Cách mặt phố Cầu Giấy tấp nập không xa, nhà chị Thu Hằng rộng rãi, thoáng mát và yên tĩnh. Gần như mọi sinh hoạt của gia đình đều tập trung vào một phòng trên gác hai - nơi ba cậu bé sinh cùng trứng ăn, chơi, ngủ nghỉ.
Hơn 8 tháng tuổi, bộ ba em bé đã lớn lên đáng kể so với cân nặng ít ỏi lúc mới sinh. Bé đầu nặng 7,7 kg, bé thứ hai 8,7 kg, bé thứ 3 cũng được hơn 8 kg. Từ khi chào đời đến nay, các bé chỉ ho hắng nhẹ, ăn tốt, ngủ tốt. Ai tới thăm cũng phải cảm thán: "May mắn quá, lộc trời, có mơ cũng không được"...
Nghe lời khen thì mát lòng mát dạ, nhưng mẹ của bộ ba này - chị Thu Hằng - cho biết: "Mình xoay như chong chóng. Tổng cộng đến 50 lần pha sữa, thay bỉm mỗi ngày. Tưởng lúc sơ sinh đã vất vả rồi, mà giờ còn vất hơn. Lúc đó mấy đứa trẻ chỉ ăn và ngủ. Giờ đứa nào cũng đòi được bế đi chơi".
Chị Hằng đã nhìn ra viễn cảnh vài tháng tới: Đám trẻ học bò, phải trông chừng liên tục. Chúng cũng sẽ nhiều yêu sách hơn, cảm xúc thất thường hơn, có khi còn xảy ra đụng độ nữa.
"Mệt nhưng mà vui lắm!", bà mẹ trẻ chốt lại. Bởi vì chị đang có được sự hỗ trợ đắc lực của bố mẹ chồng, chồng và cả gia đình chị chồng. Việc chăm ba đứa trẻ nhờ vậy nhàn đi rất nhiều.
Giai đoạn khó khăn nhất, chị Hằng cũng đã vượt qua. Đó là thời kỳ mang thai và giữ thai sao cho an toàn.
Trước ca sinh lần 3 đặc biệt này, chị Hằng đã có 2 con gái lớn, sinh năm 2010 và năm 2013. Lần mang thai thứ ba, trong năm 2016, nằm ngoài kế hoạch. "Vợ chồng mình vẫn tránh thai, nhưng không có tác dụng. Mình chỉ đoán có bầu khi thấy người rất khó chịu. Đi siêu âm thì mang thai đôi. Đến 12 tuần siêu âm 4D, mình đồng thời nhận hai tin sốc: mang thai ba và một bé có độ mờ da gáy cao tới 5,8mm (trong khi chỉ số này bình thường khoảng 1,5-2mm)", chị Hằng kể.
Đó là giai đoạn đấu tranh tâm lý khó khăn. "Mình đã có hai con gái, nếu lần này là bộ ba con gái nữa thì sao. Đã thế một bé có khả năng bị tật. Mình phải vào bệnh viện siêu âm hội chẩn, mời các bác sĩ giỏi nhất. Kết quả vẫn một bé có độ mờ da gáy cao", chị Hằng nhớ lại.
Độ mờ da gáy cao, đồng nghĩa với nguy cơ bé đó có thể bị down, mắc các dị tật hoặc có thể mất trong bụng mẹ bất cứ lúc nào. Trường hợp của chị Hằng lại không thể chọc ối để kiểm tra vì 3 bé chung nhau thai, chọc ối cũng không thể biết chính xác và còn gây nguy hiểm cho các thai nhi. "Lúc ấy bác sĩ chỉ bảo phụ thuộc vào may rủi", bà mẹ trẻ dẫn lại.
Được sự động viên của cả gia đình, vợ chồng chị Hằng quyết định giữ con. Tuy vậy, cơ thể chị lại không dung nạp bất cứ thức ăn gì. Trời mùa hè nóng, chị cả ngày không có sức để ra nổi khỏi phòng. Cứ ăn vào lại nôn ra. Đến tháng thứ 5 của thai kỳ, chị vẫn chưa tăng nổi một cân. Lúc đó, sức khoẻ quá yếu, Hằng phải nhập viện một tuần. May thay sau khi truyền nước và tiêm thuốc chống nghén, chị đã có thể ăn được.
Đến tuần 32, Hằng có dấu hiệu dọa đẻ non. Chị phải nhập viện nằm bất động tại chỗ trước khi mổ đẻ ở tuần thứ 36. "Lúc 35 tuần, bác sĩ bảo nhà mình chọn ngày đẻ mổ nhưng đến ngày 18/8, các bác sĩ siêu âm xong quyết định mổ luôn. Ba con chào đời đúng vào năm Thân, tháng Thân, ngày Thân và giờ Thân - một sự trùng hợp ngẫu nhiên", chị Hằng cười kể.
Trời không phụ lòng người, không có bé nào bị dị tật như chẩn đoán siêu âm. Các bé chỉ phải nằm lồng kính vài ngày là về với mẹ.
Chăm sóc 3 bé sơ sinh khiến chị Hằng thường xuyên không được ngủ đủ giấc. Sau hai tháng, sữa mất. Chị phải đi xin sữa mẹ qua bạn bè, người thân, cố gắng duy trì cho con đến tháng thứ 6. Hiện tại các bé sắp được 9 tháng và cân nặng khá ổn. Chúng nghịch ngợm, luôn muốn được chú ý. Bé anh thích ăn cháo, hai bé em lại thích ăn sữa hơn.
Tuy rất giống nhau nhưng vẫn có thể nhận ra ba bé theo cân nặng. Lúc bí quá, người nhà sẽ phân biệt theo những dấu hiệu đặc biệt: "Anh đầu có một nếp gấp ở đuôi mí mắt dưới. Cậu hai có một chỏm không mọc tóc trên đầu. Bé thứ ba thì sống mũi hơi tẹt", chị Hằng vui vẻ tâm sự.
Vẻ đáng yêu của cặp sinh ba cùng trứng có xác suất 1/200 triệu ca
Vỡ kế hoạch khiến chị Hằng ở tuổi 25 đã có 5 con. Đi đâu mọi người cũng trêu chị "mắn đẻ và sinh con như người dân tộc". "Đám bạn của tôi nhiều đứa còn chưa có chồng con gì, mà mình đã làm mẹ của 5 đứa. Giờ mới 26 tuổi mà nhiều lúc tụ tập cảm tưởng như mình như cách đám bạn cả một thế hệ", Hằng cười nói.
Vợ chồng chị Hằng có một công ty kinh doanh hàng nông sản đặt trụ sở tại Hà Nội và chi nhánh trong Nam. Gần đây để có thể chăm sóc cho các con tốt nhất, vợ chồng chị đã thống nhất bán chi nhánh trong đó. Chồng chị ở nhà nhiều hơn phụ giúp vợ. Hằng cũng có thể tham gia vào việc kinh doanh khi các con ngủ.
Mùa hè đã sang, nhưng bước vào gia đình này có cảm giác mát mẻ, yên bình, thoảng rộn ràng tiếng cười, tiếng khóc trẻ thơ.
Hơn 8 tháng tuổi, bộ ba em bé đã lớn lên đáng kể so với cân nặng ít ỏi lúc mới sinh. Bé đầu nặng 7,7 kg, bé thứ hai 8,7 kg, bé thứ 3 cũng được hơn 8 kg. Từ khi chào đời đến nay, các bé chỉ ho hắng nhẹ, ăn tốt, ngủ tốt. Ai tới thăm cũng phải cảm thán: "May mắn quá, lộc trời, có mơ cũng không được"...
Nghe lời khen thì mát lòng mát dạ, nhưng mẹ của bộ ba này - chị Thu Hằng - cho biết: "Mình xoay như chong chóng. Tổng cộng đến 50 lần pha sữa, thay bỉm mỗi ngày. Tưởng lúc sơ sinh đã vất vả rồi, mà giờ còn vất hơn. Lúc đó mấy đứa trẻ chỉ ăn và ngủ. Giờ đứa nào cũng đòi được bế đi chơi".
Chị Hằng đã nhìn ra viễn cảnh vài tháng tới: Đám trẻ học bò, phải trông chừng liên tục. Chúng cũng sẽ nhiều yêu sách hơn, cảm xúc thất thường hơn, có khi còn xảy ra đụng độ nữa.
"Mệt nhưng mà vui lắm!", bà mẹ trẻ chốt lại. Bởi vì chị đang có được sự hỗ trợ đắc lực của bố mẹ chồng, chồng và cả gia đình chị chồng. Việc chăm ba đứa trẻ nhờ vậy nhàn đi rất nhiều.
Giai đoạn khó khăn nhất, chị Hằng cũng đã vượt qua. Đó là thời kỳ mang thai và giữ thai sao cho an toàn.
Trước ca sinh lần 3 đặc biệt này, chị Hằng đã có 2 con gái lớn, sinh năm 2010 và năm 2013. Lần mang thai thứ ba, trong năm 2016, nằm ngoài kế hoạch. "Vợ chồng mình vẫn tránh thai, nhưng không có tác dụng. Mình chỉ đoán có bầu khi thấy người rất khó chịu. Đi siêu âm thì mang thai đôi. Đến 12 tuần siêu âm 4D, mình đồng thời nhận hai tin sốc: mang thai ba và một bé có độ mờ da gáy cao tới 5,8mm (trong khi chỉ số này bình thường khoảng 1,5-2mm)", chị Hằng kể.
Đó là giai đoạn đấu tranh tâm lý khó khăn. "Mình đã có hai con gái, nếu lần này là bộ ba con gái nữa thì sao. Đã thế một bé có khả năng bị tật. Mình phải vào bệnh viện siêu âm hội chẩn, mời các bác sĩ giỏi nhất. Kết quả vẫn một bé có độ mờ da gáy cao", chị Hằng nhớ lại.
Độ mờ da gáy cao, đồng nghĩa với nguy cơ bé đó có thể bị down, mắc các dị tật hoặc có thể mất trong bụng mẹ bất cứ lúc nào. Trường hợp của chị Hằng lại không thể chọc ối để kiểm tra vì 3 bé chung nhau thai, chọc ối cũng không thể biết chính xác và còn gây nguy hiểm cho các thai nhi. "Lúc ấy bác sĩ chỉ bảo phụ thuộc vào may rủi", bà mẹ trẻ dẫn lại.
Được sự động viên của cả gia đình, vợ chồng chị Hằng quyết định giữ con. Tuy vậy, cơ thể chị lại không dung nạp bất cứ thức ăn gì. Trời mùa hè nóng, chị cả ngày không có sức để ra nổi khỏi phòng. Cứ ăn vào lại nôn ra. Đến tháng thứ 5 của thai kỳ, chị vẫn chưa tăng nổi một cân. Lúc đó, sức khoẻ quá yếu, Hằng phải nhập viện một tuần. May thay sau khi truyền nước và tiêm thuốc chống nghén, chị đã có thể ăn được.
Đến tuần 32, Hằng có dấu hiệu dọa đẻ non. Chị phải nhập viện nằm bất động tại chỗ trước khi mổ đẻ ở tuần thứ 36. "Lúc 35 tuần, bác sĩ bảo nhà mình chọn ngày đẻ mổ nhưng đến ngày 18/8, các bác sĩ siêu âm xong quyết định mổ luôn. Ba con chào đời đúng vào năm Thân, tháng Thân, ngày Thân và giờ Thân - một sự trùng hợp ngẫu nhiên", chị Hằng cười kể.
Trời không phụ lòng người, không có bé nào bị dị tật như chẩn đoán siêu âm. Các bé chỉ phải nằm lồng kính vài ngày là về với mẹ.
Chăm sóc 3 bé sơ sinh khiến chị Hằng thường xuyên không được ngủ đủ giấc. Sau hai tháng, sữa mất. Chị phải đi xin sữa mẹ qua bạn bè, người thân, cố gắng duy trì cho con đến tháng thứ 6. Hiện tại các bé sắp được 9 tháng và cân nặng khá ổn. Chúng nghịch ngợm, luôn muốn được chú ý. Bé anh thích ăn cháo, hai bé em lại thích ăn sữa hơn.
Tuy rất giống nhau nhưng vẫn có thể nhận ra ba bé theo cân nặng. Lúc bí quá, người nhà sẽ phân biệt theo những dấu hiệu đặc biệt: "Anh đầu có một nếp gấp ở đuôi mí mắt dưới. Cậu hai có một chỏm không mọc tóc trên đầu. Bé thứ ba thì sống mũi hơi tẹt", chị Hằng vui vẻ tâm sự.
Vẻ đáng yêu của cặp sinh ba cùng trứng có xác suất 1/200 triệu ca
Vỡ kế hoạch khiến chị Hằng ở tuổi 25 đã có 5 con. Đi đâu mọi người cũng trêu chị "mắn đẻ và sinh con như người dân tộc". "Đám bạn của tôi nhiều đứa còn chưa có chồng con gì, mà mình đã làm mẹ của 5 đứa. Giờ mới 26 tuổi mà nhiều lúc tụ tập cảm tưởng như mình như cách đám bạn cả một thế hệ", Hằng cười nói.
Vợ chồng chị Hằng có một công ty kinh doanh hàng nông sản đặt trụ sở tại Hà Nội và chi nhánh trong Nam. Gần đây để có thể chăm sóc cho các con tốt nhất, vợ chồng chị đã thống nhất bán chi nhánh trong đó. Chồng chị ở nhà nhiều hơn phụ giúp vợ. Hằng cũng có thể tham gia vào việc kinh doanh khi các con ngủ.
Mùa hè đã sang, nhưng bước vào gia đình này có cảm giác mát mẻ, yên bình, thoảng rộn ràng tiếng cười, tiếng khóc trẻ thơ.
Bác sĩ Nguyễn Minh Nguyệt (trưởng khoa D5, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội) là người theo dõi trường hợp của chị Thu Hằng từ những ngày đầu. Theo bác sĩ Nguyệt, những trường hợp sinh ba cùng trứng vô cùng hiếm (nếu có xảy ra, thường chỉ do thụ tinh ống nghiệm). Thế nhưng chị Hằng mang thai tự nhiên. Điều đặc biệt nữa là việc giữ thai ba cùng trứng rất khó khăn, đa phần đẻ non. Chị Hằng đã giữ thai được đến 36 tuần, các bé sinh ra nhanh chóng khoẻ mạnh, là điều hiếm gặp nữa. Sinh ba cùng trứng hình thành khi một trứng được thụ tinh bởi một tinh trùng và hợp tử đã được thụ tinh này phân chia thành ba hợp tử riêng biệt. Một khả năng khác là trứng đã được thụ tinh phân chia thành hai và sau đó một trong hai phần đó tự phân chia một lần nữa. Cả ba thai nhi chung dây rốn. Thống kê trên thế giới cho thấy tỷ lệ sinh ba cùng trứng nằm trong khoảng 1/60.000 đến 1/200 triệu trường hợp sản phụ mang thai. |
Tác giả bài viết: Phan Dương
Nguồn tin: