Năm học 2016-2017 vừa kết thúc với việc tất cả các trường học trên cả nước thực hiện đánh giá học sinh Tiểu học bằng cách không chấm điểm số theo Thông tư 22.
Tuy nhiên, nhiều phụ huynh băn khoăn không biết năng lực học tập của con như thế nào vì giấy khen của trường ghi nhận xét mỗi cháu một kiểu.
Có học sinh được nhà trường ghi trong giấy khen là: Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ học tập và rèn luyện. Có em được ghi: Có thành tích tiến bộ vượt trội ở môn Toán và Khoa học. Tuy nhiên, cũng có giấy khen ghi: Có năng lực nổi trội ở các môn Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân, Mỹ thuật, Thể dục thể thao.
Để giúp phụ huynh hiểu rõ hơn về các loại giấy khen và biết được năng lực học tập của con, ông Nguyễn Đức Hữu, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học đã giải thích cụ thể qua cuộc trao đổi với phóng viên VOV.VN.
Nhìn vào giấy khen, phụ huynh có thể biết được năng lực học của con
PV: Thưa ông, với các loại giấy khen đánh giá học sinh được ghi một cách khác nhau, nhiều phụ huynh đang rất băn khoăn không hiểu năng lực học tập và rèn luyện của con như thế nào. Xin ông giải thích về cách thức ghi đánh giá học sinh trong giấy khen theo Thông tư 22 để phụ huynh được rõ hơn?
Ông Nguyễn Đức Hữu: Kết quả học tập và rèn luyện của học sinh ở cuối học kỳ I và cả năm học đều đã được giáo viên ghi trong bảng tổng hợp kết quả học tập của lớp. Như vậy, phụ huynh nhìn vào đó có thể biết được con mình học tập các môn và rèn luyện năng lực phẩm chất ở mức độ nào.
Việc khen thưởng cuối năm đối với học sinh được quy định ghi là: Học sinh hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ học tập và rèn luyện kèm theo năng lực phẩm chất được xếp loại Tốt. Các bài kiểm tra định kỳ đạt điểm 9 và 10.
Còn những học sinh nào chưa đạt được mức trên nhưng trong quá trình phấn đấu có 1 đến 2 môn hoặc một số môn có sự cố gắng vượt bậc, thành tích vượt trội thì được khen thưởng nổi trội ở từng môn học, mặt nào đó trong tu dưỡng rèn luyện.
Nhìn vào giấy khen, phụ huynh có thể biết được con mình đang học tập và rèn luyện ở mức độ nào.
Nếu như cuối năm có nhiều học sinh thực sự được khen thưởng xuất sắc nhiệm vụ học tập và rèn luyện thì đó là một điều phấn khởi. Tuy nhiên, nếu ở nơi này hay nơi khác, trường học có sự “buông tay” trong việc đánh giá học sinh thì đó là điều mà Bộ GD-ĐT cần quan tâm chỉ đạo và chấn chỉnh để các trường có kết quả đánh giá học sinh thực chất.
PV: Xin ông cho biết những kết quả đạt được sau 1 năm các trường học thực hiện không chấm điểm học sinh Tiểu học theo Thông tư 22?
Ông Nguyễn Đức Hữu: Thông tư 22 sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư 30 về đánh giá học sinh Tiểu học có những điểm mới. Thông tư 22 đã đánh giá thường xuyên học sinh ở các mức: Hoàn thành tốt, hoàn thành và chưa hoàn thành đối với từng môn học và hoạt động giáo dục. Đối với từng năng lực phẩm chất của học sinh được đánh giá theo: Tốt, Đạt, Cần cố gắng ở thời điểm giữa và mỗi học kỳ. Đề bài kiểm tra định kỳ gồm các câu hỏi được điều chỉnh, thiết kế theo 4 mức (thay vì 3 mức như trước đây) để có thể đo chính xác và tường minh hơn mức độ nhận thức của học sinh.
Thông qua đổi mới, đánh giá, giáo viên đã giúp học sinh tự tin, có động lực hơn trong quá trình học tập. Vì không có sự so sánh giữa học sinh này với học sinh khác nên việc đánh giá không còn nặng nề đối với cả giáo viên và học sinh. Các em không còn bị áp lực về điểm số và thứ hạng nên tinh thần thoải mái hơn. Giáo viên không còn áp lực về việc phải ghi sổ sách trong việc đánh giá học sinh.
Thông tư 22 đã quy định hồ sơ đánh giá học sinh chỉ còn 2 loại là học bạ và tổng hợp đánh giá kết quả của lớp thay vì 5 loại như trong quy định của Thông tư 30. Việc khen thưởng học sinh vào cuối năm học đã tường minh, cụ thể hơn. Đó là những học sinh hoàn thành xuất sắc các nội dung học tập và rèn luyện; học sinh có thành tích vượt trội hay tiến bộ vượt bậc ít nhất về một số môn học, hoạt động giáo dục hay năng lực phẩm chất.
Việc khen thưởng học sinh theo Thông tư 22 được quy định rõ đã khắc phục được tình trạng mỗi trường Tiểu học có cách ghi giấy khen khác nhau hoặc giáo viên lúng túng khi khen thưởng học sinh. Kết thúc năm học 2016-2017, Bộ GD-ĐT nhấn thấy, việc khen thưởng và đánh giá học sinh Tiểu học đã vào nề nếp hơn, không còn tình trạng học sinh được khen tràn lan như những năm học trước.
Bộ sẽ theo sát việc ra đề phù hợp với năng lực học sinh
PV: Thông tư 22 quy định việc ra đề kiểm tra định kỳ là giao cho các trường học phù hợp với năng lực học tập ở từng địa phương. Tuy nhiên, thực tế là thời gian qua có tỉnh đã ra đề kiểm tra cho học sinh lớp 5 được phụ huynh đánh giá là quá khó. Vậy sự chỉ đạo của Bộ GD-ĐT về vấn đề này như thế nào?
Ông Nguyễn Đức Hữu: Thông tư 22 có quy định rất rõ ràng, việc kiểm tra định kỳ ở các nhà trường là giao cho hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên ra đề và thực hiện kiểm tra cuối năm học. Đối với học sinh lớp 5, tổ chuyên môn sẽ ra đề thi chung cho cả khối. Việc ra đề là dựa theo chuẩn chương trình, kiến thức kỹ năng theo 4 mức độ để ra đề cho sát. Tuy nhiên, ở nơi này hay nơi kia có thể do nhận thức hay do tổ chức quản lý chỉ đạo chưa thực hiện nghiêm theo Thông tư 22 nên đã có những câu hỏi khó hơn.
Bộ GD-ĐT lo ngại nhất là các trường học, địa phương ra đề sai, lệch chuẩn kiến thức kỹ năng. Chính vì vậy, Bộ khẳng định coi trọng việc các trường đánh giá thường xuyên, đánh giá cả quá trình học tập của học sinh chứ còn đánh giá học kỳ, cuối năm chỉ là đánh giá theo giai đoạn để xem lại việc đánh giá của giáo viên với học sinh đã chính xác hay chưa nhằm điều chỉnh phương pháp dạy học và cách đánh giá.
Bộ GD-ĐT cũng sẽ tiếp tục chỉ đạo các địa phương làm tốt hơn công tác ra đề phù hợp với năng lực của học sinh và sát với chuẩn kiến thức, kỹ năng nhưng vẫn phân loại và đánh giá học sinh thực chất.
Tuy nhiên, nhiều phụ huynh băn khoăn không biết năng lực học tập của con như thế nào vì giấy khen của trường ghi nhận xét mỗi cháu một kiểu.
Có học sinh được nhà trường ghi trong giấy khen là: Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ học tập và rèn luyện. Có em được ghi: Có thành tích tiến bộ vượt trội ở môn Toán và Khoa học. Tuy nhiên, cũng có giấy khen ghi: Có năng lực nổi trội ở các môn Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân, Mỹ thuật, Thể dục thể thao.
Để giúp phụ huynh hiểu rõ hơn về các loại giấy khen và biết được năng lực học tập của con, ông Nguyễn Đức Hữu, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học đã giải thích cụ thể qua cuộc trao đổi với phóng viên VOV.VN.
Nhìn vào giấy khen, phụ huynh có thể biết được năng lực học của con
PV: Thưa ông, với các loại giấy khen đánh giá học sinh được ghi một cách khác nhau, nhiều phụ huynh đang rất băn khoăn không hiểu năng lực học tập và rèn luyện của con như thế nào. Xin ông giải thích về cách thức ghi đánh giá học sinh trong giấy khen theo Thông tư 22 để phụ huynh được rõ hơn?
Ông Nguyễn Đức Hữu: Kết quả học tập và rèn luyện của học sinh ở cuối học kỳ I và cả năm học đều đã được giáo viên ghi trong bảng tổng hợp kết quả học tập của lớp. Như vậy, phụ huynh nhìn vào đó có thể biết được con mình học tập các môn và rèn luyện năng lực phẩm chất ở mức độ nào.
Việc khen thưởng cuối năm đối với học sinh được quy định ghi là: Học sinh hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ học tập và rèn luyện kèm theo năng lực phẩm chất được xếp loại Tốt. Các bài kiểm tra định kỳ đạt điểm 9 và 10.
Còn những học sinh nào chưa đạt được mức trên nhưng trong quá trình phấn đấu có 1 đến 2 môn hoặc một số môn có sự cố gắng vượt bậc, thành tích vượt trội thì được khen thưởng nổi trội ở từng môn học, mặt nào đó trong tu dưỡng rèn luyện.
Nhìn vào giấy khen, phụ huynh có thể biết được con mình đang học tập và rèn luyện ở mức độ nào.
Nếu như cuối năm có nhiều học sinh thực sự được khen thưởng xuất sắc nhiệm vụ học tập và rèn luyện thì đó là một điều phấn khởi. Tuy nhiên, nếu ở nơi này hay nơi khác, trường học có sự “buông tay” trong việc đánh giá học sinh thì đó là điều mà Bộ GD-ĐT cần quan tâm chỉ đạo và chấn chỉnh để các trường có kết quả đánh giá học sinh thực chất.
PV: Xin ông cho biết những kết quả đạt được sau 1 năm các trường học thực hiện không chấm điểm học sinh Tiểu học theo Thông tư 22?
Ông Nguyễn Đức Hữu: Thông tư 22 sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư 30 về đánh giá học sinh Tiểu học có những điểm mới. Thông tư 22 đã đánh giá thường xuyên học sinh ở các mức: Hoàn thành tốt, hoàn thành và chưa hoàn thành đối với từng môn học và hoạt động giáo dục. Đối với từng năng lực phẩm chất của học sinh được đánh giá theo: Tốt, Đạt, Cần cố gắng ở thời điểm giữa và mỗi học kỳ. Đề bài kiểm tra định kỳ gồm các câu hỏi được điều chỉnh, thiết kế theo 4 mức (thay vì 3 mức như trước đây) để có thể đo chính xác và tường minh hơn mức độ nhận thức của học sinh.
Thông qua đổi mới, đánh giá, giáo viên đã giúp học sinh tự tin, có động lực hơn trong quá trình học tập. Vì không có sự so sánh giữa học sinh này với học sinh khác nên việc đánh giá không còn nặng nề đối với cả giáo viên và học sinh. Các em không còn bị áp lực về điểm số và thứ hạng nên tinh thần thoải mái hơn. Giáo viên không còn áp lực về việc phải ghi sổ sách trong việc đánh giá học sinh.
Thông tư 22 đã quy định hồ sơ đánh giá học sinh chỉ còn 2 loại là học bạ và tổng hợp đánh giá kết quả của lớp thay vì 5 loại như trong quy định của Thông tư 30. Việc khen thưởng học sinh vào cuối năm học đã tường minh, cụ thể hơn. Đó là những học sinh hoàn thành xuất sắc các nội dung học tập và rèn luyện; học sinh có thành tích vượt trội hay tiến bộ vượt bậc ít nhất về một số môn học, hoạt động giáo dục hay năng lực phẩm chất.
Việc khen thưởng học sinh theo Thông tư 22 được quy định rõ đã khắc phục được tình trạng mỗi trường Tiểu học có cách ghi giấy khen khác nhau hoặc giáo viên lúng túng khi khen thưởng học sinh. Kết thúc năm học 2016-2017, Bộ GD-ĐT nhấn thấy, việc khen thưởng và đánh giá học sinh Tiểu học đã vào nề nếp hơn, không còn tình trạng học sinh được khen tràn lan như những năm học trước.
Bộ sẽ theo sát việc ra đề phù hợp với năng lực học sinh
PV: Thông tư 22 quy định việc ra đề kiểm tra định kỳ là giao cho các trường học phù hợp với năng lực học tập ở từng địa phương. Tuy nhiên, thực tế là thời gian qua có tỉnh đã ra đề kiểm tra cho học sinh lớp 5 được phụ huynh đánh giá là quá khó. Vậy sự chỉ đạo của Bộ GD-ĐT về vấn đề này như thế nào?
Ông Nguyễn Đức Hữu: Thông tư 22 có quy định rất rõ ràng, việc kiểm tra định kỳ ở các nhà trường là giao cho hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên ra đề và thực hiện kiểm tra cuối năm học. Đối với học sinh lớp 5, tổ chuyên môn sẽ ra đề thi chung cho cả khối. Việc ra đề là dựa theo chuẩn chương trình, kiến thức kỹ năng theo 4 mức độ để ra đề cho sát. Tuy nhiên, ở nơi này hay nơi kia có thể do nhận thức hay do tổ chức quản lý chỉ đạo chưa thực hiện nghiêm theo Thông tư 22 nên đã có những câu hỏi khó hơn.
Bộ GD-ĐT lo ngại nhất là các trường học, địa phương ra đề sai, lệch chuẩn kiến thức kỹ năng. Chính vì vậy, Bộ khẳng định coi trọng việc các trường đánh giá thường xuyên, đánh giá cả quá trình học tập của học sinh chứ còn đánh giá học kỳ, cuối năm chỉ là đánh giá theo giai đoạn để xem lại việc đánh giá của giáo viên với học sinh đã chính xác hay chưa nhằm điều chỉnh phương pháp dạy học và cách đánh giá.
Bộ GD-ĐT cũng sẽ tiếp tục chỉ đạo các địa phương làm tốt hơn công tác ra đề phù hợp với năng lực của học sinh và sát với chuẩn kiến thức, kỹ năng nhưng vẫn phân loại và đánh giá học sinh thực chất.
Tác giả: Bích Lan-Phương Lan
Nguồn tin: Báo VOV
Nguồn tin: Báo VOV