► Cuộc sống đảo lộn sau ngày đào được “ấn tín nhà vua”
► Ấn tín nghi của vua tại Nghệ An không quá 30 năm tuổi?
► Nghệ An: Đào được vật lạ nghi ấn tín vua chúa
► Ấn nghi của vua được tìm thấy ở Nghệ An thường dùng để làm gì?
Thông tin trên được ông Hồ Mậu Thanh, Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao & Du lịch (VH-TT&DL) trả lời Zing.vn ngày 13/12. Theo ông Thanh, việc thành lập hội đồng thẩm định cổ vật ở Nghệ An chưa có đơn vị, tổ chức, cá nhân nào đủ tiêu chuẩn.
Sau khi Bộ VH-TT&DL thống nhất danh sách, Sở VH-TT&DL sẽ làm tờ trình xin UBND tỉnh Nghệ An ra quyết định thành lập Hội cổ vật và lập đội đồng, để giám định hiện vật nghi ấn tín của vua. Khi có kết quả sẽ thông báo cho các cá nhân, tổ chức biết.
“Dự kiến việc này phải đến tháng 1/2017 mới hoàn thành. Hiện vật nghi ấn tín của vua vẫn đang được niêm phong, để trong kho của Bảo tàng tỉnh Nghệ An”, ông Thanh chia sẻ.
Ông Lê Minh Thông, Phó chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An, xác nhận tỉnh đã nhận được tờ trình của Sở VH-TT&DL. Vị này cho hay mặc dù việc thành lập hội đồng thẩm định rất tốn kém nhưng tỉnh sẽ phối hợp với Bộ VH-TT&DL để đưa ra kết luận cuối cùng về hiện vật nghi ấn tín của vua.
Trước đó, ngày 1/12, ông Nguyễn Đức Kiếm, Giám đốc Bảo tàng Nghệ An cho biết đã làm báo cáo gửi Sở Văn hóa - Thể thao & Du lịch Nghệ An. Đơn vị này cho niêm phong, nhập kho hiện vật kim loại nghi ấn tín của vua do một hộ dân ở xã Nghi Lâm, huyện Nghi Lộc, phát hiện.
Theo ông Kiếm, hiện chưa có cơ sở khoa học khẳng định hiện vật là thật hay giả. Bằng trực quan, bước đầu ghi nhận hiện vật kim loại hình rồng, có hai dòng chữ Hán ở phía bên và đế, giống một ấn tín của nhà vua thời xưa.
Ông Phan Văn Hùng, Phó giám đốc Bảo tàng Nghệ An, người lập báo cáo gửi cấp trên, cho biết trong báo cáo đã đưa ra hai phương án giải quyết hiện vật này.
Phương án thứ nhất, theo cảm nhận, cảm quan bằng nghề nghiệp của cán bộ Bảo tàng Nghệ An, vật trên là đồ phong thủy giả cổ. Mà đồ phong thủy giả cổ thì không có giá trị, vị trí trong bảo tàng. Nếu như thế sẽ để nguyên niêm phong trả về cho chủ phát hiện hiện vật.
Phương án thứ hai là thành lập Hội đồng thẩm định hiện vật này. Theo Luật di sản văn hóa năm 2010, các thành viên hội đồng thẩm định sẽ gồm thành viên hội đồng thẩm định cổ vật quốc gia, cán bộ Bảo tàng tỉnh, đại diện Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Tài chính.
► Ấn tín nghi của vua tại Nghệ An không quá 30 năm tuổi?
► Nghệ An: Đào được vật lạ nghi ấn tín vua chúa
► Ấn nghi của vua được tìm thấy ở Nghệ An thường dùng để làm gì?
Thông tin trên được ông Hồ Mậu Thanh, Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao & Du lịch (VH-TT&DL) trả lời Zing.vn ngày 13/12. Theo ông Thanh, việc thành lập hội đồng thẩm định cổ vật ở Nghệ An chưa có đơn vị, tổ chức, cá nhân nào đủ tiêu chuẩn.
Sau khi Bộ VH-TT&DL thống nhất danh sách, Sở VH-TT&DL sẽ làm tờ trình xin UBND tỉnh Nghệ An ra quyết định thành lập Hội cổ vật và lập đội đồng, để giám định hiện vật nghi ấn tín của vua. Khi có kết quả sẽ thông báo cho các cá nhân, tổ chức biết.
“Dự kiến việc này phải đến tháng 1/2017 mới hoàn thành. Hiện vật nghi ấn tín của vua vẫn đang được niêm phong, để trong kho của Bảo tàng tỉnh Nghệ An”, ông Thanh chia sẻ.
Hiện vật nghi ấn tín của nhà vua do vợ chồng ông Sửu đào được. Ảnh: Phạm Hòa.
Ông Lê Minh Thông, Phó chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An, xác nhận tỉnh đã nhận được tờ trình của Sở VH-TT&DL. Vị này cho hay mặc dù việc thành lập hội đồng thẩm định rất tốn kém nhưng tỉnh sẽ phối hợp với Bộ VH-TT&DL để đưa ra kết luận cuối cùng về hiện vật nghi ấn tín của vua.
Trước đó, ngày 1/12, ông Nguyễn Đức Kiếm, Giám đốc Bảo tàng Nghệ An cho biết đã làm báo cáo gửi Sở Văn hóa - Thể thao & Du lịch Nghệ An. Đơn vị này cho niêm phong, nhập kho hiện vật kim loại nghi ấn tín của vua do một hộ dân ở xã Nghi Lâm, huyện Nghi Lộc, phát hiện.
Theo ông Kiếm, hiện chưa có cơ sở khoa học khẳng định hiện vật là thật hay giả. Bằng trực quan, bước đầu ghi nhận hiện vật kim loại hình rồng, có hai dòng chữ Hán ở phía bên và đế, giống một ấn tín của nhà vua thời xưa.
Ông Phan Văn Hùng, Phó giám đốc Bảo tàng Nghệ An, người lập báo cáo gửi cấp trên, cho biết trong báo cáo đã đưa ra hai phương án giải quyết hiện vật này.
Hiện vật đã được niêm phong, cất kho tải Bảo tàng tỉnh Nghệ An. Ảnh: Phạm Hòa.
Phương án thứ nhất, theo cảm nhận, cảm quan bằng nghề nghiệp của cán bộ Bảo tàng Nghệ An, vật trên là đồ phong thủy giả cổ. Mà đồ phong thủy giả cổ thì không có giá trị, vị trí trong bảo tàng. Nếu như thế sẽ để nguyên niêm phong trả về cho chủ phát hiện hiện vật.
Phương án thứ hai là thành lập Hội đồng thẩm định hiện vật này. Theo Luật di sản văn hóa năm 2010, các thành viên hội đồng thẩm định sẽ gồm thành viên hội đồng thẩm định cổ vật quốc gia, cán bộ Bảo tàng tỉnh, đại diện Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Tài chính.
Ngày 26/11, vợ chồng ông Trương Văn Sửu (55 tuổi) cùng vợ vào trang trại của gia đình để đào đất. Khi đang làm thì bất ngờ ông đào trúng một vật lạ giống ấn tín của vua chúa thời phong kiến. Hiện vật có hình vuông, trên chóp có 9 đầu rồng chụm lại với nhau, được làm bằng kim loại có màu đen, vàng, mặt trước và mặt dưới có dòng chữ Hán. Trọng lượng nặng khoảng 1,6 kg. Ngày 29/11, người con trai bà Khương chụp ảnh hiện vật đăng lên mạng xã hội khiến nhiều người tò mò tới xem. Phòng Văn hóa huyện và đại diện xã Nghi Lâm sau đó lập biên bản niêm phong hiện vật, đưa về trụ sở xã cất giữ. |
Tác giả bài viết: Phạm Hòa
Nguồn tin: