Chiều tối những ngày cuối tháng 9, đi dọc theo tỉnh lộ 22 qua địa bàn huyện Lộc Hà, Nghi Xuân (Hà Tĩnh), chúng tôi bắt gặp rất nhiều chợ bán chim trời với người mua, kẻ bán tấp nập.
Có đủ các loại chim được bày bán tại chợ: cò, cói, vạc, cuốc, én… Các loại chim hoặc là để cả con còn sống, chưa vặt lông, hai là đã được làm lông sạch sẽ, hun khói bày bán trên mâm.
|
Chợ bán chim trời với nhiều loại chim cò, cói, vạc... tấp nập tại Ngã tư Xuân Thành (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) |
Những người bán chim sẵn sàng "lò mổ" theo yêu cầu của khách mua ngay ven đường |
Nhất là dọc tuyến đường tỉnh lộ 22 đi qua xã Xuân Liên, nhiều lồng chim lớn được trưng ra cho khách chọn |
Những con chim bẫy được bị trói chân nằm la liệt trên đường |
|
Những con cò, cói, vạc còn sống bị chất thành từng đống chờ bán |
|
|
|
|
Những con cò trắng toát bị xâu mắt chờ bán |
|
Những con chim đã được vặt lông làm sạch và hun khói. Khi có người mua, người bán sẽ dùng kéo cắt nhỏ thịt chim. Đây đã trở thành món ăn ưa thích của nhiều người dân. |
Những người bán hàng cho biết, giá mỗi con sẽ dao động từ 30 ngàn – 60 ngàn đồng tùy loại, trong đó đắt nhất là vạc. Mỗi ngày, với hàng chục con chim trời đánh bắt được, thu nhập khoảng bốn, năm trăm ngàn. Nếu nhà nào đánh bắt được nhiều hơn thì thu nhập cả triệu đồng mỗi ngày là không khó. |
Bãi bẫy chim tại xã Cương Gián (huyện Nghi Xuân). Những loài chim này có nhiều nhất là sau cơn mưa |
Chim giả bằng xốp trắng toát, xem kẽ sẽ là những con chim thật |
Chồi đánh bắt chim. |
Những con chim thật bị cột vào thanh tre. Khi thấy đàn chim bay qua, người đánh bắt ở trong chòi sẽ giật dây cước cho chim tung cánh dụ đồng loại đậu xuống. |
Ông Trần Văn Thơ, Bí thư Đảng ủy xã Cương Gián cho biết, hiện có nhiều người dân từ các nơi về địa phương này giăng bẫy đánh bắt cò, cói, vạc... Theo ông Thơ, việc ngăn cấm người dân đánh bắt các loại chim để kiếm thêm thu nhập là rất khó. |
Tác giả: Mai Nguyễn
Nguồn tin: Báo Infonet