Những người thân như ông bà, cô dì, chú bác… luôn mong muốn trẻ thể hiện tình cảm thông qua một cái ôm hoặc hôn ngay cả khi đứa trẻ không thích. Để chiều theo cảm xúc của người thân, bố mẹ nhiều khi bắt con phải thực hiện hành động đó. Liệu chúng ta có nên làm như vậy không?
Tránh dạy cho trẻ những bài học sai lầm
Nữ nhà báo Katia Hetter của CNN thông qua bài báo "I don’t own my child’s body" (Tạm dịch: Tôi không sở hữu cơ thể của con) đã mở ra một cuộc tranh luận với rất nhiều ý kiến trái chiều khác nhau. Hetter khẳng định rằng: “Bắt trẻ em phải chạm vào người khác là đang tạo cơ hội cho những người có ý định lạm dục tình dục, phần lớn đều là người thân.”
Độc giả Nichole M hoàn toàn đồng tình với ý kiến của Hetter. Nichole cho rằng ngoại trừ việc ôm hôn mẹ còn tất cả những hành vi ôm hôn người thân khác đều tạo cơ hội cho việc lạm dụng tình dục: "Bạn đang vi phạm quyền tự do của trẻ và những đứa trẻ phải học cách chấp nhận và cho phép tất cả mọi người có thể chạm vào người mình".
Bà mẹ Lisa E cũng đồng ý và chia sẻ cách cô ấy dạy con trai cách tôn trọng cơ thể và không gian riêng của con: "Điều mọi người cần dạy con là lắng nghe cảm giác thật sự của mình. Con nói với chúng tôi bất cứ khi nào con cảm thấy không thoải mái với người khác (thường thì thầm để người khác không bị tổn thương tình cảm). Chúng tôi sẽ không bao giờ bắt con phải ôm hôn một ai đó, dù là người thân trong gia đình hay người ngoài”.
Hetter cũng nhắc nhở chúng ta rằng buộc trẻ phải thể hiện tình yêu thương khi không muốn sẽ ảnh hưởng đến xu hướng tình dục sau này, bởi vì điều đó "dạy con dùng cơ thể để làm hài lòng bạn hoặc ai đó khi được ra lệnh”.
Tình cảm không bao giờ nên bắt buộc
Một mặt, không ép trẻ ôm hôn người thân sẽ giúp ngăn ngừa các hành vi lạm dụng tình dục trẻ em, mặt khác, nhiều bà mẹ cảm thấy điều quan trọng hơn cả là tôn trọng cảm giác của con. Phải cố gắng hiểu con mình cảm thấy như thế nào khi người thân yêu cầu phải thể hiện tình cảm như vậy. Jenni D kể về những kỷ niệm của cô từ thời thơ ấu như một lời khuyên trong việc nuôi dạy con: "Khi còn nhỏ, tôi không muốn được ôm hoặc hôn nhiều, ngoại trừ mẹ và ghét khi bà buộc tôi hôn như lời chào tạm biệt ai đó. Khi làm mẹ, tôi thích hôn và âu yếm lũ trẻ, nhưng nếu bọn trẻ có vẻ không thích, tôi sẽ tôn trọng điều đó".
Theo như quan niệm của Jenni D, kể cả giữa cha mẹ và con cái cũng không nên có sự ép buộc với hành động ôm hôn.
Một bà mẹ khác tên là Stacey tâm sự, những đứa trẻ của cô cảm thấy không thoải mái khi cha dượng thường xuyên yêu cầu chúng ôm và hôn. Trong những tình huống như thế này, Stacey thường giải thích rõ với chồng rằng: "Nụ hôn và ôm sẽ xuất phát khi người ta cảm thấy muốn chứ không phải bị ép buộc".
Không nhất thiết chỉ ôm hôn mới là thể hiện tình cảm
Từ chối tình cảm không nên được đánh đồng với cách cư xử xấu hoặc hành vi xấu. Hetter khẳng định rằng trẻ nên thể hiện thái độ lịch sự và tôn trọng người khác trong khi vẫn duy trì ranh giới nhất định: "Cách cư xử, đối xử với mọi người một cách tôn trọng và tình cảm khác với ép buộc thể hiện tình cảm".
Bố mẹ nên giải thích để người thân hiểu rằng người trưởng thành, thậm chí là họ hàng gần gũi, nên tôn trọng quyết định của trẻ. "Tôi giải thích với người thân lý do tại sao chúng tôi để cho con quyết định sẽ ôm hôn ai, khi con tự nguyện làm điều đó thì đó là niềm vui, chứ không phải từ nghĩa vụ hoặc theo lệnh trực tiếp từ mẹ", Katia Hetter chia sẻ
Hetter cũng đưa ra những gợi ý khác thay vì hôn và ôm, đó là khuyến khích trẻ bắt tay hoặc làm hành động đập tay: "Khi trẻ nhút nhát và biểu hiện không thích, bố mẹ có thể bắt đầu đưa ra những gợi ý thay thế như bắt tay hoặc đập tay để bày tỏ tình cảm".
Không có gì đáng thất vọng, những lựa chọn thay thế này thực sự có thể củng cố mối quan hệ của người thân với đứa trẻ, như câu chuyện của bà mẹ Angie S chia sẻ về cách ứng xử của chồng và con trai mình: "Bạn có thể làm những gì giống như chồng và con trai tôi làm, họ thường đập tay nhau thể hiện sự đồng tình. Và khi con nghe thấy tiếng bố đi làm về, con sẽ chạy ra ngoài chỉ để bắt tay bố".
Tránh dạy cho trẻ những bài học sai lầm
Nữ nhà báo Katia Hetter của CNN thông qua bài báo "I don’t own my child’s body" (Tạm dịch: Tôi không sở hữu cơ thể của con) đã mở ra một cuộc tranh luận với rất nhiều ý kiến trái chiều khác nhau. Hetter khẳng định rằng: “Bắt trẻ em phải chạm vào người khác là đang tạo cơ hội cho những người có ý định lạm dục tình dục, phần lớn đều là người thân.”
Độc giả Nichole M hoàn toàn đồng tình với ý kiến của Hetter. Nichole cho rằng ngoại trừ việc ôm hôn mẹ còn tất cả những hành vi ôm hôn người thân khác đều tạo cơ hội cho việc lạm dụng tình dục: "Bạn đang vi phạm quyền tự do của trẻ và những đứa trẻ phải học cách chấp nhận và cho phép tất cả mọi người có thể chạm vào người mình".
Bà mẹ Lisa E cũng đồng ý và chia sẻ cách cô ấy dạy con trai cách tôn trọng cơ thể và không gian riêng của con: "Điều mọi người cần dạy con là lắng nghe cảm giác thật sự của mình. Con nói với chúng tôi bất cứ khi nào con cảm thấy không thoải mái với người khác (thường thì thầm để người khác không bị tổn thương tình cảm). Chúng tôi sẽ không bao giờ bắt con phải ôm hôn một ai đó, dù là người thân trong gia đình hay người ngoài”.
Hetter cũng nhắc nhở chúng ta rằng buộc trẻ phải thể hiện tình yêu thương khi không muốn sẽ ảnh hưởng đến xu hướng tình dục sau này, bởi vì điều đó "dạy con dùng cơ thể để làm hài lòng bạn hoặc ai đó khi được ra lệnh”.
Tình cảm không bao giờ nên bắt buộc
Một mặt, không ép trẻ ôm hôn người thân sẽ giúp ngăn ngừa các hành vi lạm dụng tình dục trẻ em, mặt khác, nhiều bà mẹ cảm thấy điều quan trọng hơn cả là tôn trọng cảm giác của con. Phải cố gắng hiểu con mình cảm thấy như thế nào khi người thân yêu cầu phải thể hiện tình cảm như vậy. Jenni D kể về những kỷ niệm của cô từ thời thơ ấu như một lời khuyên trong việc nuôi dạy con: "Khi còn nhỏ, tôi không muốn được ôm hoặc hôn nhiều, ngoại trừ mẹ và ghét khi bà buộc tôi hôn như lời chào tạm biệt ai đó. Khi làm mẹ, tôi thích hôn và âu yếm lũ trẻ, nhưng nếu bọn trẻ có vẻ không thích, tôi sẽ tôn trọng điều đó".
Theo như quan niệm của Jenni D, kể cả giữa cha mẹ và con cái cũng không nên có sự ép buộc với hành động ôm hôn.
Một bà mẹ khác tên là Stacey tâm sự, những đứa trẻ của cô cảm thấy không thoải mái khi cha dượng thường xuyên yêu cầu chúng ôm và hôn. Trong những tình huống như thế này, Stacey thường giải thích rõ với chồng rằng: "Nụ hôn và ôm sẽ xuất phát khi người ta cảm thấy muốn chứ không phải bị ép buộc".
Không nhất thiết chỉ ôm hôn mới là thể hiện tình cảm
Từ chối tình cảm không nên được đánh đồng với cách cư xử xấu hoặc hành vi xấu. Hetter khẳng định rằng trẻ nên thể hiện thái độ lịch sự và tôn trọng người khác trong khi vẫn duy trì ranh giới nhất định: "Cách cư xử, đối xử với mọi người một cách tôn trọng và tình cảm khác với ép buộc thể hiện tình cảm".
Bố mẹ nên giải thích để người thân hiểu rằng người trưởng thành, thậm chí là họ hàng gần gũi, nên tôn trọng quyết định của trẻ. "Tôi giải thích với người thân lý do tại sao chúng tôi để cho con quyết định sẽ ôm hôn ai, khi con tự nguyện làm điều đó thì đó là niềm vui, chứ không phải từ nghĩa vụ hoặc theo lệnh trực tiếp từ mẹ", Katia Hetter chia sẻ
Hetter cũng đưa ra những gợi ý khác thay vì hôn và ôm, đó là khuyến khích trẻ bắt tay hoặc làm hành động đập tay: "Khi trẻ nhút nhát và biểu hiện không thích, bố mẹ có thể bắt đầu đưa ra những gợi ý thay thế như bắt tay hoặc đập tay để bày tỏ tình cảm".
Không có gì đáng thất vọng, những lựa chọn thay thế này thực sự có thể củng cố mối quan hệ của người thân với đứa trẻ, như câu chuyện của bà mẹ Angie S chia sẻ về cách ứng xử của chồng và con trai mình: "Bạn có thể làm những gì giống như chồng và con trai tôi làm, họ thường đập tay nhau thể hiện sự đồng tình. Và khi con nghe thấy tiếng bố đi làm về, con sẽ chạy ra ngoài chỉ để bắt tay bố".
Tác giả bài viết: Tuyết Mai
Nguồn tin: