|
Nhà tâm lý học Philippa Garety, giáo sư tại phòng khám tâm lý ở đại học King's College London còn e ngại rằng số lượng này đang tăng vọt ở những người trẻ tuổi dùng mạng xã hội. "Thế giới số đang làm thay đổi xã hội theo cách khiến chúng ta cảm thấy lúc nào mình cũng bị giám sát và bằng cách nào đó nó sẽ được ghi lại, tung lên mạng. Điều này có thể khiến bạn xuất hiện cảm giác lo lắng do lúc nào cũng nghĩ mình đang bị theo dõi”, Philippa Garety nói.
Hoang tưởng có rất nhiều mức độ, từ những suy nghĩ ảo tưởng đến mức độ nặng như "nghi ngờ phóng đại". Mối đe dọa này nghiêm trọng nhất với người trẻ tuổi vì họ là đối tượng sử dụng mạng xã hội nhiều nhất. Hiệp hội Quốc gia về Ngăn ngừa ngược đãi trẻ em Anh quốc đã cho rằng mạng xã hội làm tăng số lượng tự gây tổn thương ở người trẻ tuổi. 18.778 thanh thiếu niên từ 11-18 tuổi ở Anh phải nhập viện vì tự gây tổn thương cho bản thân vào năm 2015-2016, tăng 14% so với năm trước. Mỗi ngày có khoảng 50 trường hợp thanh thiếu niên cố gắng tự tử.
Nguyên nhân gây ra điều này có thể vì áp lực thường xuyên đặt lên thanh thiếu niên, đặc biệt từ mạng xã hội – nơi luôn đặt ra yêu cầu bạn phải có một đời sống hoàn hảo, xây dựng những hình ảnh thường không thực. Thanh thiếu niên kết nối với bạn bè 24/7 nghĩa là không bao giờ thoát ra khỏi áp lực này. Cộng thêm vào đó là những đau buồn xảy ra trong đời sống thực khiến áp lực đè lên họ nặng hơn.
Tác giả:
Nguồn tin: Báo Pháp luật TPHCM