Đó là câu chuyện làm dâu của chị Bùi Phương Nga (SN 1984, phường Yên Ninh, TP Yên Bái). Chị Nga cho biết, chị làm dâu từ năm 2007. Đến nay, 10 năm trôi qua, chị vẫn sống cùng mẹ chồng và không hề có ý định ra ở riêng.
Những ngày đầu bỡ ngỡ làm dâu
Chị Phương Nga chia sẻ thêm, chồng chị là con trai út trong một gia đình 4 anh chị em. Chính vì vậy, sau lễ cưới, chị Nga về làm dâu và chung sống cùng với bố mẹ chồng dưới một mái nhà.
Nhớ lại những ngày bỡ ngỡ làm dâu, chị Nga tiết lộ, chị không dậy sớm nấu cơm dọn nhà như nhiều nàng dâu khác mà ngủ dậy khá muộn. Lúc chị dậy, đồ ăn sáng đã sẵn sàng. Người chuẩn bị đồ ăn cho cả nhà khi đó là mẹ chồng chị. Hai vợ chồng thức dậy chỉ việc ngồi vào bàn ăn.
Mẹ chồng chị thấy vậy, bà không tỏ vẻ khó chịu, chỉ căn dặn hai vợ chồng nên ăn sáng ở nhà và nếu có thể thì về sớm phụ việc bếp núc với bà.
"Lúc nghe mẹ khuyên bảo, tôi khá lo lắng vì nghĩ mẹ khó tính. Tuy nhiên, càng ngày, nỗi sợ hãi ấy càng mất dần. Thay vào đó, tôi đã có cảm giác mình là một thành viên chính thức trong gia đình. Đến ngày sinh con, tôi lại càng hiểu và gần gũi hơn với mẹ chồng mình”- chị Nga nói về mẹ chồng bằng giọng đầy kính mến.
Phụ nữ sinh con mới biết lòng người mẹ
Chị Nga cho biết, ngày chị sinh con trai đầu lòng, người luôn ở bên cạnh chăm sóc, chiều chuộng chị không phải là mẹ đẻ mà là mẹ chồng (bố đẻ chị ốm nên mẹ đẻ không tiện chăm sóc).
Tất cả mọi việc, từ việc ăn uống hàng ngày theo chế độ “bà đẻ”, đến dọn dẹp nhà cửa, tắm rửa cho cháu bé, mẹ chồng không để chị hay ai phải động tay vào.
Bà nói với chị: “Phụ nữ mới sinh con sức khỏe còn yếu, tâm sinh lý không ổn định nên cần được nghỉ ngơi, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, nhất là không được căng thẳng”.
Bà còn dặn con trai phải chiều chuộng, không nặng lời với vợ. Vì thế, trong 3 tháng liền sau sinh, chị Nga nói, chị được “an dưỡng” theo đúng nghĩa.
“Sinh con được một thời gian, tôi bị thủy đậu nên mẹ chồng kiêng cữ và chăm sóc chu đáo không kém gì lúc tôi mới sinh con. Bà còn cẩn thận đun nước sôi để nguội rồi tự tay vệ sinh cá nhân cho tôi”, chị Nga nói tiếp.
Hết thời gian kiêng cữ, chị Nga tiếp tục công việc của một giáo viên mầm non. Tuy vậy, chị vẫn nhận được sự giúp đỡ, động viên chu đáo của mẹ chồng.
Chị Nga kể: “Lúc tôi tham gia thi giáo viên dạy giỏi, thời tiết rất lạnh, tôi thường ở lại trường mầm non muộn để làm đồ chơi chuẩn bị cho kỳ thi. Về nhà, tôi nghĩ bố mẹ đã đi ngủ, ai ngờ mẹ chồng còn thức. Thấy tôi về, bà đưa cho tôi cái túi chườm tay bảo: “Con cầm lấy cho ấm”. Nói xong, bà đứng dậy đi hâm nóng lại thức ăn.
Buổi sáng tôi đi thi, bà mở sẵn cổng rồi đặt vào tay tôi một nhúm hoa mộc và bảo: “Con cầm đi cho thơm, chúc con thi may mắn”… Hôm ấy, tôi thấy thật hạnh phúc. Có lẽ vì thế mà tôi đã đạt giải ba cuộc thi giáo viên mầm non giỏi cấp tỉnh năm đó”, chị Nga cười nói.
Thấy tóc con dâu hay rụng, mẹ chồng chị còn đi bốc thuốc nam về đun nước gội đầu cho con. Bà còn tự tay cầm gáo múc nước gội đầu cho chị. Bà bảo: “Ngày trước mẹ hay múc nước gội đầu cho chị Lan (tên chị gái chồng), giờ chị Lan đi lấy chồng, mẹ gội cho con”.
Vợ chồng chị Nga công việc bận rộn nên các cháu đều một tay ông bà chăm sóc. Giai đoạn vợ chồng mới cưới, lương thấp, ông bà thường xuyên giúp đỡ, hỗ trợ kinh tế. Nhờ có ông bà mà 2 vợ chồng yên tâm công tác, phấn đấu, thăng tiến trong nghề nghiệp.
Chị bảo, mẹ chồng chị là người kỹ tính, nhưng bà vốn là nhà giáo nên rất tâm lý, hiểu biết. Bà thương con trai nên cũng thương con dâu.
“Mỗi chiều mưa khi tôi đi làm về, mẹ chồng tôi thường cầm ô chạy ra mở cổng để tôi không phải xuống xe. Qua những việc hàng ngày ấy, tôi cảm nhận được tình thương yêu thực sự của người mẹ dành cho con”, chị Nga chia sẻ. Chính vì thế, 10 năm qua, người ta vẫn thấy, giữa chị và mẹ chồng không bao giờ có chuyện nói xấu về nhau.
“Có lần do mâu thuẫn trong việc dạy con, chồng tôi gợi ý chuyện ra ở riêng, nhưng tôi không đồng ý. Tôi hiểu rằng sống chung trong một nhà, 2 thế hệ khác nhau không thể không có những mâu thuẫn, những chuyện khó xử.
Chuyện mẹ chồng - nàng dâu nhà nào cũng có, nhưng nếu biết cách tiết chế, hạn chế nghĩ đến cái xấu, luôn đặt phần tốt đẹp của đối phương lên trên hết thì mọi chuyện sẽ dễ dàng hơn”, chị Phương Nga khẳng định.
Những ngày đầu bỡ ngỡ làm dâu
Chị Phương Nga chia sẻ thêm, chồng chị là con trai út trong một gia đình 4 anh chị em. Chính vì vậy, sau lễ cưới, chị Nga về làm dâu và chung sống cùng với bố mẹ chồng dưới một mái nhà.
Nhớ lại những ngày bỡ ngỡ làm dâu, chị Nga tiết lộ, chị không dậy sớm nấu cơm dọn nhà như nhiều nàng dâu khác mà ngủ dậy khá muộn. Lúc chị dậy, đồ ăn sáng đã sẵn sàng. Người chuẩn bị đồ ăn cho cả nhà khi đó là mẹ chồng chị. Hai vợ chồng thức dậy chỉ việc ngồi vào bàn ăn.
Mẹ chồng chị thấy vậy, bà không tỏ vẻ khó chịu, chỉ căn dặn hai vợ chồng nên ăn sáng ở nhà và nếu có thể thì về sớm phụ việc bếp núc với bà.
"Lúc nghe mẹ khuyên bảo, tôi khá lo lắng vì nghĩ mẹ khó tính. Tuy nhiên, càng ngày, nỗi sợ hãi ấy càng mất dần. Thay vào đó, tôi đã có cảm giác mình là một thành viên chính thức trong gia đình. Đến ngày sinh con, tôi lại càng hiểu và gần gũi hơn với mẹ chồng mình”- chị Nga nói về mẹ chồng bằng giọng đầy kính mến.
Phụ nữ sinh con mới biết lòng người mẹ
Chị Nga cho biết, ngày chị sinh con trai đầu lòng, người luôn ở bên cạnh chăm sóc, chiều chuộng chị không phải là mẹ đẻ mà là mẹ chồng (bố đẻ chị ốm nên mẹ đẻ không tiện chăm sóc).
Tất cả mọi việc, từ việc ăn uống hàng ngày theo chế độ “bà đẻ”, đến dọn dẹp nhà cửa, tắm rửa cho cháu bé, mẹ chồng không để chị hay ai phải động tay vào.
Bà nói với chị: “Phụ nữ mới sinh con sức khỏe còn yếu, tâm sinh lý không ổn định nên cần được nghỉ ngơi, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, nhất là không được căng thẳng”.
Bà còn dặn con trai phải chiều chuộng, không nặng lời với vợ. Vì thế, trong 3 tháng liền sau sinh, chị Nga nói, chị được “an dưỡng” theo đúng nghĩa.
“Sinh con được một thời gian, tôi bị thủy đậu nên mẹ chồng kiêng cữ và chăm sóc chu đáo không kém gì lúc tôi mới sinh con. Bà còn cẩn thận đun nước sôi để nguội rồi tự tay vệ sinh cá nhân cho tôi”, chị Nga nói tiếp.
Hết thời gian kiêng cữ, chị Nga tiếp tục công việc của một giáo viên mầm non. Tuy vậy, chị vẫn nhận được sự giúp đỡ, động viên chu đáo của mẹ chồng.
Chị Nga kể: “Lúc tôi tham gia thi giáo viên dạy giỏi, thời tiết rất lạnh, tôi thường ở lại trường mầm non muộn để làm đồ chơi chuẩn bị cho kỳ thi. Về nhà, tôi nghĩ bố mẹ đã đi ngủ, ai ngờ mẹ chồng còn thức. Thấy tôi về, bà đưa cho tôi cái túi chườm tay bảo: “Con cầm lấy cho ấm”. Nói xong, bà đứng dậy đi hâm nóng lại thức ăn.
Buổi sáng tôi đi thi, bà mở sẵn cổng rồi đặt vào tay tôi một nhúm hoa mộc và bảo: “Con cầm đi cho thơm, chúc con thi may mắn”… Hôm ấy, tôi thấy thật hạnh phúc. Có lẽ vì thế mà tôi đã đạt giải ba cuộc thi giáo viên mầm non giỏi cấp tỉnh năm đó”, chị Nga cười nói.
Thấy tóc con dâu hay rụng, mẹ chồng chị còn đi bốc thuốc nam về đun nước gội đầu cho con. Bà còn tự tay cầm gáo múc nước gội đầu cho chị. Bà bảo: “Ngày trước mẹ hay múc nước gội đầu cho chị Lan (tên chị gái chồng), giờ chị Lan đi lấy chồng, mẹ gội cho con”.
Vợ chồng chị Nga công việc bận rộn nên các cháu đều một tay ông bà chăm sóc. Giai đoạn vợ chồng mới cưới, lương thấp, ông bà thường xuyên giúp đỡ, hỗ trợ kinh tế. Nhờ có ông bà mà 2 vợ chồng yên tâm công tác, phấn đấu, thăng tiến trong nghề nghiệp.
Chị bảo, mẹ chồng chị là người kỹ tính, nhưng bà vốn là nhà giáo nên rất tâm lý, hiểu biết. Bà thương con trai nên cũng thương con dâu.
“Mỗi chiều mưa khi tôi đi làm về, mẹ chồng tôi thường cầm ô chạy ra mở cổng để tôi không phải xuống xe. Qua những việc hàng ngày ấy, tôi cảm nhận được tình thương yêu thực sự của người mẹ dành cho con”, chị Nga chia sẻ. Chính vì thế, 10 năm qua, người ta vẫn thấy, giữa chị và mẹ chồng không bao giờ có chuyện nói xấu về nhau.
“Có lần do mâu thuẫn trong việc dạy con, chồng tôi gợi ý chuyện ra ở riêng, nhưng tôi không đồng ý. Tôi hiểu rằng sống chung trong một nhà, 2 thế hệ khác nhau không thể không có những mâu thuẫn, những chuyện khó xử.
Chuyện mẹ chồng - nàng dâu nhà nào cũng có, nhưng nếu biết cách tiết chế, hạn chế nghĩ đến cái xấu, luôn đặt phần tốt đẹp của đối phương lên trên hết thì mọi chuyện sẽ dễ dàng hơn”, chị Phương Nga khẳng định.
Tác giả bài viết: Hoàng Anh
Nguồn tin: