Số hóa

Ai cũng từng thắc mắc tại sao chụp ảnh ban đêm lại bị mắt đỏ!

Màu đỏ được thể hiện trong hình ảnh chính là mạch máu trong mắt của bạn.

Mặc dù công nghệ nhiếp ảnh đang ngày càng phát triển nhưng hiệu ứng "mắt đỏ" vẫn là một vấn đề khá nhức nhối chưa giải quyết được triệt để và thỉnh thoảng vẫn xuất hiện phá hỏng bức hình... tưởng như là rất "chất" của bạn. Vậy tại sao lại có hiện tượng "mắt đỏ" khi chụp ảnh vào ban đêm (kèm đèn flash) và làm sao để hạn chế nó?


Ở điều kiện chụp hình thiếu sáng, đồng tử sẽ tự động giãn nở để nhiều ánh sáng hơn đi vào mặt chúng ta. Nhưng khi ánh sáng từ đèn flash đi vào mắt, đồng tử lại không có đủ thời gian để "hãm" luồng sáng này lại. Vì thế, lượng ánh sáng đi vào mắt làm phản chiếu lại màu đỏ của mạch máu trong mạch mạc. Hiểu một cách đơn giản, đèn flash của camera đã chiếu sáng thẳng vào phần võng mạc vốn có chứa nhiều máu, kết quả là hiện tượng mắt đỏ xuất hiện.


Các nhà khoa học nhận định lý do hiện tượng mắt đỏ xuất hiện khi chụp hình nhiều khả năng đến từ việc bạn đã nhìn trực tiếp vào ống kính của máy ảnh. Từ đây, bạn có thể làm hạn chế hiện tượng khó chịu này bằng cách nhìn vào một bóng đèn ở gần trước khi chụp ảnh. Ngoài ra, công nghệ hiện tại cũng đang giúp làm giảm hiện tượng này với chế hộ đèn "tiền-flash" được phát đi trước khi đèn flash chính thức nháy sáng, giúp đồng tử có thời gian để thích nghi.

.
Thực tế, hiện tượng mắt đỏ giữa mọi người là không giống nhau, độ đỏ của mắt khi chụp hình phụ thuộc vào một số yếu tố như kích thước đồng tử, tuổi tác và màu mắt. Theo đó, những người da sáng kèm theo mắt xanh nước biển hoặc xanh lá thường hay bị "mắt đỏ" khi chụp hình hơn bởi họ có ít hắc tố hơn.

Tác giả bài viết: Cú Mèo

Nguồn tin:

  Từ khóa: mạch máu ,thể hiện

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP