►Kiểm lâm thừa nhận vụ phá rừng pơ mu là mới
►Nghệ An điều tra vụ phá rừng pơ mu
►Bài 2: Giáp mặt lâm tặc trên đường độc đạo cõng pơ mu
►'Anh em báo cáo hàng tuần, không ai nói rừng pơ mu bị xẻ'
►Bài 1: Tan hoang rừng pơ mu ngay trong khu bảo tồn thiên nhiên
Hơn 7h sáng cả đoàn bắt đầu đi bộ từ thác 7 tầng, men theo đường mòn mà trước đó PV trực tiếp vào rừng.
Dọc đường đi, PV VietNamNet đã phát hiện thêm nhiều điểm cất giấu gỗ “bất thường” mà trước đó không thấy ở dưới chân núi, ven suối.
Phát hiện nơi cất giấu gỗ dưới chân núi
Sau hơn 4 tiếng lội suối, vượt 3 ngọn núi cao, đoàn kiểm tra đã vào đến hiện trường vụ phá rừng.
Tại hiện trường, đoàn liên ngành nhờ PV VietNamNet chỉ từng địa điểm, từng cây pơ mu bị đốn hạ như trong bài báo phản ánh trước đó và đưa những hình ảnh đối chiếu xem có đúng hay không.
Đối chiếu hình ảnh trên báo VietNamNet và hiện trường
Cơ quan chức năng đã lập biên bản, lấy mẫu để xác định tuổi thọ, loại gỗ, thời điểm bị đốn hạ. Sau hơn 2 giờ kiểm tra, cơ quan chức năng đã lập biên bản 3 cây gỗ vừa bị đốn hạ, nhiều phách gỗ vừa bị cưa xẻ thành nhiều tấm.
Thượng tá Hoàng Trọng Đống - Điều tra viên cao cấp Công an tỉnh Nghệ An vào hiện trường
“Bọn tôi lên để kiểm tra xử lý, việc các anh (PV) là tác nghiệp riêng. Trả lời phản ánh của báo nêu do đồng chí chánh văn phòng Công an tỉnh chịu trách nhiệm” - Thiếu tá Đống nói.
Thượng tá Hoàng Trọng Đống kiểm tra can xăng do lâm tặc để lại tại hiện trường.
Lực lượng chức năng kiểm tra hiện trường
Cưa mẫu gỗ để xác định kiểm tra tuổi thọ, loại gỗ và thời điểm bị chặt hạ
Cơ quan chức năng lập biên bản tại hiện trường.
Lực lượng chức năng phát hiện nhiều tấm gỗ lớn tại hiện trường.
Tác giả bài viết: Quốc Huy - Văn Bình