Tháng 2 năm 1967, chàng trai Trương Văn Xưng đã viết đơn xung phong đi bộ đội và được biên chế vào Đại đội 312, Tiểu đoàn 8, Trung đoàn 22. Sau 3 tháng huấn luyện cùng đồng đội hành quân vào chiến đấu tại Khe Sanh (Quảng Trị), đến tháng 9 năm 1968, chiến trường Khe Sanh được giải phóng, Tiểu đoàn 8 lại tiếp tục hành quân vào Nam, ông Xưng gia nhập vào Đại Đội Pháo 516 của phân khu 5.
Năm 1969, lúc này Trương Văn Xưng là Trung Đội trưởng Đội 1 được giao nhiệm vụ cùng 8 đồng chí khác bám trụ vùng sân bay Phú Lợi tại Bình Dương, sử dụng các chiến thuật đặc công để bí mật đánh lẻ bằng pháo kích và mìn vào căn cứ quân sự Mỹ.
Tháng 3 năm 1971 tại mặt trận Bình Dương, ông Trương Văn Xưng đã được kết nạp vào Đảng Cộng Sản Việt Nam. Trận đánh tiêu diệt được nhiều lính Mỹ nhất của cá nhân ông Xưng là trận chống càn vào giữa tháng 6 năm 1972.
Nói về kỷ niệm đáng nhớ nhất trong những năm kháng chiến, ông Trương Văn Xưng kể lại: “Năm 1972 có đội biệt kích Mỹ đổ quân xuống Bến Trám gần sông Bé càn quét và đi truy tìm khu chỉ huy của ta ở đó. Đại đội sốt hết chỉ còn 4 anh em, biệt kích Mỹ ngày một vào sát căn cứ, cách đó 5 m. Nhiệm vụ chính của chúng tôi là dùng hỏa tiện đánh sân bay Phú Lợi, chứ không phải đánh địch bên ngoài nhưng vì bất đắc dĩ chúng tôi phải đánh liều và lúc ấy đã tiêu diệt gần 15 tên.”
Chỉ trong 7 năm trực tiếp chiến đấu trên chiến trường (từ 1968 đến1975), chiến sỹ Trương Văn Xưng đã tham gia 127 trận đánh, tiêu diệt được 37 tên lính Mỹ và nhiều lính ngụy Sài Gòn khác. Ông bị thương nặng 3 lần, lần cuối cùng bị một viên đạn AR15 của Mỹ bắn xuyên qua bàn chân phải nhưng vẫn quyết tâm bám trụ chiến trường để chiến đấu.
Đến tháng 4 năm 1975, do vết thương quá nặng với thương tật 31%, ông tập kết ra Bắc để an dưỡng. Với nghị lực, tinh thần quả cảm và những chiến công đã lập nên, ông Trương Văn Xưng 7 lần được tặng danh hiệu “Dũng sĩ diệt Mỹ”; được tặng thưởng Huân chương chiến công hạng 3; được Chủ tịch nước tặng Huân chương chiến sỹ vẻ vang hạng Nhì; Huân chương kháng chiến hạng 3; Huân chương giải phóng hạng 2, 3 và nhiều bằng khen, giấy khen khác.
Chiến tranh kết thúc, Dũng sĩ Xưng phục viên về địa phương, phát huy truyền thống Bộ đội cụ Hồ, ông được tín nhiệm lần lượt giữ nhiều cương vị từ Đội phó đội sản xuất Sợi Dưới, Hợp tác xã Thọ Hợp năm 1976; Bí thư xã Đoàn Thọ Hợp từ năm 1977-1979, đến tháng 3/1979 ông tái ngũ được bầu là Đại Đội trưởng bộ đội địa phương Quỳ Hợp, năm 1989 đến nay ông đảm nhận cương vị Chi hội trưởng cựu chiến binh xóm Sợi Dưới. Dù ở cương vị nào Dũng sĩ Trương Văn Xưng đều hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.
Nói về Dũng xĩ Trương Văn Xưng, ông Trương Văn Thuần - Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã Thọ Hợp cho biết: “Sau khi thành lập Hội Cựu chiến binh, đồng chí là chi hội trưởng đầu tiên của chi hội xóm Sợi Dưới đến giờ. Quá trình hoạt động của đồng chí Xưng được chi hội rất tin tưởng và nhân dân rất mến phục.”
Không những hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, ông còn là một người cha mẫu mực của 5 người con, chăm nom con cháu, xây dựng kinh tế gia đình. Ngoài ra ông còn tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội như vận động đồng bào Thổ trong xóm, xã xóa bỏ các hủ tục mê tín, dị đoan; vận động các cặp vợ chồng sinh đẻ có kế hoạch, xây dựng nếp sống văn hóa ở khu dân cư, đặc biết là phong trào xây dựng Nông thôn ở địa phương.
Ông Trương Hồng Lam - Bí thư Chi bộ xóm Sợi Dưới, xã Thọ Hợp cho biết thêm: “Đồng chí Trương Văn Xưng luôn là người Cựu chiến binh tiêu biểu và mẫu mực. Trong xây dựng Nông thôn mới đồng chí liên tục bám sát các Nghị quyết của cấp trên, của Chi bộ để động viên bà con chung tay hoàn thành các chỉ tiêu được giao."
Giờ đây khi đã bước vào cái tuổi “thất thập”, di chứng của chiến tranh khiến cho chân của ông bị đau mỗi khi trái gió trở trời. Thế nhưng, hằng ngày ông vẫn cặm cụi với thửa ruộng, mảnh vườn và công việc xã hội vì với ông “còn sức là còn làm”. Những gì cựu chiến binh Trương Văn Xưng đã và đang làm luôn sáng lên phẩm chất bộ độ cụ Hồ.
Năm 1969, lúc này Trương Văn Xưng là Trung Đội trưởng Đội 1 được giao nhiệm vụ cùng 8 đồng chí khác bám trụ vùng sân bay Phú Lợi tại Bình Dương, sử dụng các chiến thuật đặc công để bí mật đánh lẻ bằng pháo kích và mìn vào căn cứ quân sự Mỹ.
Tháng 3 năm 1971 tại mặt trận Bình Dương, ông Trương Văn Xưng đã được kết nạp vào Đảng Cộng Sản Việt Nam. Trận đánh tiêu diệt được nhiều lính Mỹ nhất của cá nhân ông Xưng là trận chống càn vào giữa tháng 6 năm 1972.
Nói về kỷ niệm đáng nhớ nhất trong những năm kháng chiến, ông Trương Văn Xưng kể lại: “Năm 1972 có đội biệt kích Mỹ đổ quân xuống Bến Trám gần sông Bé càn quét và đi truy tìm khu chỉ huy của ta ở đó. Đại đội sốt hết chỉ còn 4 anh em, biệt kích Mỹ ngày một vào sát căn cứ, cách đó 5 m. Nhiệm vụ chính của chúng tôi là dùng hỏa tiện đánh sân bay Phú Lợi, chứ không phải đánh địch bên ngoài nhưng vì bất đắc dĩ chúng tôi phải đánh liều và lúc ấy đã tiêu diệt gần 15 tên.”
Chỉ trong 7 năm trực tiếp chiến đấu trên chiến trường (từ 1968 đến1975), chiến sỹ Trương Văn Xưng đã tham gia 127 trận đánh, tiêu diệt được 37 tên lính Mỹ và nhiều lính ngụy Sài Gòn khác. Ông bị thương nặng 3 lần, lần cuối cùng bị một viên đạn AR15 của Mỹ bắn xuyên qua bàn chân phải nhưng vẫn quyết tâm bám trụ chiến trường để chiến đấu.
Đến tháng 4 năm 1975, do vết thương quá nặng với thương tật 31%, ông tập kết ra Bắc để an dưỡng. Với nghị lực, tinh thần quả cảm và những chiến công đã lập nên, ông Trương Văn Xưng 7 lần được tặng danh hiệu “Dũng sĩ diệt Mỹ”; được tặng thưởng Huân chương chiến công hạng 3; được Chủ tịch nước tặng Huân chương chiến sỹ vẻ vang hạng Nhì; Huân chương kháng chiến hạng 3; Huân chương giải phóng hạng 2, 3 và nhiều bằng khen, giấy khen khác.
Chiến tranh kết thúc, Dũng sĩ Xưng phục viên về địa phương, phát huy truyền thống Bộ đội cụ Hồ, ông được tín nhiệm lần lượt giữ nhiều cương vị từ Đội phó đội sản xuất Sợi Dưới, Hợp tác xã Thọ Hợp năm 1976; Bí thư xã Đoàn Thọ Hợp từ năm 1977-1979, đến tháng 3/1979 ông tái ngũ được bầu là Đại Đội trưởng bộ đội địa phương Quỳ Hợp, năm 1989 đến nay ông đảm nhận cương vị Chi hội trưởng cựu chiến binh xóm Sợi Dưới. Dù ở cương vị nào Dũng sĩ Trương Văn Xưng đều hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.
Nói về Dũng xĩ Trương Văn Xưng, ông Trương Văn Thuần - Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã Thọ Hợp cho biết: “Sau khi thành lập Hội Cựu chiến binh, đồng chí là chi hội trưởng đầu tiên của chi hội xóm Sợi Dưới đến giờ. Quá trình hoạt động của đồng chí Xưng được chi hội rất tin tưởng và nhân dân rất mến phục.”
Không những hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, ông còn là một người cha mẫu mực của 5 người con, chăm nom con cháu, xây dựng kinh tế gia đình. Ngoài ra ông còn tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội như vận động đồng bào Thổ trong xóm, xã xóa bỏ các hủ tục mê tín, dị đoan; vận động các cặp vợ chồng sinh đẻ có kế hoạch, xây dựng nếp sống văn hóa ở khu dân cư, đặc biết là phong trào xây dựng Nông thôn ở địa phương.
Ông Trương Hồng Lam - Bí thư Chi bộ xóm Sợi Dưới, xã Thọ Hợp cho biết thêm: “Đồng chí Trương Văn Xưng luôn là người Cựu chiến binh tiêu biểu và mẫu mực. Trong xây dựng Nông thôn mới đồng chí liên tục bám sát các Nghị quyết của cấp trên, của Chi bộ để động viên bà con chung tay hoàn thành các chỉ tiêu được giao."
Giờ đây khi đã bước vào cái tuổi “thất thập”, di chứng của chiến tranh khiến cho chân của ông bị đau mỗi khi trái gió trở trời. Thế nhưng, hằng ngày ông vẫn cặm cụi với thửa ruộng, mảnh vườn và công việc xã hội vì với ông “còn sức là còn làm”. Những gì cựu chiến binh Trương Văn Xưng đã và đang làm luôn sáng lên phẩm chất bộ độ cụ Hồ.
Tác giả bài viết: Phan Giang
Nguồn tin: