Cuộc sống

Bạn gái rủ rê qua đêm, anh chàng kiếm cớ chối vì sợ lộ bí mất sốc khi tỉnh dậy

Dù người yêu “bật đèn xanh” cho việc ở riêng với nhau cả đêm nhưng nam thanh niên không dám tiến tới vì lo sợ cô gái có thể phát hiện sự thật “quá mất mặt” khi tỉnh dậy buổi sáng.

Không chỉ phụ nữ, nam giới đôi khi cũng phải đối diện với những vấn đề khó nói. Thật khó tưởng tượng một thanh niên 25 tuổi, dáng vẻ cao to, đẹp trai, rất điềm đạm và nam tính nhưng vẫn “tè dầm”. Tuy nhiên đây lại chính là tình huống nhà tư vấn người Anh Deidre Sanders nhận được gần đây. Deidre Sanders là người phụ trách mục “Dear Deidre” trên trang The Sun 30 năm qua.

Trong thư gửi tới chuyên gia tư vấn, chàng trai 25 tuổi chia sẻ, anh đang hẹn hò với một cô gái tuyệt vời và thực sự tính tới chuyện tương lai cả hai về cùng một nhà. Thế nhưng anh không dám thổ lộ với cô việc mình thỉnh thoảng vẫn “dấm đài” giữa đêm.

Chàng trai sợ bạn gái phát hiện ra chứng bệnh xấu hổ của mình nên không dám qua đêm với cô. (Ảnh minh hoạ)

Anh cho biết, mình gặp vấn đề này từ nhỏ: “Tôi đã trưởng thành nhưng tuần 2-3 lần, tôi thức dậy vẫn thấy ga giường bị ướt. Thật hết sức mất thể diện!".

Anh quen người yêu hiện tại qua công việc và cả hai đã hẹn hò được vài tháng, tình cảm tiến triển rất tốt. Một vài lần, anh tới nhà chơi, cô gái còn gợi ý anh ở lại qua đêm. “Tôi thường viện cớ để đi về. Nhưng bây giờ tôi đã cạn kiệt ý tưởng để bịa lý do mình không thể qua đêm tại đó. Tôi cũng không biết phải đối diện vấn đề này thế nào”, chàng trai gửi thư cầu cứu.

Theo chuyên gia Deidre Sanders, trong tình huống này, người đàn ông trẻ nên đi khám. Các bác sĩ chuyên khoa niệu có thể giúp anh xác định nguyên nhân và tư vấn hướng điều trị cụ thể.

Ngoài ra, nhà tư vấn cho rằng, anh không nhất thiết phải thừa nhận vấn đề này với bạn gái khi chưa sẵn sàng. Nếu người phụ nữ ấy thực sự là “một nửa” của anh, cô ấy có thể đợi chờ và hỗ trợ nếu cần.

Tại sao người lớn vẫn đái dầm?

Theo các bác sĩ, đái dầm là một tình trạng tiểu không tự chủ trong lúc ngủ. Hiện tượng này thường xảy ra ở trẻ em do cơ thể trẻ chưa phát triển toàn diện, hệ thần kinh chưa đủ khả năng điều khiển khi bàng quang chứa đầy nước tiểu.

Khi trẻ lớn lên theo thời gian thì tình trạng đái dầm sẽ tự hết. Nếu một người đến tuổi trưởng thành mà vẫn còn đái dầm thì đó thường là biểu hiện bệnh lý.

Tình trạng tiểu không tự chủ có thể khiến người bệnh lo lắng, mất tự tin. (Ảnh minh hoạ)

Người lớn có thể đái dầm do một số nguyên nhân như:

- Do di truyền: Nếu cả bố và mẹ đều bị bệnh này thì khả năng con mắc khá cao (với nguy cơ khoảng 77%).

- Do người đó có bàng quang nhỏ hơn bình thường nên khả năng lưu giữ nước tiểu trong bàng quang không tốt.

- Do nhiễm trùng đường tiểu nên người bệnh luôn cảm thấy khó chịu và muốn đi tiểu.

- Do rối loạn hormone: Tình trạng này thường gặp ở các bệnh nhân tiểu đường.

- Đái dầm đôi khi cũng là triệu chứng rối loạn thần kinh, người bệnh thường ngủ quá mệt không tỉnh giấc, không kịp đi vệ sinh khi cần.

- Bị táo bón nặng gây kích thích bàng quang, từ đó khiến tiểu không tự chủ.

- Một số vấn đề về tâm lý như hay lo lắng, buồn phiền, mất ngủ cũng có thể gây đái dầm.

- Lạm dụng tình dục...

Đa số các trường hợp đái dầm không phải do bệnh gây nguy hiểm cho sức khoẻ nhưng có thể ảnh hưởng lớn tới chất lượng sống, gây bất tiện trong sinh hoạt, khiến người bệnh mất tự tin, lo âu... Vì vậy, để xác định được chính xác nguyên nhân, từ đó áp dụng cách điều trị dứt điểm, phù hợp, người bệnh nên đi khám khi thấy mình có cách triệu chứng như tiểu không tự chủ, đái dầm... Với trẻ trên 5 tuổi, nếu tình trạng đái dầm thỉnh thoảng xảy ra (vài tuần, vài tháng một lần) thì không sao, nhưng nếu tái diễn liên tục (tuần vài lần hoặc hằng ngày) thì cũng cần đưa đi khám.

Nguồn tin:http: thoidaiplus.suckhoedoisong.vn

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP