Em Trần Thị Hằng sinh ra trong một gia định nông dân nghèo tại xóm 4 xã Thanh Long huyện Thanh Chương. Cha em, ông Trần Huy Từ yếu ớt từ nhỏ nay đang hưởng chế độ bảo trợ 202, chưa đến 60 tuổi mà hom hem như một ông lão. Mẹ em, bà Phạm Thị Liệu, đau khớp kinh niên. Gia tài vỏn vẹn chỉ là một căn nhà cấp 4 diện tích 24 m2 và một con me nhỏ. Bù lại 2 người con gái lại học rất giỏi nhưng cô chị chỉ học đến lớp 9 rồi phải dừng lại đi làm thuê nay đã lấy chồng. Còn lại Hằng dù khổ cực, ông bà vẫn cố nuôi con học hết THPT. Không phụ sự yêu thương của cha mẹ, Hằng học rất giỏi, từ lớp 1 đến lớp 12 đều đạt học sinh tiên tiến xuất sắc, các năm học lớp 11, 12 là học sinh giỏi toàn diện, từng đạt giải 3 môn Địa lý tại kỳ thi học sinh giỏi tỉnh. Nhận xét về cô học trò cưng của mình cô giáo Nguyễn Thị Huyền Nga giáo viên môn Địa lý, người trực tiếp chủ nhiệm lớp suốt 3 năm chia se: Hằng là một học sinh chăm ngoan, có chí, cầu thị được các thầy, cô giáo và bạn bè yêu quý.
Ngoài thời gian học tập em thường phụ giúp cha mẹ làm việc duy trì cuộc sống
Không phụ sự yêu thương của cha mẹ, sự kỳ vọng của nhà trường, trong kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia vừa qua em đã đạt 24 điểm khối C với kết quả cụ thể: Văn: 8, Sử 7,5, Địa lý 8,5. Đạt kết quả cao tại kỳ thi nhưng thay vì vui mừng thì em và gia đình lại buồn. Vui vì kết quả học tập nhưng buồn vì gia cảnh. Hằng cho biết là trong lúc bạn bè thì xong, nghỉ ngơi chờ kết quả em đã đi tìm việc làm ở 3 nơi nhưng vẫn chưa tìm được việc làm phù hợp. Em vừa trở về từ Bắc Ninh sau khi đã ký Hiệp đồng làm việc với công ty Sam Sung. Về đến nhà em được thầy cô và bạn bè cho biết là em và một số bạn khác vừa được nhà trường gửi danh sách cho Sở Giáo dục để làm hồ sơ trình UBND tỉnh khen thưởng vì thành tích cao tại kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia.
Thầy Phạm Kim Chung (áo trắng) đang động viên gia đình tạo diều kiện cho Hằng được đi học
Mẹ con Trần Thị Hằng bần thần trước giấy báo đi học hoặc đi làm công nhân
Buồn vì gia cảnh, Hằng và gia đình đang bâng khuâng đứng giữa nhiều sự lựa chọn. Đi làm công nhân hay đi học Đại học. Với số điểm này em có thế chọn học ở nhiều trường đại học nhưng luôn ước mơ trở thành nhà báo Hằng đang hướng cề Khoa Báo chí Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, chọn trường xa vì ở đó có người hứa sẽ tìm việc làm thêm cho em.
Thương cảm một học sinh nghèo học giỏi có thể không thực hiện được giấc mơ Đại học, một số thầy cô giáo và bà con làng xóm đã hứa là sẽ giúp đỡ trực tiếp và kêu gọi Hội đồng hương xã, huyện và các nhà hảo tâm góp phần giúp đỡ Hằng. Tuy nhiên tất cả cũng mới chỉ là lời hứa và những kỳ vọng phía trước, trong lúc thời gian nạp hồ sơ xét tuyển đã gần kết thúc. Nhìn mẹ con Hằng bần thần ngồi trước những tấm giấy khen tờ giấy báo điểm và bản hiệp đồng thử việc không ai có thể kìm nén được tiếng thở dài. Những chứng tích phản ánh quá trình và kết quả học tập này có thể sẽ được gấp lại bỏ vào đáy tủ, trở thành ký ức và ngày mai em sẽ ra bắc trở thành một công nhân thay vì vào nam để thực hiện ước mơ trở thành một nhà báo.
Tác giả bài viết: Trần Đình Hà