Đối với 447 thuốc hết hạn bảo hộ có 81 thuốc đã có từ 3 số đăng ký nhóm 1; 185 thuốc đã có 2 số đăng ký nhóm 1.
Bà Nguyễn Thị Yến, Phó trưởng ban Dược - Vật tư y tế (BHXH Việt Nam) chia sẻ thêm: Qua phân tích kết quả lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc năm 2016 của 59 tỉnh, thành phố và các bệnh viện tuyến Trung ương trên địa bàn thành phố Hà Nội, Hồ Chí Minh (dữ liệu BHXH các tỉnh báo cáo, dữ liệu thống kê chưa đầy đủ, một số không đủ thông tin để phân tích) cho thấy: Chi phí biệt dược gốc chiếm 1/4 tiền thuốc trúng thầu vào bệnh viện, song do không có cạnh tranh nên giá biệt dược gốc rất cao, cứ tham gia đấu thầu là trúng thầu.
Các thuốc biệt dược gốc tham gia đấu thầu theo gói thuốc BDG hoặc tương đương điều trị, do không có các thuốc cạnh tranh trong đấu thầu nên hầu hết đều trúng thầu, giá thuốc cao. Một số thuốc BDG đã hết hạn bảo hộ độc quyền sang sáng chế, có giá chênh lệch khá lớn so với các nhóm thuốc 1 cùng hoạt chất, nồng độ, hàm lượng trên thị trường.
Trước đó vào tháng 3, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã có thông báo yêu cầu bộ Y tế và Bảo hiểm xã hội VN xem xét, đề xuất cơ cấu hợp lý trong mua sắm biệt dược gốc, đặc biệt là các thuốc hết hạn bảo hộ bản quyền. Tuy nhiên, đến nay bộ Y tế chưa có danh mục này.
Trả lời câu hỏi của phóng viên về việc, từ khi Phó Thủ tướng có thông báo đến nay đã hơn 1 tháng nhưng vẫn chưa có cơ cấu bao nhiêu, chi phí thế nào, như thế có phải là chậm? Bà Yến khẳng định:
“Không thể phủ nhận thuốc BDG là thuốc tốt nhất hiện nay nếu so về cùng hàm lượng, cùng dạng bào chế. Tại sao chậm? Chúng tôi cho rằng chậm chắc chắn, đảm bảo quyền lợi người bệnh là yếu tố tiên quyết, không thể áp đặt một lúc gần 700 biệt dược mà tỉ lệ đồng loạt là bao nhiêu?
Chúng tôi phải cân nhắc rất kĩ, hi vọng với thay đổi cơ chế khi đấu thầu sắp tới của bộ Y tế thì giá BDG giảm xuống sát nhóm 1. Chúng tôi vẫn tham mưu cho lãnh đạo ngành là mình rất thận trọng và chắc chắn nên hi vọng trong 1 thời gian cần cân nhắc, nhóm nào cần phải đưa ra, nhóm nào tỉ lệ thế nào để đảm bảo cân đối chi phí chứ không thể tính thiệt hại khi sử dụng BDG.
Chúng tôi rất muốn giá BDG thấp xuống và dân mình được sử dụng BDG đồng thời đề nghị phía bộ Y tế thông báo danh mục thuốc BDG đã hết hạn bảo hộ, phối hợp với BHXH Việt Nam xem xét, thống nhất cơ cấu mua sắm, sử dụng thuốc BDG và nhóm thuốc 1 theo chỉ đạo của Chính phủ”.
Bà Nguyễn Thị Yến, Phó trưởng ban Dược - Vật tư y tế (BHXH Việt Nam) chia sẻ thêm: Qua phân tích kết quả lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc năm 2016 của 59 tỉnh, thành phố và các bệnh viện tuyến Trung ương trên địa bàn thành phố Hà Nội, Hồ Chí Minh (dữ liệu BHXH các tỉnh báo cáo, dữ liệu thống kê chưa đầy đủ, một số không đủ thông tin để phân tích) cho thấy: Chi phí biệt dược gốc chiếm 1/4 tiền thuốc trúng thầu vào bệnh viện, song do không có cạnh tranh nên giá biệt dược gốc rất cao, cứ tham gia đấu thầu là trúng thầu.
Các thuốc biệt dược gốc tham gia đấu thầu theo gói thuốc BDG hoặc tương đương điều trị, do không có các thuốc cạnh tranh trong đấu thầu nên hầu hết đều trúng thầu, giá thuốc cao. Một số thuốc BDG đã hết hạn bảo hộ độc quyền sang sáng chế, có giá chênh lệch khá lớn so với các nhóm thuốc 1 cùng hoạt chất, nồng độ, hàm lượng trên thị trường.
Trước đó vào tháng 3, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã có thông báo yêu cầu bộ Y tế và Bảo hiểm xã hội VN xem xét, đề xuất cơ cấu hợp lý trong mua sắm biệt dược gốc, đặc biệt là các thuốc hết hạn bảo hộ bản quyền. Tuy nhiên, đến nay bộ Y tế chưa có danh mục này.
Trả lời câu hỏi của phóng viên về việc, từ khi Phó Thủ tướng có thông báo đến nay đã hơn 1 tháng nhưng vẫn chưa có cơ cấu bao nhiêu, chi phí thế nào, như thế có phải là chậm? Bà Yến khẳng định:
“Không thể phủ nhận thuốc BDG là thuốc tốt nhất hiện nay nếu so về cùng hàm lượng, cùng dạng bào chế. Tại sao chậm? Chúng tôi cho rằng chậm chắc chắn, đảm bảo quyền lợi người bệnh là yếu tố tiên quyết, không thể áp đặt một lúc gần 700 biệt dược mà tỉ lệ đồng loạt là bao nhiêu?
Chúng tôi phải cân nhắc rất kĩ, hi vọng với thay đổi cơ chế khi đấu thầu sắp tới của bộ Y tế thì giá BDG giảm xuống sát nhóm 1. Chúng tôi vẫn tham mưu cho lãnh đạo ngành là mình rất thận trọng và chắc chắn nên hi vọng trong 1 thời gian cần cân nhắc, nhóm nào cần phải đưa ra, nhóm nào tỉ lệ thế nào để đảm bảo cân đối chi phí chứ không thể tính thiệt hại khi sử dụng BDG.
Chúng tôi rất muốn giá BDG thấp xuống và dân mình được sử dụng BDG đồng thời đề nghị phía bộ Y tế thông báo danh mục thuốc BDG đã hết hạn bảo hộ, phối hợp với BHXH Việt Nam xem xét, thống nhất cơ cấu mua sắm, sử dụng thuốc BDG và nhóm thuốc 1 theo chỉ đạo của Chính phủ”.
Tác giả bài viết: Nguyễn Huệ
Nguồn tin: