>> Chấn động:Gian lận phí ở trạm Mỹ Lộc, nhân viên bỏ túi hàng chục tỷ?
Sau một thời gian dài, chúng tôi ăn nằm trên những chiếc xe tải, ô tô con với hành trình lật tẩy chiêu trò “gian lận phí” bằng hình thức thu tiền, không trả vé diễn ra công khai tại trạm thu phí Mỹ Lộc – Nam Định. Nhiều tài xế chia sẻ với chúng tôi, việc "gian lận phí" của nhân viên trạm như được một tổ chức, hệ thống nào đó tiếp tay để từ đó giúp cho chủ đầu tư “kêu lỗ” nhằm tăng phí, làm trái chỉ đạo của Thủ tướng không tăng phí BOT (?).
Trước đó, tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5/2016 diễn ra vào ngày 1/6, Bộ trưởng bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng đã trình bày tóm tắt Báo cáo kết quả hoạt động của ban Chỉ đạo điều hành giá năm 2015, các tháng đầu năm 2016 và phương hướng điều hành giá năm 2016.
Sau khi nghe ý kiến phát biểu của các thành viên Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao Báo cáo của bộ Tài chính và cho rằng công tác điều hành giá thời gian qua đã có chuyển biến tích cực, góp phần ổn định đời sống nhân dân.
Thủ tướng yêu cầu, không tăng giá bán lẻ điện trong năm 2016, không thành lập quỹ bình ổn giá điện và không tăng phí BOT. Thủ tướng cũng giao bộ Giao thông Vận tải sớm tổng kết và báo cáo Thủ tướng về vấn đề tổng vốn đầu tư, kiểm soát số lượng xe, thời gian hoàn vốn ở các dự án BOT, để báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Thế nhưng, bất chấp yêu cầu của Thủ tướng về việc không tăng phí BOT, ngày 1/6/2016, Công ty cổ phần Tasco (chủ đầu tư dự án xây dựng tuyến tránh thành phố Nam Định, đoạn từ Quốc lộ 10 đến thị trấn Mỹ Lộc theo hình thức BOT) đã điều chỉnh mức phí tại trạm thu phí BOT Mỹ Lộc từ 20.000đ/lượt đối với xe dưới 12 chỗ ngồi, xe tải có tải trọng dưới 2 tấn và các loại xe buýt vận tải hành khách công cộng khiến cho người dân bức xúc vì trước đó, Thủ tướng chỉ đạo không tăng phí.
Việc tăng phí từ 20.000đ/lượt lên tới 35.000đ/lượt (tăng 75%) bất ngờ và quá cao của trạm thu phí Mỹ Lộc - Nam Định đi ngược chỉ đạo của Thủ tướng đã làm cho dư luận không khỏi bức xúc. Đây là việc làm đi ngược lại nỗ lực của Chính phủ cũng như các ngành chức năng đang áp dụng mọi biện pháp, kể cả việc không tăng giá xăng để giảm phí đường bộ hoặc không tăng phí. Liệu việc tăng giá với tốc độ "phi mã" này có tạo ra tiền lệ để các trạm thu phí khác “chạy đua” xin tăng phí?
Chia sẻ với PV báo Người Đưa Tin, nhiều tài xế quá bất ngờ với việc tăng phí tại trạm BOT Mỹ Lộc – Nam Định. Họ cho rằng, việc tăng phí này gây khó khăn lớn cho các doanh nghiệp vận tải. Thậm chí để bù lại, nhiều tài xế cố chở quá tải, chở vượt số người để bù lại tiền phí. Tôi biết, đây là cách nói khôi hài của cánh tài xế nhằm xoa dịu đi sự ấm ức bị trả phí lên gần gấp đôi.
Song, “cái tình, cái lý” mấy khi được đồng hành, chủ đầu tư tăng phí quá vội vàng mà không thông báo trước để cho người dân biết khiến người dân bức xúc. Hơn nữa, phí tăng mà qua trạm nhân viên lại “nuốt vé” khiến nhiều người bất bình. Điều này giống như cái vòng tròn đèn cù… “tít mù nó chạy vòng quanh”, nhân viên trạm “gian lận phí” gây thất thoát phí hàng chục tỷ đồng/năm, tiếp tay cho chủ đầu tư báo cáo tài chính “kêu lỗ” - tăng phí - kéo dài thời gian hoàn vốn - dân bức xúc.
Trước đó, tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5/2016 diễn ra vào ngày 1/6, Bộ trưởng bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng đã trình bày tóm tắt Báo cáo kết quả hoạt động của ban Chỉ đạo điều hành giá năm 2015, các tháng đầu năm 2016 và phương hướng điều hành giá năm 2016.
Sau khi nghe ý kiến phát biểu của các thành viên Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao Báo cáo của bộ Tài chính và cho rằng công tác điều hành giá thời gian qua đã có chuyển biến tích cực, góp phần ổn định đời sống nhân dân.
Thủ tướng yêu cầu, không tăng giá bán lẻ điện trong năm 2016, không thành lập quỹ bình ổn giá điện và không tăng phí BOT. Thủ tướng cũng giao bộ Giao thông Vận tải sớm tổng kết và báo cáo Thủ tướng về vấn đề tổng vốn đầu tư, kiểm soát số lượng xe, thời gian hoàn vốn ở các dự án BOT, để báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Thế nhưng, bất chấp yêu cầu của Thủ tướng về việc không tăng phí BOT, ngày 1/6/2016, Công ty cổ phần Tasco (chủ đầu tư dự án xây dựng tuyến tránh thành phố Nam Định, đoạn từ Quốc lộ 10 đến thị trấn Mỹ Lộc theo hình thức BOT) đã điều chỉnh mức phí tại trạm thu phí BOT Mỹ Lộc từ 20.000đ/lượt đối với xe dưới 12 chỗ ngồi, xe tải có tải trọng dưới 2 tấn và các loại xe buýt vận tải hành khách công cộng khiến cho người dân bức xúc vì trước đó, Thủ tướng chỉ đạo không tăng phí.
Việc tăng phí từ 20.000đ/lượt lên tới 35.000đ/lượt (tăng 75%) bất ngờ và quá cao của trạm thu phí Mỹ Lộc - Nam Định đi ngược chỉ đạo của Thủ tướng đã làm cho dư luận không khỏi bức xúc. Đây là việc làm đi ngược lại nỗ lực của Chính phủ cũng như các ngành chức năng đang áp dụng mọi biện pháp, kể cả việc không tăng giá xăng để giảm phí đường bộ hoặc không tăng phí. Liệu việc tăng giá với tốc độ "phi mã" này có tạo ra tiền lệ để các trạm thu phí khác “chạy đua” xin tăng phí?
Chia sẻ với PV báo Người Đưa Tin, nhiều tài xế quá bất ngờ với việc tăng phí tại trạm BOT Mỹ Lộc – Nam Định. Họ cho rằng, việc tăng phí này gây khó khăn lớn cho các doanh nghiệp vận tải. Thậm chí để bù lại, nhiều tài xế cố chở quá tải, chở vượt số người để bù lại tiền phí. Tôi biết, đây là cách nói khôi hài của cánh tài xế nhằm xoa dịu đi sự ấm ức bị trả phí lên gần gấp đôi.
Song, “cái tình, cái lý” mấy khi được đồng hành, chủ đầu tư tăng phí quá vội vàng mà không thông báo trước để cho người dân biết khiến người dân bức xúc. Hơn nữa, phí tăng mà qua trạm nhân viên lại “nuốt vé” khiến nhiều người bất bình. Điều này giống như cái vòng tròn đèn cù… “tít mù nó chạy vòng quanh”, nhân viên trạm “gian lận phí” gây thất thoát phí hàng chục tỷ đồng/năm, tiếp tay cho chủ đầu tư báo cáo tài chính “kêu lỗ” - tăng phí - kéo dài thời gian hoàn vốn - dân bức xúc.
Tác giả bài viết: Thế Anh
Nguồn tin: