Ngân đã trải qua 7 lần động dao kéo trên khuôn mặt, trong đó 4 lần sửa mũi, 2 lần sửa cằm và một lần sửa mí mắt. Hậu quả của việc lạm dụng phẫu thuật thẩm mỹ là khuôn mặt Ngân hiện nhìn như tượng sáp. "Rất may là tôi không có gì biến chứng nặng nề nhưng gương mặt trông thiếu biểu cảm, mất đi những nét riêng đến nỗi đi ra ngoài đường ai cũng bảo giống người này người kia mà không giống chính tôi", cô gái nói.
Ngân vốn là một cô gái xinh xắn, đáng yêu, chỉ có một điều khiến cô không hài lòng về gương mặt đó là chiếc mũi. Ngân chào đời với một vết bớt sắc tố màu đỏ (chàm) ở trên mũi. 2 tuổi, Ngân được bố mẹ đưa đi bệnh viện xóa vết bớt. 10 lần chiếu tia, Ngân bị teo dây thần kinh ở sống mũi khiến mũi không phát triển được bình thường. "Tự ti vì chiếc mũi, tôi quyết định đi phẫu thuật sửa mũi", Ngân chia sẻ.
Tự tin với chiếc mũi mới, gương mặt Ngân hài hòa và xinh đẹp hơn. Muốn mình ngày càng đẹp hơn cũng như tính chất công việc là nghề tư vấn thẩm mỹ, cô tiếp tục phẫu thuật nhiều lần nữa. Ngân sửa mũi thêm 3 lần nữa và một lần "tháo" mũi làm lại. Cô cho biết mỗi lần thấy có dáng mũi khác đẹp hơn là cô không chần chừ mà "đập đi làm lại". Bác sĩ khuyên không nên lạm dụng song cô vẫn nằng nặc đòi phẫu thuật bằng được.
Sửa mũi xong vẫn chưa hài lòng với gương mặt, Ngân tiếp tục đi cắt mí. Ca cắt mí thành công nhưng cô bị mất ngủ một thời gian dài vì mệt mỏi. Cô tiếp tục đi phẫu thuật lần thứ 3 và lần này là sửa cằm. "Bác sĩ tư vấn mặt nguyên bản của tôi đang trái xoan rất cân đối không nên chỉnh sửa thêm nữa sẽ rất xấu. Tuy nhiên gương mặt V-line đang là mốt nên tôi nhất định phải sửa", cô gái kể lại.
Lần đầu tiên sửa, chiếc cằm của Ngân lên dáng rất đẹp nhưng cô chủ quan làm cho cằm bị lệch méo hẳn sang một bên. Gần một tháng sau, vết thương chưa lành cô đã quyết định phẫu thuật sửa lại mặc dù quy định là phải 3-6 tháng sau mổ vùng phẫu thuật và chất liệu ổn định mới được sửa tiếp. "Chính vì vậy, sau khi sửa cằm lại, tôi đau đớn vô cùng, sốt nặng và gần như cả đêm đau nhức", Ngân chia sẻ.
Từ ngày hồi phục, Ngân gần như mất ngủ vì bị ám ảnh và stress về ca mổ. "Giờ tôi sợ chính khuôn mặt mình vì không nhận ra mình của ngày xưa. Tính tình cũng thay đổi hẳn, gần như trầm cảm, mất ngủ, dễ cáu gắt, căng thẳng và luôn luôn sợ xấu", cô gái nói. Cô gái than thở việc chỉnh sửa khuôn mặt khiến cô "bị phá lộc, phá tướng". Sau phẫu thuật, chuyện học hành, công việc của cô đều đi xuống, tình duyên lận đận...
Ngân cho biết thêm, phẫu thuật thẩm mỹ luôn có mặt trái của nó. Nếu làm đẹp đúng cách và biết điểm dừng thì chắc chắn bạn sẽ xinh đẹp hơn, song nếu lạm dụng sẽ nhận hậu quả. "Tôi tiếc nuối khi phẫu thuật quá đà, có lẽ chỉ nên dừng lại ở lần làm mũi đầu tiên. Kinh nghiệm tôi học được là tự tin vào bản thân quan trọng nhất, vẻ đẹp nhân tạo chỉ là hình thức bên ngoài thôi... Bạn đừng mù quáng để nhận hậu quả như tôi", cô gái nhắn nhủ.
Ngân vốn là một cô gái xinh xắn, đáng yêu, chỉ có một điều khiến cô không hài lòng về gương mặt đó là chiếc mũi. Ngân chào đời với một vết bớt sắc tố màu đỏ (chàm) ở trên mũi. 2 tuổi, Ngân được bố mẹ đưa đi bệnh viện xóa vết bớt. 10 lần chiếu tia, Ngân bị teo dây thần kinh ở sống mũi khiến mũi không phát triển được bình thường. "Tự ti vì chiếc mũi, tôi quyết định đi phẫu thuật sửa mũi", Ngân chia sẻ.
Tự tin với chiếc mũi mới, gương mặt Ngân hài hòa và xinh đẹp hơn. Muốn mình ngày càng đẹp hơn cũng như tính chất công việc là nghề tư vấn thẩm mỹ, cô tiếp tục phẫu thuật nhiều lần nữa. Ngân sửa mũi thêm 3 lần nữa và một lần "tháo" mũi làm lại. Cô cho biết mỗi lần thấy có dáng mũi khác đẹp hơn là cô không chần chừ mà "đập đi làm lại". Bác sĩ khuyên không nên lạm dụng song cô vẫn nằng nặc đòi phẫu thuật bằng được.
Sửa mũi xong vẫn chưa hài lòng với gương mặt, Ngân tiếp tục đi cắt mí. Ca cắt mí thành công nhưng cô bị mất ngủ một thời gian dài vì mệt mỏi. Cô tiếp tục đi phẫu thuật lần thứ 3 và lần này là sửa cằm. "Bác sĩ tư vấn mặt nguyên bản của tôi đang trái xoan rất cân đối không nên chỉnh sửa thêm nữa sẽ rất xấu. Tuy nhiên gương mặt V-line đang là mốt nên tôi nhất định phải sửa", cô gái kể lại.
Lần đầu tiên sửa, chiếc cằm của Ngân lên dáng rất đẹp nhưng cô chủ quan làm cho cằm bị lệch méo hẳn sang một bên. Gần một tháng sau, vết thương chưa lành cô đã quyết định phẫu thuật sửa lại mặc dù quy định là phải 3-6 tháng sau mổ vùng phẫu thuật và chất liệu ổn định mới được sửa tiếp. "Chính vì vậy, sau khi sửa cằm lại, tôi đau đớn vô cùng, sốt nặng và gần như cả đêm đau nhức", Ngân chia sẻ.
Từ ngày hồi phục, Ngân gần như mất ngủ vì bị ám ảnh và stress về ca mổ. "Giờ tôi sợ chính khuôn mặt mình vì không nhận ra mình của ngày xưa. Tính tình cũng thay đổi hẳn, gần như trầm cảm, mất ngủ, dễ cáu gắt, căng thẳng và luôn luôn sợ xấu", cô gái nói. Cô gái than thở việc chỉnh sửa khuôn mặt khiến cô "bị phá lộc, phá tướng". Sau phẫu thuật, chuyện học hành, công việc của cô đều đi xuống, tình duyên lận đận...
Ngân cho biết thêm, phẫu thuật thẩm mỹ luôn có mặt trái của nó. Nếu làm đẹp đúng cách và biết điểm dừng thì chắc chắn bạn sẽ xinh đẹp hơn, song nếu lạm dụng sẽ nhận hậu quả. "Tôi tiếc nuối khi phẫu thuật quá đà, có lẽ chỉ nên dừng lại ở lần làm mũi đầu tiên. Kinh nghiệm tôi học được là tự tin vào bản thân quan trọng nhất, vẻ đẹp nhân tạo chỉ là hình thức bên ngoài thôi... Bạn đừng mù quáng để nhận hậu quả như tôi", cô gái nhắn nhủ.
Tác giả bài viết: Lê Nga
Nguồn tin: