AT&T Picturephone (1964): Trước khi Skype và trước FaceTime ra đời, AT&T đã cố gắng làm cho cuộc gọi video trở thành hiện thực bằng thiết bị Picturephone. Những quảng cáo của sản phẩm hứa hẹn là "điểm nhấn của điện thoại tương lai". Tuy nghiên, nỗ lực của AT&T để phát triển và phổ biến sản phẩm điện thoại video vào những năm 1990 đã thất bại.
Nokia N-Gage (2003): Được trình làng vào tháng 10/2003, N-Gage là điện thoại kết hợp máy nghe nhạc và thiết bị chơi game cầm tay nhưng không thắng về doanh số. Người dùng khó có thể nghe gọi bình thường, tính năng media hạn chế và nền tảng game kén người chơi.
ESPN Phone (2005): Theo chân các nhà mạng viễn thông như Virgin Mobile, TracPhone, và Cricket Wireless đang khai thác dịch vụ mạng di động ảo (MVNO), ESPN cũng đã hiện thực hóa bằng ESPN Phone. Thiết bị là chiếc điện thoại nấp gập có giá 400 USD đi kèm dịch vụ. Sau đó 9 tháng, ESPN tự tay khai tử sản phẩm vì không đạt doanh số như mong đợi.
Motorola Rokr (2005): Chiếc điện thoại là sản phẩm kết hợp giữa 2 ông lớn trong làng công nghệ lúc ấy: Apple và Motorola. Dù sỡ hữu những tính năng mới mẻ, thiết kế hiện đại nhưng Rokr lại vướng phải các lỗi khó chịu về âm thanh, phần mềm, cơ chế lưu trữ... Nhờ thất bại này mà Apple đã đẩy mạnh và thành công với dự án M68 hay còn gọi là iPhone như thiện nay.
BlackBerry Storm (2008): Theo yêu cầu của Verizon, Dâu đen quyết định tạo ra Storm, thiết bị có màn hình cảm ứng, với hi vọng sản phẩm sẽ trở thành "iPhone killer". Tuy nhiên, việc thực hiện nó có vấn đề, từ cách thiết kế đến phần mềm hệ thống, ứng dụng đi kèm làm người dùng chán nản. Lợi nhuận của RIM (tên công ty trước khi đổi hoàn toàn sang BlackBerry) đã sụt giảm khi ra mắt Storm.
Microsoft Kin (2010): Sinh ra từ việc mua lại Danger của Microsoft, công ty đứng sau SideKick nổi tiếng, Kin là chiếc điện thoại lai giữa smartphone và nắp trượt. Khác với các điện thoại thông minh thời đó, Kin không có ứng dụng nhưng thiết bị vẫn có thể truy cập vào các mạng xã hội như Twitter, Facebook hay MySpace để lưu trữ hình ảnh và video. Vì giá bán quá cao nên Microsoft Kin chỉ tồn tại trong thời gian ngắn ngủi.
Samsung Galaxy Beam (2012): Beam được công ty đã công bố tại Mobile World Congress vào năm 2012. Về cơ bản, thiết bị là một Galaxy S Advance với máy chiếu Pico được tích hợp sẵn. Vì giá đắt, cồng kềnh, với các thông số phần cứng và hệ điều hành Android cũ kỹ đã phần nào đưa Samsung Galaxy Beam vào quên lãng.
HTC First hay Facebook Phone (2013): Vào mùa xuân năm 2013, Facebook hợp tác cùng HTC phát hành chiếc điện thoại Facebook Phone. Mặc dù người dùng khá thích Facebook nhưng sự đơn điệu đến từ hệ điều hành, giao diện đã góp phần giết chết sản phẩm.
Amazon Fire (2014): Thiết bị sở hữu màn hình hiển thị 3D, phần mềm Firefly có thể xác định các đối tượng để người dùng dễ dàng thêm chúng vào giỏ hàng,...Tuy nhiên, vì các điều lệ giữa Google và Amazon nên FireOS không có quyền truy cập vào Cửa hàng Google Play. Đó cũng là nguyên nhân khiến Fire không được ưa chuộng.
Dự án Ara của Google (2013 - 2016): Sau nhiều năm phát triển, Ara đã bị Google hủy bỏ, Phong cách thiết kế môđun kết hợp mới lạ và nhận nhiều được sự khen ngợi của giới công nghệ. Tuy nhiên, vì Regina Dugan, người điều hành ATAP tại Google đã rời đi nên dự án đã kết thúc.
Tác giả bài viết: Gia Minh
Nguồn tin: