Hành tăm thu hoạch vào mùa hè thu, thường được dùng tươi cũng có khi ngâm rượu và sắc uống. Ở nước ta hiện nay hành tăm được trồng nhiều ở các tỉnh miền Trung, nhất là Nghệ An và Hà Tĩnh.
Không chỉ là một gia vị, hành tăm còn là một vị thuốc chữa bách bệnh
Theo Đông y, hành tăm có tính nóng, vị cay, mùi hăng nồng, có tác dụng tiêu đờm, giảm ho, làm ra mồ hôi, lợi tiểu, sát khuẩn, giải độc, trị cảm hàn, côn trùng cắn và ngộ độc chì. Khi bị cảm hàn có thể giã nát một nắm hành tăm cho vào cháo ăn lúc đang nóng có thể giải cảm. Khi đi dưới trời mưa về bị ướt ăn cháo hành cũng có tác dụng phòng cảm lạnh. Sau đây là một số bài thuốc từ hành tăm:
Trị cảm hàn: Hành tăm giã nhỏ hoà nước ấm uống trong và đánh gió bên ngoài.
Trị rắn độc và sâu bọ cắn: Dùng 7 củ hành tăm nhai nuốt nước lấy bã đắp vào nơi bị cắn cấp thời, rồi chạy thuốc khác.
Phòng cảm lạnh: Đi mưa về nhai một nắm hành tăm rồi nuốt với 1 chén rượu trắng.
Bị thương ứ máu: Dùng củ hành tăm nấu nước rửa, sau đó giã củ tươi rịt vào.
Trị cảm do thời tiết (nóng rét, đau đầu, ngạt mũi): Nấu cháo gạo tẻ, giã 20 củ hành tăm cho vào chảo, thêm 1 thìa giấm ăn khi còn nóng.
Thường xuyên ăn hành tăm có tác dụng phòng trị cảm
Trị trướng bụng, bí tiểu tiện: Giã hành tăm sao nóng đắp vùng bụng dưới (vùng bàng quang). Trẻ nhỏ bí đái dùng củ hành tăm 4g giã giập chưng cách thủy với 1 chén con sữa mẹ, cho uống nóng (bỏ bã).
Ho gà: Củ hay lá hành tăm giã nhuyễn với đường phèn hấp cơm hoặc chưng cách thủy, chắt nước uống.
Bị trúng gió cấm khẩu: Giã 10g hành, ép lấy nước, dùng lông gà quét nước hành vào cổ họng cho nôn hết nhớt ra.
Lòi dom (thoát giang): 10 tép hành tăm giã nhuyễn xào nóng để xông (sau khi đã rửa sạch hậu môn).
Ngộ độc thức ăn, ngộ độc chì: 6g hành tăm giã nhuyễn hòa rượu uống.
Thổ tả nguy cấp: Giã nát 100g hành tăm sao nóng lên rồi chườm lên rốn, khi hành nguội thì thay mới, làm vài lần trong ngày sẽ khỏi.
Côn trùng chui vào tai: Vắt nước củ hành nhỏ vào tai côn trùng sẽ tự chui ra.
Nghẹt mũi, thở không thông: Lấy 1 ít hành tăm sắc lấy nước uống ngày 2-3 lần, vài ngày sẽ khỏi.
Giun chui ống mật: Lấy 80g hành giã nát, vắt nước cốt trộn với 40ml dầu vừng hoặc dầu lạc để uống.
Trị chứng chảy máu cam: Nấu cháo với 100g hành tăm để cả rễ rồi cho thêm ít dấm, ăn nóng.
Trị trẻ em hói đầu: Nấu nước hành tăm gội đầu rồi giã nát rồi trộn với ít mật bôi lên chỗ hói.
Chữa mụn nhọt: Củ hành tăm nướng rồi giã nát đắp vào mụn nhọt khi còn nóng.
Hành tăm có tác dụng kháng khuẩn tốt nên có thể dùng hành tăm giã nát đun sôi lấy nước rửa vết thương để chữa trị chấn thương, máu tụ
Chữa tai biến mạch máu não: Ngay khi mới bị, giã nát nắm hành tăm trộn với nước tiểu trẻ em chắt lấy nước uống.
Chữa viêm tuyến vú: Hấp 20-30g hành tăm đắp chườm vào chỗ bị đau.
Chữa xơ vữa động mạch: 60g hành tăm, giã nát đun với 60g mật ong sau khi nguội cho vào bình đã khử khuẩn để dùng dần. Mỗi lần 5-7g hòa với nước sôi uống 2 lần/ngày.
Chữa đau thần kinh sườn: 100g củ hành tăm tươi, 2 củ gừng sống, 2 miếng củ cải trắng đem giã nát, sao nóng cho vào khăn vải đắp vào chỗ đau.
Chữa viêm khớp: 60g củ hành tăm, 15g gừng già giã nát, cho rượu trắng vừa đủ, đánh đều đắp vào chỗ đau.
Chữa tay chân tê: Củ hành tăm 62g, gừng 16g, ớt 3g, đun nước uống. Ngày 2 lần.
Lưu ý: Hành tăm không được dùng chung với mật ong (sẽ gây buồn nôn, chóng mặt), kỵ với thuốc thường sơn, thục địa, sinh địa. Tháng giêng không nên ăn nhiều hành tăm vì dễ bị chứng phong chạy trên mặt.
Cách bảo quản hành tăm
Để hành khô vào rổ thưa, để nơi thoáng mát, lâu lâu phơi chỗ râm mát cho thoáng. Khi dùng bạn chỉ cần xoa xoa trong lòng bàn tay là lớp vỏ ngoài bong tróc hết rất dễ dàng.
Nếu để giải cảm bạn nên ngâm hành tăm với rượu để dùng dần. Khi bị cảm chỉ cần mang ra uống kết hợp xoa lên người thì giải cảm rất nhanh.
Tác giả bài viết: Hà Phương (tổng hợp)