Nguyên nhân
Cương dương xảy ra để đáp ứng với những tác động phức tạp của hệ nội tiết và hệ thần kinh - các tuyến tiết ra hoóc-môn cho cơ thể - trên mạch máu của dương vật.
Khi có hứng thú tình dục, hooc-môn testosterol sẽ tạo tín hiệu trong não, gửi thông tin hóa học đến các dây thần kinh chi phối các mạch máu ở dương vật, "điều chuyển" máu chảy vào “cậu nhỏ” và giữ lại ở đó khiến “cậu nhỏ” được "bơm căng".
Cơ chế này là một hoạt động phản xạ không kiểm soát từ tủy sống. Điều này giải thích tại sao "cậu nhỏ" của những người bị tổn thương tủy sống vẫn có thể cương cứng và tại sao "cậu nhỏ" có thể cương cứng khi không có kích thích tình dục.
Bạn biết gì về cương dương khi ngủ?
Vì có nhiều chu kỳ giấc ngủ mỗi đêm nên có thể xuất hiện tới 5 lần cương cứng mỗi đêm và có thể kéo dài tới 20-30 phút mỗi lần. Điều này phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng giấc ngủ. Số lượng và chất lượng cương dương giảm dần theo tuổi nhưng vẫn có những trường hợp ngoại lệ.
Một số nam giới cũng có thể gặp tình trạng cương dương về đêm trong giấc ngủ không REM, nhất là nam giới cao tuổi. Người ta chưa giải thích được lý do.
Testosterone, đạt mức cao nhất vào buổi sáng, cũng đã được chứng minh là làm tăng cường tần số cương dương về đêm. Đáng chú ý là chưa thấy testosterone tác động nhiều đến các kích thích thị giác hoặc cương dương do tưởng tượng. Những hiện tượng này được chi phối chủ yếu bởi "hệ thống phần thưởng” của não vốn chịu trách nhiệm tiết ra dopamine.
Lý do khiến nam giới thức dậy với “cậu nhỏ đứng thẳng” có thể liên quan đến việc não bộ tự thoát khỏi giấc ngủ REM.
Cũng cần nhấn mạnh một hiện tương tương tự ở phụ nữ nhưng ít được nghiên cứu hơn. Những đợt máu dồn đến âm đạo trong giấc ngủ REM cũng làm vùng này trở nên nhạy cảm và "ẩm ướt" hơn.
Mục đích của hiện tượng này là gì?
Nguyên nhân có thể là do tình trạng bàng quang đầy đã kích thích dây thần kinh đến tủy sống và phản ứng trực tiếp bằng cách gây cương cứng. Điều này có thể giải thích tại sao cương dương sẽ hết sau khi bàng quang được “xả” hết.
Nghiên cứu khoa học chưa xác định liệu cương cứng vào buổi sáng có góp phần vào sức khỏe của “cậu nhỏ” hay không. Có thể tăng ôxy trong dương vật vào ban đêm có thể có lợi cho sức khỏe của các mô cơ tạo nên “cậu nhỏ”.
Điều gì xảy ra khi “cậu nhỏ” không "giương cờ" vào buổi sáng?
Tình trạng cương dương về đêm biến mất có thể là chỉ báo hữu ích của các bệnh hay gặp ảnh hưởng đến chức năng cương dương như ở bệnh nhân tiểu đường... bởi nó độc lập với các yếu tố tâm lý.
Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã gợi ý rằng những rối loạn sức khỏe tâm thần như trầm cảm nặng có thể ảnh hưởng đến cương dương về đêm.
Do đó “cậu nhỏ” không cương vào buổi sáng không nhất thiết phải là dấu hiệu của bệnh hay mức testosterone thấp.
Vậy hiện tượng này có tốt không?
Vì sức khỏe tim mạch tốt có liên quan đến khả năng cương dương, nên sự hiện diện của cương dương về đêm nói chung được nhìn nhận là tin tốt.
Duy trì một lối sống lành mạnh là rất quan trọng trong việc tránh và thậm chí đẩy lùi rối loạn chức năng cương dương. Vì vậy điều quan trọng là phải nhớ ăn uống lành mạnh, duy trì cân nặng bình thương, tập thể dục, tránh hút thuốc và uống rượu.
Tác giả bài viết: Cẩm Tú
Nguồn tin: