Quá béo hoặc quá gầy: Khi cơ thể quá thừa cân hoặc quá thiếu cân cũng có thể gây rối loạn chức năng nội tiết tố. Các nghiên cứu đã chứng minh rằng tập thể dục quá nhiều cũng ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng sinh sản của nữ giới. Bạn nên đến gặp bác sĩ để có các tư vấn dinh dưỡng cần thiết như bổ sung dầu cá, vitamin D, chế phẩm sinh học, vitamin… giúp tăng chất lượng trứng, giúp quá trình thụ thai diễn ra hiệu quả hơn.
Uống thuốc tránh thai kéo dài: Bình thường, thuốc tránh thai không có ảnh hưởng gì đến sức khoẻ của bạn cũng như khả năng sinh con. Nhưng việc sử dụng thuốc tránh thai kéo dài cũng có thể gây khó có thai lại trong vòng 6 tháng đầu sau khi dùng thuốc.
Nạo phá thai nhiều lần: Rất nhiều phụ nữ sau vài lần nạo thai đã bị vô sinh do tắc vòi trứng hoặc viêm dính buồng tử cung.
Ở nước ta, hiện nay tỉ lệ nạo phá thai ở phụ nữ khá cao. Một biến chứng lâu dài rất thường gặp của nạo phá thai hiện nay là hiếm muộn - vô sinh. Do đó, nếu chưa muốn có con, tốt nhất bạn nên sử dụng một biện pháp ngừa thai thật an toàn để dự phòng khả năng bị biến chứng vô sinh sau nạo thai.
Đặt dụng cụ tử cung: Nếu như việc đặt dụng cụ tử cung bình thường và không gây ra viêm nhiễm thì nó không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của bạn. Nhưng nếu xảy ra viêm nhiễm thì có thể dẫn đến vô sinh.
Tâm lý căng thẳng: Thực tế, nhiều cặp vợ chồng lấy nhau trong thời gian dài mà chưa có con thường có tâm lý căng thẳng bởi vì sự tác động từ nhiều phía. Và theo các bác sĩ chữa vô sinh hiếm muộn thì chính việc các cặp vợ chồng tự tạo áp lực tâm lý cho bản thân đã khiến khả năng có con thấp đi.
Phương pháp chữa vô sinh không phải là chuyện một sớm một chiều, mà đòi hỏi cả bác sỹ và bệnh nhân đều phải kiên nhẫn có sự kiên nhẫn.
Bình thường, dụng cụ tử cung là hoàn toàn vô khuẩn, vì vậy khi viêm nhiễm tử cung hay âm đạo thì nó là điều kiện để vi khuẩn từ ngoài vào trong dễ gây viêm nhiễm và rong kinh. Vì vậy, trước khi đặt vòng thì cần điều trị các viêm nhiễm phụ khoa nếu có.
Tắc vòi trứng: Tắc vòi trứng là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây vô sinh ở nữ giới, chiếm tới 25 – 30% nguyên nhân hiếm muộn. Bệnh này có thể là hậu quả của viêm nhiễm phụ khoa, lạc nội mạc tử cung, nạo phá thai không an toàn, thậm chí nó xảy ra cả với những trường hợp không vệ sinh sạch sẽ trong chu kỳ kinh nguyệt hoặc trước và sau khi quan hệ tình dục khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập sâu vào bên trong vòi trứng, gây viêm, tắc. Tùy theo mức độ nhẹ hay nặng mà các bác sĩ có thể sẽ phẫu thuật tái tạo vòi trứng hoặc can thiệp theo hướng kẹp đốt hoặc phẫu thuật cắt bỏ hai tai vòi trứng để giảm thiểu nguy cơ mang thai ngoài tử cung khi thụ tinh ống nghiệm.
Tác giả bài viết: B.T