chết ngất đi, cô nhìn người mẹ già liệt giường. Nhìn 2 đứa con nhỏ, lòng đau như cắt. Nhưng rồi bị chồng ép, nhân tình ép, cuối cùng Hạnh vẫn phải ra đi. Dù cô rất thương người mẹ chồng ấy.
Ngày ly hôn Hạnh quỳ xin chồng cô để cô ở lại chăm mẹ chồng thêm một thời gian nữa. Anh ta nhìn Hạnh anh mắt đầy coi thường “Cô tưởng vợ tôi không chăm được mẹ mình hay sao?”.
Khi mẹ chồng ngủ, Hạnh loạng choạng bước vào ôm lấy bà mà khóc thầm. Rồi đây, bà sẽ thế nào đây? Hạnh thương lắm, nhưng cô không còn lựa chọn khác.
Lúc Hạnh định đi, mẹ chồng cô giữ chặt lấy tay. Hạnh nhìn thấy bà đang khóc, bà nói điều gì đó thều thào. Nói rồi, bà ấn chặt vào tay cô chiếc nhẫn vàng, dây chuyền vàng bà vẫn đeo trị giá 2 chỉ.
Sau đó, bà quay mặt đi, có lẽ mẹ chồng cô đã biết tất cả, chỉ có điều giờ bà không còn nói được. Hạnh bước đi, lòng đau đớn. Vậy là sau bao nhiêu năm, Hạnh vẫn phải chấp nhận gia đình tan vỡ.
Hạnh đã khóc trong nước mắt khi nhìn mẹ chồng lần cuối (Ảnh minh họa).
Chồng Hạnh cũng chẳng níu kéo gì khi cô nói đưa cả 2 đứa con theo. Anh ta vẫn chưng hửng. Hạnh thầm nghĩ, với một người bạc tình như anh có lẽ ở lại đây cuộc đời mẹ con cô cũng sẽ chẳng sung sướng gì.
Hơn 1 năm sau ngày ly hôn. Hạnh nhận được điện thoại của chồng cô giọng anh mếu máo thều thào “Mẹ đang hấp hối”. Hạnh nghe thế cô liền chạy về bên bà. Khi nhìn thấy Hạnh mẹ chồng cô trút hơi thở cuối cùng. Còn cô nhân tình nhìn bộ dạng suy nhược khác hẳn với xưa kia Hạnh gặp.
Hạnh sau ly hôn, xinh đẹp hẳn ra. Cuộc sống Hạnh khá đầy đủ khi 2 con cô đứa nào cũng ngoan ngoãn, học giỏi. Chính điều đó khiến chồng Hạnh chột dạ.
Anh ta không nói gì mà im lặng quay đi. Không cần nói, chỉ cần nhìn bộ dạng nhếch nhác của chồng và vợ mới của anh ta, Hạnh hiểu không có cô cuộc đời họ khốn đốn thế nào.
Khi Hạnh bước ra ngõ, cô vẫn nghe tiếng chồng quát cô vợ mới “Mày nhanh lên, sao đứng như trời trồng vậy. Dọn cơm ra cho tao ăn còn gì nữa…”.
Tác giả bài viết: Thanh Bình