Sau một thời gian dài, âm thầm dõi theo các hoạt động ở khu vực trạm thu phí BOT Mỹ Lộc trên QL21B (tỉnh Nam Định, do Công ty cổ phần Tasco làm chủ đầu tư dự án xây dựng tuyến tránh thành phố Nam Định, đoạn từ Quốc lộ 10 đến thị trấn Mỹ Lộc theo hình thức BOT), PV báo Người đưa tin đã phát hiện ra một bí mật động trời về tình trạng gian lận vé thu phí để bỏ túi hàng chục tỷ đồng mỗi năm như được lập trình sẵn của những nhân viên thu phí. Điều này gây thất thoát lớn cho ngân sách Nhà nước mỗi năm, kéo dài thời gian hoàn vốn của dự án BOT tại đây.
Tại trạm thu phí nơi đây bất kể là loại phương tiện nào, xe container, xe trọng tải lớn, xe tải, xe con,… nhiều tài xế đi qua đều nộp tiền cho nhân viên thu phí nhưng không được nhận lại cuống vé. Trong khi đó, tất cả số tiền này đều được nhân viên của trạm thu phí bỏ túi ăn chia.
Nhiều tuần trời, tôi và một anh bạn ngồi với nhau trên những chiếc xe tải, xe ô tô con để cùng nhau đi qua, đi lại trạm thu phí BOT Mỹ Lộc (tỉnh Nam Định) hàng chục lần thì đều bắt gặp một hình thức thu phí của nhân viên trạm “thu tiền không trả vé” để “tư lợi”.
Là dân lái xe tải, phải thường xuyên đi qua trạm thu phí Mỹ Lộc để chở hàng ra các tỉnh phía Bắc, anh bạn đồng hành cùng tôi chia sẻ: “Tình trạng gian lận vé thu phí tại trạm này, diễn ra công khai bất kể là ban đêm hay ban ngày, nắng hay mưa nhân viên tại trạm đều có thể không trả vé cho tài xế. Theo nhẩm tính của cánh lái xe chúng tôi, thì hàng năm số tiền vé rơi vào túi nhân viên lên tới hàng chục tỷ đồng với số lượng xe qua trạm không có vé như này”.
Anh bạn tôi tiết lộ: “Với công thức gian lận vé như được lập trình sẵn, nhân viên không nhìn kỹ lái xe là ai, mỗi lượt xe đi qua, nhân viên đều tỏ thái độ thản nhiên ngập ngừng để cho lái xe đi qua mà không trả vé và không nói thêm một lời nào”.
Nhiều lần chúng tôi đi qua, nhân viên thu tiền xong rồi quay mặt về phía trước mà không xé vé trả tài xế, để cho chúng tôi tự giác đi qua. Chúng tôi thắc mắc về việc không trả vé và yêu cầu đưa cuống vé thì nhân viên trong trạm phủi tay bảo cứ qua đi không cần phải lấy.
Mỗi lần đi qua trạm mà không nhận được cuống vé anh bạn tôi lại quay sang cười rồi nói: “Cánh tài xế thường nói đùa với nhau cuống vé là món ăn đặc sản của nhân viên thu phí, “ăn vé thay cơm””.
Để chứng minh lại một lần nữa cho những gì mình nói, sau khi nhận được một đơn hàng chở nội thất cao cấp lên TP. Hà Nội, người bạn đồng hành của tôi đã cho tôi đi cùng trên một chiếc xe tải 3,5 tấn phía thùng đằng sau là những chiếc tủ, giường, những bộ bàn ghế Âu – Á cao cấp đi qua trạm thu phí, anh bạn tôi đưa tiền cho nhân viên chỉ nhận được cái quay mặt làm ngơ mà không được cuống vé. Anh bạn tài xế ấm ức quay sang nói: “Bực mình lắm ông bạn ạ! Chuyến này tôi lại phải bù tiền vé cho chủ hàng rồi. Không cuống vé làm sao đủ chứng từ thanh toán cho chủ!”.
Còn nữa…
Tại trạm thu phí nơi đây bất kể là loại phương tiện nào, xe container, xe trọng tải lớn, xe tải, xe con,… nhiều tài xế đi qua đều nộp tiền cho nhân viên thu phí nhưng không được nhận lại cuống vé. Trong khi đó, tất cả số tiền này đều được nhân viên của trạm thu phí bỏ túi ăn chia.
Nhiều tuần trời, tôi và một anh bạn ngồi với nhau trên những chiếc xe tải, xe ô tô con để cùng nhau đi qua, đi lại trạm thu phí BOT Mỹ Lộc (tỉnh Nam Định) hàng chục lần thì đều bắt gặp một hình thức thu phí của nhân viên trạm “thu tiền không trả vé” để “tư lợi”.
Là dân lái xe tải, phải thường xuyên đi qua trạm thu phí Mỹ Lộc để chở hàng ra các tỉnh phía Bắc, anh bạn đồng hành cùng tôi chia sẻ: “Tình trạng gian lận vé thu phí tại trạm này, diễn ra công khai bất kể là ban đêm hay ban ngày, nắng hay mưa nhân viên tại trạm đều có thể không trả vé cho tài xế. Theo nhẩm tính của cánh lái xe chúng tôi, thì hàng năm số tiền vé rơi vào túi nhân viên lên tới hàng chục tỷ đồng với số lượng xe qua trạm không có vé như này”.
Anh bạn tôi tiết lộ: “Với công thức gian lận vé như được lập trình sẵn, nhân viên không nhìn kỹ lái xe là ai, mỗi lượt xe đi qua, nhân viên đều tỏ thái độ thản nhiên ngập ngừng để cho lái xe đi qua mà không trả vé và không nói thêm một lời nào”.
Nhiều lần chúng tôi đi qua, nhân viên thu tiền xong rồi quay mặt về phía trước mà không xé vé trả tài xế, để cho chúng tôi tự giác đi qua. Chúng tôi thắc mắc về việc không trả vé và yêu cầu đưa cuống vé thì nhân viên trong trạm phủi tay bảo cứ qua đi không cần phải lấy.
Mỗi lần đi qua trạm mà không nhận được cuống vé anh bạn tôi lại quay sang cười rồi nói: “Cánh tài xế thường nói đùa với nhau cuống vé là món ăn đặc sản của nhân viên thu phí, “ăn vé thay cơm””.
Để chứng minh lại một lần nữa cho những gì mình nói, sau khi nhận được một đơn hàng chở nội thất cao cấp lên TP. Hà Nội, người bạn đồng hành của tôi đã cho tôi đi cùng trên một chiếc xe tải 3,5 tấn phía thùng đằng sau là những chiếc tủ, giường, những bộ bàn ghế Âu – Á cao cấp đi qua trạm thu phí, anh bạn tôi đưa tiền cho nhân viên chỉ nhận được cái quay mặt làm ngơ mà không được cuống vé. Anh bạn tài xế ấm ức quay sang nói: “Bực mình lắm ông bạn ạ! Chuyến này tôi lại phải bù tiền vé cho chủ hàng rồi. Không cuống vé làm sao đủ chứng từ thanh toán cho chủ!”.
Còn nữa…
Tác giả bài viết: Thế Anh - Công Đức
Nguồn tin: