‘Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh”, gia đình nào cũng có cái hay, cái dở riêng, khôn khéo thì đậy lại, mà không khéo thì cả làng cả xóm biết. Gia đình Thương nằm trong diện “nát từ trên xuống dưới”.
Bố mẹ Thương sống ly thân với nhau được gần 7 năm mặc dù vẫn chung nhà, nhưng mỗi người một phòng. Thương vốn là đứa con gái ngoan ngoãn, nhưng vì sống trong ngôi nhà dư về tiền bạc, nhưng thiếu thốn tình cảm ấy lâu ngày cô hình thành bản tính ngang ngược, lạnh lung, và không quan tâm đến ai hết.
Bố Thương có bồ riêng, còn mẹ cô thì tuy 7 năm nay không công khai các mối quan hệ ngoài luồng như chồng nhưng Thương đủ lớn để biết người đàn ông vẫn sớm hôm đưa đón mẹ cô là ai. Lúc đầu Thương khó chịu lắm, nhưng lâu dần thấy quen, và mất dần cảm xúc với chuyện “ông ăn nem bà ăn chả” của bố mẹ.
Khi Thương tròn 18 tuổi, sau gần 7 năm sống ly thân bố mẹ cô quyết định ra tòa ly hôn. Thời điểm này dù đã chuẩn bị sẵn tinh thần nhưng tin bố mẹ ly hôn vẫn khiến Thương đau đớn. Đã rất nhiều lần cô mơ ước về một ngôi nhà hạnh phúc, nhiều lần cô nghĩ đến cảnh bố ẹm cô tay chung tay nhưng điều đó là không có thật.
Điều không ngờ đến là vào thời điểm dứt khoát này thì mẹ Thương bị ốm nặng, kết quả cho thấy mẹ cô mắc bệnh ung thư, bệnh đã quá nặng, chuyển di căn, mọi thứ lúc này chỉ còn chờ đợi vào thời gian, chỉ có thể mong kéo dài thời gian sống cho bà thôi, chứ cứu chữa là không thể. Bố Thương hay tin vợ mắc bệnh hiểm nghèo nhưng vẫn dửng dưng, vẫn ngày đêm say đắm bên cô bồ trẻ. Thương căm hận người đàn ông này.
Biết vợ không sống được bao lâu nên bế Thương không ly hôn nữa, mọi thứ vẫn vậy, chỉ duy có điều kể từ ngày mẹ Thương nằm trên giường bệnh không có một gã đàn ông nào ngó ngàng đến, ngày đêm lúc này chỉ có cô bên cạnh chăm sóc mẹ.
Được gần 5 tháng, sức khỏe của mẹ Thương yếu dần, bà không nghĩ thoáng được nên bệnh tình ngày càng nặng. Thế rồi, gần 1 tháng sau đó bà mất, đám tang diễn ra chóng vánh. Ngày đưa tang mẹ, bố Thương chỉ đến có mặt cho qua lần, quàng chiếc áo tang lúc nhát rồi ‘chuồn’ thẳng. Nhiều người nói bố Thương là kẻ cạn tình, bất nhân bất nghĩa, Thương hận bố nhiều nhưng không thể thay đổi gì.
Mẹ mất, bố đi biệt không về nhà, chỉ còn lại mình Thương trong căn nhà trống, nhiều khi nhìn lên di ảnh của mẹ cô ớn lạnh. Ngày giỗ đầu mẹ, Thương gọi điện van nài bố về nhưng bố Thương vẫn một mực không về, léo nhéo bên kia điện thoại tiếng cô bồ trẻ của bố cô vọng lại “Người chết thì đã chết rồi, người sống còn sờ sờ đây về làm gì. Mặc kệ cô ta đi, tối nay anh hứa đưa em đi mua sắm đó đừng có cho em leo cây..,”, Thương khóc òa, tắt điện thoại ôm ảnh mẹ khóc nức nở.
Cô tự nhủ lòng mình sẽ từ bỏ người cha này, đợi tổ chức đám giỗ cho mẹ xong sẽ đến “xử lý” cô bồ trẻ kia. Đến lúc này cô không thể nhẫn nhịn thêm chút nào nữa.
Bố mẹ Thương sống ly thân với nhau được gần 7 năm mặc dù vẫn chung nhà, nhưng mỗi người một phòng. Thương vốn là đứa con gái ngoan ngoãn, nhưng vì sống trong ngôi nhà dư về tiền bạc, nhưng thiếu thốn tình cảm ấy lâu ngày cô hình thành bản tính ngang ngược, lạnh lung, và không quan tâm đến ai hết.
Bố Thương có bồ riêng, còn mẹ cô thì tuy 7 năm nay không công khai các mối quan hệ ngoài luồng như chồng nhưng Thương đủ lớn để biết người đàn ông vẫn sớm hôm đưa đón mẹ cô là ai. Lúc đầu Thương khó chịu lắm, nhưng lâu dần thấy quen, và mất dần cảm xúc với chuyện “ông ăn nem bà ăn chả” của bố mẹ.
Khi Thương tròn 18 tuổi, sau gần 7 năm sống ly thân bố mẹ cô quyết định ra tòa ly hôn. Thời điểm này dù đã chuẩn bị sẵn tinh thần nhưng tin bố mẹ ly hôn vẫn khiến Thương đau đớn. Đã rất nhiều lần cô mơ ước về một ngôi nhà hạnh phúc, nhiều lần cô nghĩ đến cảnh bố ẹm cô tay chung tay nhưng điều đó là không có thật.
Điều không ngờ đến là vào thời điểm dứt khoát này thì mẹ Thương bị ốm nặng, kết quả cho thấy mẹ cô mắc bệnh ung thư, bệnh đã quá nặng, chuyển di căn, mọi thứ lúc này chỉ còn chờ đợi vào thời gian, chỉ có thể mong kéo dài thời gian sống cho bà thôi, chứ cứu chữa là không thể. Bố Thương hay tin vợ mắc bệnh hiểm nghèo nhưng vẫn dửng dưng, vẫn ngày đêm say đắm bên cô bồ trẻ. Thương căm hận người đàn ông này.
Biết vợ không sống được bao lâu nên bế Thương không ly hôn nữa, mọi thứ vẫn vậy, chỉ duy có điều kể từ ngày mẹ Thương nằm trên giường bệnh không có một gã đàn ông nào ngó ngàng đến, ngày đêm lúc này chỉ có cô bên cạnh chăm sóc mẹ.
Được gần 5 tháng, sức khỏe của mẹ Thương yếu dần, bà không nghĩ thoáng được nên bệnh tình ngày càng nặng. Thế rồi, gần 1 tháng sau đó bà mất, đám tang diễn ra chóng vánh. Ngày đưa tang mẹ, bố Thương chỉ đến có mặt cho qua lần, quàng chiếc áo tang lúc nhát rồi ‘chuồn’ thẳng. Nhiều người nói bố Thương là kẻ cạn tình, bất nhân bất nghĩa, Thương hận bố nhiều nhưng không thể thay đổi gì.
Mẹ mất, bố đi biệt không về nhà, chỉ còn lại mình Thương trong căn nhà trống, nhiều khi nhìn lên di ảnh của mẹ cô ớn lạnh. Ngày giỗ đầu mẹ, Thương gọi điện van nài bố về nhưng bố Thương vẫn một mực không về, léo nhéo bên kia điện thoại tiếng cô bồ trẻ của bố cô vọng lại “Người chết thì đã chết rồi, người sống còn sờ sờ đây về làm gì. Mặc kệ cô ta đi, tối nay anh hứa đưa em đi mua sắm đó đừng có cho em leo cây..,”, Thương khóc òa, tắt điện thoại ôm ảnh mẹ khóc nức nở.
Cô tự nhủ lòng mình sẽ từ bỏ người cha này, đợi tổ chức đám giỗ cho mẹ xong sẽ đến “xử lý” cô bồ trẻ kia. Đến lúc này cô không thể nhẫn nhịn thêm chút nào nữa.
Tác giả bài viết: Hồng Quyên (Hải Phòng)
Nguồn tin: