Kinh tế

Quỳnh Lưu: Hoàn thành tiêm phòng gia súc, gia cầm vụ Thu

Với sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của UBND huyện Quỳnh Lưu, công tác tiêm phòng gia súc, gia cầm vụ Thu đã được Trạm chăn nuôi và Thú y huyện triển khai đảm bảo đúng kế hoạch của UBND tỉnh, đạt kết quả cao hơn so với vụ Thu năm 2015.

1Cán+bộ+Trạm+thú+y+huyện+tiêm+phòng+cho+đàn+gia+súc
Cán bộ trạm thú y tiêm phòng cho đàn gia súc

Sau khi tổ chức Hội nghị triển khai tại huyện, Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện Quỳnh Lưu đã phân công, giao trách nhiệm cho các cán bộ Trạm bám sát địa bàn các xã, thị trấn để hướng dẫn, kiểm tra, giám sát và đôn đốc các xã, thị trấn triển khai tiêm phòng. Đồng thời, Đoàn kiểm tra của huyện căn cứ tình hình triển khai tại các xã trực tiếp xuống các xã để kiểm tra, đôn đốc các xã thực hiện. Hàng tuần, lãnh đạo Trạm trực tiếp làm việc với Phòng Nông nghiệp & PTNT để báo cáo tiến độ tiêm phòng, những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai tiêm phòng để tìm giải pháp tháo gỡ kịp thời. Thực hiện tốt công tác thống kê đàn trước các vụ tiêm phòng để xây dựng kế hoạch sát với thực tế. Thường xuyên thực hiện công tác thông tin tuyên truyền về vai trò, mục đích, ý nghĩa của công tác tiêm phòng và công tác phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm. Do đó, ý thức của người chăn nuôi trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu ngày càng được nâng cao.


2a4+(1)
Để đảm bảo an toàn cho đàn vật nuôi thì công tác phòng trừ là quan trọng nhất

Ông Nguyễn Văn Tuyển – Xóm Tuần C, xã Quỳnh Châu, huyện Quỳnh Lưu chăn nuôi 1.500 con vịt trời, vịt siêu đẻ và vịt hậu bị. Mỗi năm cho thu lãi hơn 150 triệu đồng. Nuôi vịt là nguồn thu nhập chính của gia đình ông Tuyển, do vậy, ông luôn xác định trong chăn nuôi, để đảm bảo an toàn cho đàn vật nuôi thì công tác phòng trừ là quan trọng nhất. Cứ 6 tháng là phải tiêm phòng một lần. Còn ngoài ra để đảm bảo an toàn thì khi thay đổi thời tiết thì phải cho uống kháng sinh để phòng chống dịch và uống các chất điện giải. Ông Tuyển cho biết thêm: “Trong chăn nuôi, để an toàn đàn vật nuôi thì công tác phòng trừ, tiêm phòng là quan trọng nhất. Chuẩn bị đối với con vịt, con gà, bước vào đẻ có 2 mũi quan trọng là tụ huyết trùng và tả”.
3IMG 8561
Đàn gà của anh Trần Đức Trung đều được tiêm phòng định kỳ

Còn đối với gia đình anh Trần Đức Trung ở xóm 6, Tiến Thành, xã Quỳnh Thắng, huyện Quỳnh Lưu thì hiện nay, chăn nuôi khoảng 2.500 con gà giống Hilai 3 dòng máu với diện tích nuôi hơn 2.000m2. Đây là giống gà đang được nuôi rộng rãi ở Việt Nam. Gà thịt giống Hyline nuôi khoảng 3 – 4 tháng là có thể xuất bán, trọng lượng 1 con từ 1,8 – 2,2 kg. Giá bán hiện nay từ 80.000 đồng – 90.000 đồng/kg. Nhờ nuôi gà mỗi năm gia đình anh Trần Đức Trung có thu nhập gần 500 triệu đồng/năm. Để xây dựng trang trại vào năm 2013, anh Trung cũng đã phải đầu tư gần 1 tỷ đồng xây dựng chuồng trại đảm bảo vệ sinh môi trường, nơi ở thông thoáng cho đàn gà, đồng thời cũng rất chú ý tiêm phòng để đảm bảo sức khỏe đàn vật nuôi, đạt tỷ lệ sống cao hơn, chất lượng thịt tốt hơn. Quy trình vắc xin chọn lọc cẩn thận”- Anh Trung nói:“Ở đây quy trình làm Vắc xin hết. Định kỳ bao nhiêu ngày thì dùng vắc xin đó. Vắc xin cả tiêm, cả uống, cả ngọt”.
4Các+loại+thuốc+tiêm+phòng+đều+đảm+bảo+về+chất+lượng,+có+nguồn+gốc+rõ+ràng+
Huyện Quỳnh Lưu hỗ trợ 50% tiền vắc xin tụ huyết trùng, dịch tả trâu bò, lợn

Để tỷ lệ tiêm phòng đạt hiệu quả cao, UBND huyện Quỳnh Lưu cũng đã hỗ trợ 50% tiền vắc xin Tụ huyết trùng trâu bò, dịch tả lợn và Tụ huyết trùng lợn. Do đó, các xã, thị trấn và người chăn nuôi trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu đã quan tâm, thực hiện tốt công tác tiêm phòng để đảm bảo an toàn và chất lượng đàn vật nuôi. Kết quả tiêm phòng vụ Thu năm 2016, toàn huyện đã tiêm Vắc xin Tụ huyết trùng trâu bò được 11.150 con/ KH 16.314 con, đạt 68,30%, tăng 100,7% so với năm 2015; lợn 12.175 con/ KH 16.724 con, đạt 72,80%, tăng 106,8% so với năm 2015; Vắc xin dịch tả lợn 12.125 con/ KH 16.724 con, đạt 72,5%, tăng 106,5% so với năm 2016; Gia cầm cũng được triển khai tiêm phòng vắc xin Cúm gia cầm, dịch tả, Niu-cát-xơn,... với số lượng lên tới hàng triệu con, chủ yếu là do các hộ chăn nuôi chủ động trong công tác tiêm phòng, còn riêng Trạm chăn nuôi và thú y huyện đã triển khai tiêm phòng được hơn 33.000 liều H5N1. “Để đạt được kết quả tiêm phòng cao thì Trạm đã cử cán bộ đi kiểm tra, giám sát, xuống tận các thôn, xóm, đặc biệt là các hộ dân để tiêm phòng. Trước đó thì tiến hành rà soát tổng đàn” - Ông Đậu Đăng Định – Trưởng trạm chăn nuôi và thú y huyện cho biết.

Nhờ quan tâm thực hiện tốt công tác tiêm phòng gia súc gia cầm nên từ đầu năm đến nay, chăn nuôi trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu luôn phát triển ổn định, không có dịch bệnh gia súc, gia cầm xảy ra. Tỷ lệ tiêm phòng đạt ở mức cao, góp phần giúp bà con chăn nuôi bảo vệ an toàn đàn vật nuôi, phát triển kinh tế./.

Tác giả bài viết: Thanh Nhàn (Đài Quỳnh Lưu)

Nguồn tin:

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP