Phải rất khó chúng tôi mới thuyết phục được chị Nguyễn Thị L. (42 tuổi, xã Phú Lạc, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ) kể lại chuyến đi định mệnh và những ngày tháng đen tối nhất của cuộc đời mình. Với chị, đó là những ký ức suốt cuộc đời này chị không bao giờ có thể quên được.
Chị L. kể, năm 18 tuổi, theo sự sắp đặt của cha mẹ, chị phải lấy một thanh niên gần làng, nhưng chị không đồng ý. Bởi khi đó, chị đã có người để yêu thương. Không ít lần chị L. đã khóc xin cha mẹ hãy thay đổi quyết định, nhưng không ai thấu hiểu cho nỗi khổ tâm chị đang chịu đựng.
Chị L. xót xa kể lại: “Ngày cưới cận kề, không chấp nhận số phận nên tôi tìm mọi cách trì hoãn. Khi đó, một người bạn gần nhà nói có người chị họ ở Hà Nội về quê đang cần tìm người đi làm, lương cao, nếu đi thì đi ngay trong ngày.
Đang trong lúc bế tắc, nghe vậy, tôi không ngần ngại, khăn gói lên đường theo vợ chồng chị ta, nhưng vẫn nói dối gia đình đi vào công ty cách nhà hơn 20km làm việc. Đi được một ngày, sau bữa tối, chả hiểu sao tôi ngủ mê man không biết gì. Sáng hôm sau tỉnh dậy, tôi thấy mình đang ở trong một căn phòng kín mít. Bên cạnh tôi là hai người phụ nữ mặt mày dữ tợn”.
Quá sợ hãi, chị L. đã cố gắng van xin hai người phụ nữ kia cho mình về, nhưng họ không hề động lòng. Ban đầu, họ dỗ ngon, dỗ ngọt nếu lấy chồng Trung Quốc chị sẽ được sống sung sướng, có tiền gửi về nhà, nhưng chị nhất định không nghe. Thấy chị cứng đầu, họ quay ra uy hiếp, dọa nạt, nếu chị không chịu họ sẽ gả bán chị vào lầu xanh.
“Hôm sau, tôi được họ cho ăn một bữa cơm thịnh soạn, sau đó họ đưa tôi đến một căn nhà đẹp hơn. Sau này hỏi ra mới biết, tôi bị đưa đến tỉnh Tây Ninh (Trung Quốc) và bán cho người đàn ông sinh năm 1974. Tôi đành chấp nhận số phận vì không có sự lựa chọn, may thì được vào gia đình tử tế, không may thì phải làm “trâu ngựa” cho cả gia đình nhà chồng”, chị L. kể lại.
Cũng từ đó, chị L. bắt đầu cuộc sống bên xứ người, không biết tiếng, khổ cực trăm bề. Điều an ủi duy nhất là chị được gả bán vào gia đình khá tử tế. Thấy chị L. không ăn uống, suốt ngày giam mình trong phòng, họ đã cho chị gặp một cô dâu Việt, lấy chồng ở đây khá lâu để hàn huyên tâm sự.
Ở đây hơn 1 tháng chị L. mới biết, hóa ra có rất nhiều người cùng hoàn cảnh với mình bị lừa bán sang làm dâu xứ người. Ai may mắn thì trốn được về quê hương, có những người suốt đời chịu cảnh khổ cực. Cứ nghĩ tới cảnh đó, nước mắt chị L. lại tuôn rơi.
“Nhiều khi cùng cực, tôi muốn kết thúc đời mình, nhưng rồi nghĩ tới mẹ già, cùng các con nhỏ ở quê, tôi đành gắng gượng, chờ cơ hội bỏ trốn. Tôi âm thầm dò la tin tức để về quê, nhưng mọi thứ đều trở nên vô vọng. Khi tôi sinh con gái, họ vui mừng và tổ chức tiệc linh đình. Dù thế, tôi vẫn nuôi mơ ước được trở về quê hương”, chị L. cho hay.
Sau một thời gian, khi kiếm được tiền, chị L. cũng đã tìm cách viết thư, liên lạc về quê nhưng chờ đợi bao lâu cũng không có hồi âm. Cuộc sống tăm tối cứ kéo dài, cho đến năm 1998, khi ấy con gái chị được gần 2 tuổi, chị xin phép chồng cho mình về thăm gia đình, chồng chị đồng ý, nhưng mọi chuyện sau đó thật trớ trêu. Chị L. kể trong nước mắt: “Tôi đếm từng ngày mới được về quê, thế nhưng chưa ra đến cửa khẩu đã bị kẻ gian lấy trộm hết tiền, hành lý tôi phải quay lại nhà chồng. 3 tháng sau, tôi mới có cơ hội trở về lần nữa”...
Đó là ngày 25/8/1998, sau gần 3 năm lưu lạc xứ người, chị L. được trở về quê hương. Chị về nhà như một điều kỳ diệu không chỉ đối với bản thân chị, mà còn đối với người thân, gia đình. “Thấy tôi về, từ đầu làng đến cuối xóm ai cũng kéo nhau đến xem, liệu có đúng tôi không. Mẹ tôi khóc ngất đi vì không nghĩ con gái mình còn sống.
Bà kể lại với tôi, sau khi tôi đi làm, 1 tháng không nhận được tin tức gì của con gái bà mới đi tìm. Hỏi bạn bè, người thân, vào tận công ty tôi đã từng làm, nhưng không thấy tung tích gì. Thậm chí, gia đình tôi còn đi xem bói xem tôi còn sống hay đã chết. Thế nên khi tôi về, cả nhà vỡ òa trong hạnh phúc”, chị L. nghẹn ngào.
Được trở về với gia đình, nhưng nỗi nhớ con gái khôn nguôi. Chị muốn sang thăm con nhưng bố mẹ chị nhất định không cho đi vì sợ mất con gái thêm lần nữa. “Đi mắc núi, trở lại mắc sông”, không còn cách nào khác chị đành ở nhà chăm sóc bố mẹ già và đứa em gái bị bệnh.
Chị L. kể, năm 18 tuổi, theo sự sắp đặt của cha mẹ, chị phải lấy một thanh niên gần làng, nhưng chị không đồng ý. Bởi khi đó, chị đã có người để yêu thương. Không ít lần chị L. đã khóc xin cha mẹ hãy thay đổi quyết định, nhưng không ai thấu hiểu cho nỗi khổ tâm chị đang chịu đựng.
Chị L. xót xa kể lại: “Ngày cưới cận kề, không chấp nhận số phận nên tôi tìm mọi cách trì hoãn. Khi đó, một người bạn gần nhà nói có người chị họ ở Hà Nội về quê đang cần tìm người đi làm, lương cao, nếu đi thì đi ngay trong ngày.
Đang trong lúc bế tắc, nghe vậy, tôi không ngần ngại, khăn gói lên đường theo vợ chồng chị ta, nhưng vẫn nói dối gia đình đi vào công ty cách nhà hơn 20km làm việc. Đi được một ngày, sau bữa tối, chả hiểu sao tôi ngủ mê man không biết gì. Sáng hôm sau tỉnh dậy, tôi thấy mình đang ở trong một căn phòng kín mít. Bên cạnh tôi là hai người phụ nữ mặt mày dữ tợn”.
Quá sợ hãi, chị L. đã cố gắng van xin hai người phụ nữ kia cho mình về, nhưng họ không hề động lòng. Ban đầu, họ dỗ ngon, dỗ ngọt nếu lấy chồng Trung Quốc chị sẽ được sống sung sướng, có tiền gửi về nhà, nhưng chị nhất định không nghe. Thấy chị cứng đầu, họ quay ra uy hiếp, dọa nạt, nếu chị không chịu họ sẽ gả bán chị vào lầu xanh.
“Hôm sau, tôi được họ cho ăn một bữa cơm thịnh soạn, sau đó họ đưa tôi đến một căn nhà đẹp hơn. Sau này hỏi ra mới biết, tôi bị đưa đến tỉnh Tây Ninh (Trung Quốc) và bán cho người đàn ông sinh năm 1974. Tôi đành chấp nhận số phận vì không có sự lựa chọn, may thì được vào gia đình tử tế, không may thì phải làm “trâu ngựa” cho cả gia đình nhà chồng”, chị L. kể lại.
Cũng từ đó, chị L. bắt đầu cuộc sống bên xứ người, không biết tiếng, khổ cực trăm bề. Điều an ủi duy nhất là chị được gả bán vào gia đình khá tử tế. Thấy chị L. không ăn uống, suốt ngày giam mình trong phòng, họ đã cho chị gặp một cô dâu Việt, lấy chồng ở đây khá lâu để hàn huyên tâm sự.
Ở đây hơn 1 tháng chị L. mới biết, hóa ra có rất nhiều người cùng hoàn cảnh với mình bị lừa bán sang làm dâu xứ người. Ai may mắn thì trốn được về quê hương, có những người suốt đời chịu cảnh khổ cực. Cứ nghĩ tới cảnh đó, nước mắt chị L. lại tuôn rơi.
“Nhiều khi cùng cực, tôi muốn kết thúc đời mình, nhưng rồi nghĩ tới mẹ già, cùng các con nhỏ ở quê, tôi đành gắng gượng, chờ cơ hội bỏ trốn. Tôi âm thầm dò la tin tức để về quê, nhưng mọi thứ đều trở nên vô vọng. Khi tôi sinh con gái, họ vui mừng và tổ chức tiệc linh đình. Dù thế, tôi vẫn nuôi mơ ước được trở về quê hương”, chị L. cho hay.
Sau một thời gian, khi kiếm được tiền, chị L. cũng đã tìm cách viết thư, liên lạc về quê nhưng chờ đợi bao lâu cũng không có hồi âm. Cuộc sống tăm tối cứ kéo dài, cho đến năm 1998, khi ấy con gái chị được gần 2 tuổi, chị xin phép chồng cho mình về thăm gia đình, chồng chị đồng ý, nhưng mọi chuyện sau đó thật trớ trêu. Chị L. kể trong nước mắt: “Tôi đếm từng ngày mới được về quê, thế nhưng chưa ra đến cửa khẩu đã bị kẻ gian lấy trộm hết tiền, hành lý tôi phải quay lại nhà chồng. 3 tháng sau, tôi mới có cơ hội trở về lần nữa”...
Đó là ngày 25/8/1998, sau gần 3 năm lưu lạc xứ người, chị L. được trở về quê hương. Chị về nhà như một điều kỳ diệu không chỉ đối với bản thân chị, mà còn đối với người thân, gia đình. “Thấy tôi về, từ đầu làng đến cuối xóm ai cũng kéo nhau đến xem, liệu có đúng tôi không. Mẹ tôi khóc ngất đi vì không nghĩ con gái mình còn sống.
Bà kể lại với tôi, sau khi tôi đi làm, 1 tháng không nhận được tin tức gì của con gái bà mới đi tìm. Hỏi bạn bè, người thân, vào tận công ty tôi đã từng làm, nhưng không thấy tung tích gì. Thậm chí, gia đình tôi còn đi xem bói xem tôi còn sống hay đã chết. Thế nên khi tôi về, cả nhà vỡ òa trong hạnh phúc”, chị L. nghẹn ngào.
Được trở về với gia đình, nhưng nỗi nhớ con gái khôn nguôi. Chị muốn sang thăm con nhưng bố mẹ chị nhất định không cho đi vì sợ mất con gái thêm lần nữa. “Đi mắc núi, trở lại mắc sông”, không còn cách nào khác chị đành ở nhà chăm sóc bố mẹ già và đứa em gái bị bệnh.
Tác giả bài viết: M.Thu
Nguồn tin: