Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Stroke cho thấy, nếu không thể đứng bằng một chân trong hơn 20 giây, điều này có liên quan đến việc tăng nguy cơ đột quỵ trong im lặng. Những xuất huyết nhỏ trong não thường không có biểu hiện rõ ràng, nhưng làm tăng nguy cơ gây ra đột quỵ và chứng mất trí nhớ.
Bài kiểm tra thăng bằng bằng một chân có liên quan rất lớn để khả năng hoạt động của não bộ. Một người bình thường có thể duy trì sự cân bằng này trong hơn 20 giây. Nếu duy trì ít hơn khoảng thời gian này, cần đi kiểm tra y tế càng sớm càng tốt.
Bài tập giữ thăng bằng bằng một chân giúp phát hiện nguy cơ đột quỵ sớm |
Tiến sĩ Yasuharu Tabara, Phó giáo sư y học tại Đại học Kyoto, Nhật Bản, người đứng đầu nghiên cứu cho biết: "Khả năng giữ thăng bằng trên một chân là một bài kiểm tra quan trọng đối với sức khỏe não bộ".
Ông đã tiến hành khảo sát trên 1.300 người tham gia, bao gồm cả nam lẫn nữ trên 67 tuổi, yêu cầu họ đứng trên một chân, mở mắt, giữ thăng bằng trong 20 giây. Sau đó, họ được kiểm tra sức khỏe của não. Kết quả bài kiểm tra được công bố vào tháng 12 năm 2014 khiến tất cả mọi người đều phải giật mình.
Hơn 30% số người gặp khó khăn trong việc giữ thăng bằng trong thời gian này, được phát hiện mắc bệnh về mạch máu. Những mạch máu nhỏ phát triển khi các mao mạch trong não dày lên, cản trở sự lưu thông trơn tru của máu. Các mao mạch này thậm chí có thể chảy máu, gây xuất huyết trong não, dẫn tới đột quỵ.
Kết quả chụp cộng hưởng từ MRI, bệnh về mạch máu nhỏ này sẽ khiến máu cung cấp không đủ, làm cho các mô chết dần và tổn thương nặng.
Năm 2014, Hội đồng nghiên cứu Y khoa của Vương quốc Anh phát hiện ra rằng, những người trên 53 tuổi có thể đứng bằng 1 chân trong vòng 10 giây, nhắm mắt lại sẽ có sức khỏe rất tốt trong 13 năm tới. Tuy nhiên, những người nếu đứng bằng 1 chân chỉ được có 2 giây, họ có nguy cơ tử vong trước 66 tuổi.
Cảm giác cân bằng của chúng ta dựa trên 3 loại thông tin. Đầu tiên là thị giác - những gì mắt có thể nhìn thấy đang diễn ra xung quanh, được truyền đến não thông qua dây thần kinh thị giác.
Thứ 2 phản hồi từ các khớp và cơ. Khi chúng uốn cong hoặc duỗi ra, các cảm biến đặc biệt, được gọi là cơ quan thụ cảm sẽ gửi tín hiệu đến não. Bác sĩ David Selvadurai, khoa Tai Mũi Họng (ENT) tại Bệnh viện St George, London, đồng thời là chuyên gia về rối loạn thăng bằng cho biết: "Nhận thức là cách cơ thể biết mình đang ở đâu vào bất kỳ thời điểm nào mà không cần nhìn thấy nó".
Thứ 3 là thính giác, bên trong tai nơi có các ống nhỏ, được gọi là các ống bán nguyệt, chứa chất lỏng di chuyển khi đầu của chúng ta chuyển động. Các tế bào trong ống tai phát hiện chuyển động của chất lỏng và liên lạc với não qua dây thần kinh ốc tai, giúp con người cảm nhận được sự thăng bằng.
|
Tiến sĩ Barry Seemungal, nhà tư vấn thần kinh tại bệnh viện St Mary"s và Charing Cross, London cho biết: "Chúng ta có xu hướng coi sự cân bằng của mình là điều hiển nhiên, vì tất cả điều này xảy ra tự động. Đi bộ có vẻ dễ dàng vì não của chúng ta có thể nhanh chóng điều phối các cơ để chúng thực hiện các bước đi mà không bị ngã".
Khó khăn với sự cân bằng có xu hướng xảy ra khi có vấn đề với thông tin được gửi đến não. Ví dụ, nhiễm trùng ảnh hưởng đến tai trong, chẳng hạn như viêm, có thể làm mất thăng bằng vì phản hồi từ 2 tai sẽ khác nhau.
Tương tự, sự cân bằng có xu hướng xấu đi khi chúng ta già đi, do thị lực kém đi, các khớp và cơ có thể kém linh hoạt do tuổi già hoặc các bệnh như viêm khớp.
Theo trang NHS, cứ 3 người trên 65 tuổi thì có 1 người bị ngã ít nhất một lần. Té ngã là nguyên nhân phổ biến nhất gây tử vong do thương tích ở những người trên 75 tuổi.
Vậy nên, nếu thấy khả năng giữ thăng bằng của mình không tốt, chẳng hạn như khó đi trên các bề mặt không bằng phẳng như sỏi, đá cuội, đứng không vững khi thức dậy vào ban đêm, khó giữ thăng bằng bằng một chân..., bạn cần cẩn trọng với những căn bệnh liên quan tới não.
Bài kiểm tra thăng bằng bằng một chân cho thấy mối liên quan lớn giữa tuổi cao và sự bất ổn về tư thế. Các bệnh về mạch máu nhỏ có xu hướng ảnh hưởng đến những người từ 60 tuổi trở lên.
Ý nghĩa của bài kiểm tra này là giúp cho mọi người biết được mình có nguy cơ bị đột quỵ cao hay không. Bên cạnh đó, các bác sĩ cũng yêu cầu một số người nếu có tiền sử gia đình mắc bệnh tim, tăng huyết áp, tiểu đừng, cần phải tham gia thử nghiệm này. Đặc biệt, nên kiểm tra chức năng nhận thức của bệnh nhân để xác định nguy cơ cao đột quỵ.
Mặc dù đã có những nghiên cứu khoa học về sự mất ổn định tư thế với những bất thường về não có thể xảy ra, nhưng bài kiểm tra thăng bằng bằng một chân là bài kiểm tra đầu tiên của loại hình này, có chính xác thời gian nhất định. Điều này đã làm tăng độ chính xác của bài kiểm tra, mang lại hy vọng cho nhiều người và có thể ngăn chặn nguy cơ đột quỵ xảy ra.
Tác giả: Phan Hằng
Nguồn tin: Báo Giao thông