►Làm rõ thông tin bà Châu Thị Thu Nga bỏ 1,5 triệu USD 'chạy' đại biểu Quốc hội
Ngày 15/9, TAND Hà Nội mở phiên sơ thẩm xét xử ông Nguyễn Văn Tuẫn (58 tuổi, nguyên tổng giám đốc Công ty TNHH Một thành viên Xuất nhập khẩu và đầu tư xây dựng phát triển Hà Nội - HAIC) cùng cấp dưới Bùi Mạnh Hà (53 tuổi, cựu kế toán trưởng HAIC) về hành vi lạm quyền trong khi thi hành công vụ.
Bà Châu Thị Thu Nga (cựu đại biểu quốc hội bị cáo buộc lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong một vụ án khác) bị dẫn giải tới tòa với tư cách người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan.
Ngày 15/9, TAND Hà Nội mở phiên sơ thẩm xét xử ông Nguyễn Văn Tuẫn (58 tuổi, nguyên tổng giám đốc Công ty TNHH Một thành viên Xuất nhập khẩu và đầu tư xây dựng phát triển Hà Nội - HAIC) cùng cấp dưới Bùi Mạnh Hà (53 tuổi, cựu kế toán trưởng HAIC) về hành vi lạm quyền trong khi thi hành công vụ.
Bà Châu Thị Thu Nga (cựu đại biểu quốc hội bị cáo buộc lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong một vụ án khác) bị dẫn giải tới tòa với tư cách người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan.
Bà Châu Thị Thu Nga đang là bị can vụ án khác cũng về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại dự án B5 Cầu Diễn.
Theo cáo buộc, HAIC được giao và thuê tổng cộng gần 29.000 m2 đất thuộc thị trấn Cầu Diễn (nay là phường Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm) để sản xuất, kinh doanh. Theo quy hoạch, phần lớn diện tích này sẽ được dùng xây nhà tái định cư kết hợp với dịch vụ thương mại phục vụ dự án Phát triển giao thông đô thị Hà Nội.
Ngày 14/1/2008, HAIC và Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng nhà đất (hiện là Công ty cổ phần Tập đoàn đầu tư xây dựng nhà đất - Housing Group) do bà Châu Thị Thu Nga làm tổng giám đốc ký biên bản thỏa thuận hợp tác đầu tư, cùng thực hiện dự án khu chung cư và biệt thự nhà vườn (dự án B5) với tổng diện tích hơn 22.000 m2, dự kiến đầu tư 279 tỷ đồng.
Công ty HAIC lập tờ trình và được cho phép liên kết với Housing Group làm chủ đầu tư chuyển đổi mục đích sử dụng 20.000m2 đất sang xây dựng chung cư và biệt thự nhà vườn. Sau đó, HAIC thông báo huy động vốn của các cá nhân trong và ngoài doanh nghiệp để làm vốn đối ứng. Người góp vốn được hứa hẹn ngoài hưởng lãi còn được ưu tiên mua căn hộ với giá ưu đãi.
Từ tháng 8/2008 đến tháng 3/2012, HAIC huy động hơn 263 tỷ đồng của hàng trăm cá nhân, tổ chức. Tuy nhiên, dự án B5 không thể triển khai được vì chưa hoàn thiện thủ tục.
Theo quy kết của nhà chức trách, ông Tuẫn, Hà phải chịu trách nhiệm về số tiền đã chiếm đoạt này khi chưa người nào được trả lại tiền.
Tại phiên xử, hai bị cáo thừa nhận hành vi, khai tiền thu về đã trích hơn 30 tỷ đồng rót vào cho nhà máy gạch ở Hải Dương đang gặp khó khăn; chi hơn 33 tỷ đồng mua sắm tài sản cố định, trả tiền thuê đất, trả lãi vay ngân hàng và cho vay lại. Ngoài ra, HAIC còn xuất tiền vào hàng chục danh mục không liên quan dự án, góp 55 tỷ đồng vào một dự án nhà ở khác....
Trả lời thẩm vấn, bà Châu Thị Thu Nga khai không biết đối tác sử dụng vốn như thế nào, chỉ tới khi nhiều khách hàng đến đòi nợ mới biết được sự việc.
Sau gần một ngày thẩm vấn, đại diện VKS đề nghị tuyên phạt ông Tuẫn từ 18 đến 20 năm, ông Hà 12 đến 14 năm.
Dự kiến ngày 19/9, tòa sẽ ra phán quyết cuối cùng.
Tác giả bài viết: Việt Dũng