Con gái mất tích bí ẩn
Bà Nguyễn Thị Thực (Ngụ xóm 6, xã Quỳnh Văn, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An) bị dị tật bẩm sinh khiến chân trái bị teo tóp, không thể đi lại bình thường như những người khác. Số phận bất hạnh khiến duyên phận của người phụ nữ này cũng hẩm hiu không cho bà một mái ấm trọn vẹn.
Mặc cảm bệnh tật, không muốn mình sẽ trở thành gánh nặng cho gia đình nên bà Thực quyết định không lấy chồng. Mặc dù vậy, khao khát một lần được làm mẹ vẫn luôn trỗi dậy trong lòng khiến bà quyết định "kiếm" đứa con cho vui cửa vui nhà, sau này về già còn có chỗ dựa. Hai đứa con (1 trai, 1 gái) chào đời mang họ mẹ và đó là niềm vui, động lực duy nhất của bà.
Trở thành mẹ đơn thân của 2 đứa con, bản thân lại bị tàn tật, bà Thực vẫn cố gắng bươn chải cuộc sống để nuôi con trưởng thành. Trong căn nhà nhỏ bé nhưng ấm cúng luôn tràn ngập tiếng cười nói của con trẻ khiến bà Thực dần quên đi mặc cảm bệnh tật và vững tin hơn vào cuộc sống. Bà dành hết tình thương yêu cho 2 đứa con thơ dại.
Gia đình khó khăn, không có điều kiện ăn học tiếp nên sau khi tốt nghiệp cấp 3, hai người con theo nhau vào Vũng Tàu làm công nhân. Ở nhà quanh năm suốt tháng chỉ mình bà Thực thui thủi. Chỉ năm hết tết đến, 3 mẹ con bà mới được đoàn tụ 5 đến 7 ngày. “Trời cũng rủ lòng thương, được thế là tôi cũng cảm thấy mãn nguyện lắm rồi, từng ấy năm sống trên cõi đời này coi như không vô ích”, bà Thực chia sẻ.
Những tưởng cuộc sống cứ nhẹ nhàng như dòng nước êm trôi thì bỗng nhiên tai họa từ đâu giáng xuống đầu người đàn bà bất hạnh. Cuối năm 2012, vì điều kiện khó khăn nên con gái bà là Nguyễn Thị Hà (SN 1987) không về quê như mọi năm mà quyết định ở lại kiếm thêm tiền.
"Chiều 9/2/2013 (tức là ngày 30 Tết) con Hà vẫn điện thoại về cho tôi nói gửi tiền về biếu mẹ tiêu Tết vì phải ở lại làm thêm không về được. Nó muốn ở lại cho đỡ tốn kém, tích góp thêm ít tiền để gửi về thuốc thang cho mẹ. Nào ngờ đó cũng là lần cuối cùng tôi được nói chuyện với con" - Gạt dòng nước mắt, bà Thực nghẹn lòng nhớ lại.
Sau cuộc điện thoại đó, chờ đợi mãi không thấy con gái gọi điện về lần nữa, bà cố gắng điện thoại cho con cũng không được nên bất an, lo lắng. Đến ngày mồng 6 Tết, bà giục cậu con trai vào lại Vũng Tàu trước thời hạn nghỉ phép để xem tình hình em gái như thế nào.
Anh Nguyễn Sỹ Nam (con trai bà Thực) kể lại: "Khi tôi vào lại phòng trọ thì được những người ở trọ cạnh phòng em gái tôi cho biết đã gần 10 ngày nay không thấy Hà trở về. Trước khi đi, Hà còn gửi chiếc xe máy cho một người bạn cùng dãy trọ nhờ trông chừng. Mọi thứ trong phòng trọ không bị xáo trộn. Thậm chí cơm em gái tôi nấu từ chiều 30 Tết vẫn còn nguyên. Quần áo nó tắm từ chiều 30 vẫn con ngâm trong chậu. Mọi thứ đều mốc meo, bốc mùi. Chẳng ai biết em gái tôi đi với ai, đi lúc nào".
Anh Nam cho biết thêm, trước khi chị Hà mất tích, anh Nam cùng chị Hà thuê phòng trọ tại số nhà 926/77 đường 30/4, phường 11, TP. Vũng Tàu ở chung. Chị Hà làm công nhân cho công ty sản xuất giày đóng trên địa bàn thành phố. Thời điểm mất tích, chị đang trong kỳ nghỉ Tết và không có biểu hiện gì bất thường. Sau khi xảy ra vụ việc, anh Nam đã đến Công an phường trình báo.
Lặn lội tìm con
Trong căn nhà cấp 4 đã xuống cấp của bà Thực chẳng có gì đáng giá ngoài chiếc giường, bộ bàn ghế nhựa. Bà Thực với dáng người khắc khổ, da sạm nắng, mái đầu bạc. Bàn chân trái bà teo tóp lại, bước đi nặng nề, khó khăn. Bà ngồi lặng trên ghế ôm tấm ảnh của con gái vào lòng, để mặc 2 dòng nước mắt rơi trên gò má khô gầy.
Dù con gái mất tích bí ẩn suốt 4 năm qua nhưng trong lòng người mẹ bất hạnh vẫn không nguôi hi vọng một ngày mẹ con sẽ được gặp lại nhau. Bà lê đôi chân tàn tật vào tận Vũng Tàu rồi lặn lội khắp nơi tìm kiếm con gái. Đi đến đâu bà cũng hỏi để rồi lại thất vọng khi nhận lại cái lắc đầu của mọi người, bà lại lo lắng, tủi thân, rồi lại khóc.
"Nếu nó còn sống thì chắc chắn một ngày nào đó tôi cũng sẽ được gặp lại con mình. Tôi chỉ sợ nó chết ở đâu thôi. Khuyên nó nghỉ làm về quê lấy chồng mà nó có chịu nghe lời đâu, cứ nói cố gắng làm thêm một thời gian nữa dành tiền cho mẹ thuốc thang, tích góp ít vốn để sau này sinh con cái. Nào ngờ nó đi biệt tích suốt nhiều năm nay", bà Thực trải lòng.
Lê đôi chân tàn tật khắp các hang cùng ngõ hẻm tìm kiếm con trong vô vọng, bà Thực lại trở về quê nhờ đến tâm linh chỉ đường tìm kiếm. Thế nhưng, tin tức của cô con gái ngày càng bặt vô âm tín. "Tết đến thấy con cái hàng xóm trở về, gia đình họ ấm cúng mà nghĩ đến số phận con gái mình, tôi lại tủi thân. Không biết giờ này nó ở đâu, còn sống hay chết. Nhìn con dâu, nhớ con mình, tôi lại khóc. Sao đời con tôi quá bất hạnh. Nhiều lần ngồi xem phim có đoạn cô gái Việt Nam bị bán sang Trung Quốc làm gái mại dâm. Chúng bắt uống thuốc để không thể mang thai. Có đứa không may mang thai, chúng biết được thì đánh đập không thương tiếc. Nhìn thấy cảnh ấy tôi lại giật mình", người mẹ đau đớn nói.
Sau nhiều năm kiếm tìm con trong vô vọng, bà Thực buồn rầu, trở nên ít nói, ít tiếp xúc với mọi người xung quanh. Bà bỏ hẳn việc ngồi chợ bán rau, hàng ngày chỉ quanh quẩn trong nhà. Bà sợ nếu chẳng may con về thấy đóng cửa lại đi.
Chia tay người phụ nữ bất hạnh, chúng tôi vẫn thấy bà ôm khư khư tấm ảnh con gái ngồi lặng trên ghế. "Không tìm được tung tích con thì tôi chết làm sao mà nhắm mắt bây giờ. Chỉ cầu xin ông trời rủ lòng thương cho con gái tôi một cơ hội sống, dù ở phương trời nào đi nữa", bà Thực nấc nghẹn.
Bà Nguyễn Thị Thực (Ngụ xóm 6, xã Quỳnh Văn, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An) bị dị tật bẩm sinh khiến chân trái bị teo tóp, không thể đi lại bình thường như những người khác. Số phận bất hạnh khiến duyên phận của người phụ nữ này cũng hẩm hiu không cho bà một mái ấm trọn vẹn.
Mặc cảm bệnh tật, không muốn mình sẽ trở thành gánh nặng cho gia đình nên bà Thực quyết định không lấy chồng. Mặc dù vậy, khao khát một lần được làm mẹ vẫn luôn trỗi dậy trong lòng khiến bà quyết định "kiếm" đứa con cho vui cửa vui nhà, sau này về già còn có chỗ dựa. Hai đứa con (1 trai, 1 gái) chào đời mang họ mẹ và đó là niềm vui, động lực duy nhất của bà.
Bà Nguyễn Thị Thực bên tấm ảnh cô con gái mất tích 4 năm nay
Trở thành mẹ đơn thân của 2 đứa con, bản thân lại bị tàn tật, bà Thực vẫn cố gắng bươn chải cuộc sống để nuôi con trưởng thành. Trong căn nhà nhỏ bé nhưng ấm cúng luôn tràn ngập tiếng cười nói của con trẻ khiến bà Thực dần quên đi mặc cảm bệnh tật và vững tin hơn vào cuộc sống. Bà dành hết tình thương yêu cho 2 đứa con thơ dại.
Gia đình khó khăn, không có điều kiện ăn học tiếp nên sau khi tốt nghiệp cấp 3, hai người con theo nhau vào Vũng Tàu làm công nhân. Ở nhà quanh năm suốt tháng chỉ mình bà Thực thui thủi. Chỉ năm hết tết đến, 3 mẹ con bà mới được đoàn tụ 5 đến 7 ngày. “Trời cũng rủ lòng thương, được thế là tôi cũng cảm thấy mãn nguyện lắm rồi, từng ấy năm sống trên cõi đời này coi như không vô ích”, bà Thực chia sẻ.
Những tưởng cuộc sống cứ nhẹ nhàng như dòng nước êm trôi thì bỗng nhiên tai họa từ đâu giáng xuống đầu người đàn bà bất hạnh. Cuối năm 2012, vì điều kiện khó khăn nên con gái bà là Nguyễn Thị Hà (SN 1987) không về quê như mọi năm mà quyết định ở lại kiếm thêm tiền.
"Chiều 9/2/2013 (tức là ngày 30 Tết) con Hà vẫn điện thoại về cho tôi nói gửi tiền về biếu mẹ tiêu Tết vì phải ở lại làm thêm không về được. Nó muốn ở lại cho đỡ tốn kém, tích góp thêm ít tiền để gửi về thuốc thang cho mẹ. Nào ngờ đó cũng là lần cuối cùng tôi được nói chuyện với con" - Gạt dòng nước mắt, bà Thực nghẹn lòng nhớ lại.
Sau cuộc điện thoại đó, chờ đợi mãi không thấy con gái gọi điện về lần nữa, bà cố gắng điện thoại cho con cũng không được nên bất an, lo lắng. Đến ngày mồng 6 Tết, bà giục cậu con trai vào lại Vũng Tàu trước thời hạn nghỉ phép để xem tình hình em gái như thế nào.
Anh Nguyễn Sỹ Nam (con trai bà Thực) kể lại: "Khi tôi vào lại phòng trọ thì được những người ở trọ cạnh phòng em gái tôi cho biết đã gần 10 ngày nay không thấy Hà trở về. Trước khi đi, Hà còn gửi chiếc xe máy cho một người bạn cùng dãy trọ nhờ trông chừng. Mọi thứ trong phòng trọ không bị xáo trộn. Thậm chí cơm em gái tôi nấu từ chiều 30 Tết vẫn còn nguyên. Quần áo nó tắm từ chiều 30 vẫn con ngâm trong chậu. Mọi thứ đều mốc meo, bốc mùi. Chẳng ai biết em gái tôi đi với ai, đi lúc nào".
Anh Nam cho biết thêm, trước khi chị Hà mất tích, anh Nam cùng chị Hà thuê phòng trọ tại số nhà 926/77 đường 30/4, phường 11, TP. Vũng Tàu ở chung. Chị Hà làm công nhân cho công ty sản xuất giày đóng trên địa bàn thành phố. Thời điểm mất tích, chị đang trong kỳ nghỉ Tết và không có biểu hiện gì bất thường. Sau khi xảy ra vụ việc, anh Nam đã đến Công an phường trình báo.
Lặn lội tìm con
Trong căn nhà cấp 4 đã xuống cấp của bà Thực chẳng có gì đáng giá ngoài chiếc giường, bộ bàn ghế nhựa. Bà Thực với dáng người khắc khổ, da sạm nắng, mái đầu bạc. Bàn chân trái bà teo tóp lại, bước đi nặng nề, khó khăn. Bà ngồi lặng trên ghế ôm tấm ảnh của con gái vào lòng, để mặc 2 dòng nước mắt rơi trên gò má khô gầy.
Dù con gái mất tích bí ẩn suốt 4 năm qua nhưng trong lòng người mẹ bất hạnh vẫn không nguôi hi vọng một ngày mẹ con sẽ được gặp lại nhau. Bà lê đôi chân tàn tật vào tận Vũng Tàu rồi lặn lội khắp nơi tìm kiếm con gái. Đi đến đâu bà cũng hỏi để rồi lại thất vọng khi nhận lại cái lắc đầu của mọi người, bà lại lo lắng, tủi thân, rồi lại khóc.
"Nếu nó còn sống thì chắc chắn một ngày nào đó tôi cũng sẽ được gặp lại con mình. Tôi chỉ sợ nó chết ở đâu thôi. Khuyên nó nghỉ làm về quê lấy chồng mà nó có chịu nghe lời đâu, cứ nói cố gắng làm thêm một thời gian nữa dành tiền cho mẹ thuốc thang, tích góp ít vốn để sau này sinh con cái. Nào ngờ nó đi biệt tích suốt nhiều năm nay", bà Thực trải lòng.
Lê đôi chân tàn tật khắp các hang cùng ngõ hẻm tìm kiếm con trong vô vọng, bà Thực lại trở về quê nhờ đến tâm linh chỉ đường tìm kiếm. Thế nhưng, tin tức của cô con gái ngày càng bặt vô âm tín. "Tết đến thấy con cái hàng xóm trở về, gia đình họ ấm cúng mà nghĩ đến số phận con gái mình, tôi lại tủi thân. Không biết giờ này nó ở đâu, còn sống hay chết. Nhìn con dâu, nhớ con mình, tôi lại khóc. Sao đời con tôi quá bất hạnh. Nhiều lần ngồi xem phim có đoạn cô gái Việt Nam bị bán sang Trung Quốc làm gái mại dâm. Chúng bắt uống thuốc để không thể mang thai. Có đứa không may mang thai, chúng biết được thì đánh đập không thương tiếc. Nhìn thấy cảnh ấy tôi lại giật mình", người mẹ đau đớn nói.
Sau nhiều năm kiếm tìm con trong vô vọng, bà Thực buồn rầu, trở nên ít nói, ít tiếp xúc với mọi người xung quanh. Bà bỏ hẳn việc ngồi chợ bán rau, hàng ngày chỉ quanh quẩn trong nhà. Bà sợ nếu chẳng may con về thấy đóng cửa lại đi.
Chia tay người phụ nữ bất hạnh, chúng tôi vẫn thấy bà ôm khư khư tấm ảnh con gái ngồi lặng trên ghế. "Không tìm được tung tích con thì tôi chết làm sao mà nhắm mắt bây giờ. Chỉ cầu xin ông trời rủ lòng thương cho con gái tôi một cơ hội sống, dù ở phương trời nào đi nữa", bà Thực nấc nghẹn.
"Nhìn bà ấy tội nghiệp lắm. Sinh ra đã bất hạnh vì bị tàn tật, lại không có chồng. Hai đứa con là niềm vui, động lực duy nhất. Vậy mà cô Hà mất tích đã 4 năm nay không biết sống chết thế nào khiến bà Thực như người mất hồn. Từ đó đến nay tôi cũng chưa một lần nhìn thấy bà ấy cười, chỉ khóc thôi", bà Trần Thị Hòa (hàng xóm) chia sẻ. |
Tác giả bài viết: Ánh Ngọc
Nguồn tin: Báo Công lý