Vết trượt lầm lỡ
Vì sao chị lầm lỡ ư? Cũng vì cái gã chồng không ra gì. Chị giờ cũng chẳng còn buồn bực, chẳng còn lưu luyến gì với con người ấy nữa, dù đó là cha của con chị đấy nhưng anh ta nào có quan tâm đoái hoài gì tới nó đâu. Mình chị sinh nó ra, mình chị nuôi nấng nó lên được chừng này, mình chị lo cho nó ăn, nó ngủ, nó đau bệnh cũng mình chị. Còn hắn ta ư? Chỉ rong chơi, rượu chè và cờ bạc, rồi về trút giận lên chị những lúc thua trắng tay. Chị thành ra thế này cũng vì anh ta. Nhưng thôi, đó cũng là số phận của chị rồi. Giờ chị chỉ muốn được yên bình, sống với đứa con, nó là cuộc đời tươi sáng cuối cùng của chị. Chị bộc bạch với cái vẻ bất cần của người đã ngã ngựa nhiều lần với cuộc đời, với tình yêu, với niềm hạnh phúc ngắn ngủi của mình.
Chị kể với tôi một mạch như thế. Nhìn đôi mắt chị, tôi hiểu rõ rằng người phụ nữ tuy yếu đuối nhưng khi đã rơi vào bi kịch thì tất thảy họ luôn đứng lên và gan lì hơn. Nét thùy mị trên khuôn mặt đoan trang ngày nào bây giờ đọng bao nỗi lo âu, đôi mắt chị chùng lại khiến ai ai nhìn vào cũng nao lòng. Ròng rã bao nhiêu năm trời, chị gan lì và mạnh mẽ, chị một mình âm thầm để nuôi con. Giá như chị làm vợ của một người chồng khác, có lẽ bây giờ chị đã rất hạnh phúc. Tôi thầm nghĩ, một người như chị đáng ra phải được hạnh phúc, sinh ra trong gia đình khốn khổ, chị như bông hoa thạch thảo, giữ màu tím son sắt và gan góc mọc lên từ những phiến đá ngoài đời kia, phiến đá cuộc đời đã đè nặng lên vai chị nhưng chị vẫn lật tung ra và đứng lên bằng sức mạnh của mình.
Chị sinh ra nghèo lắm em ạ, nhà đã nghèo, lại neo người, chỉ có chị với mẹ già. Tuổi thơ là “điệp khúc” nửa ngày đến trường, nửa ngày đi chăn trâu ngoài đồng. Học hết lớp 4 phải bỏ ngang để ở nhà phụ việc giúp mẹ vì thời gian này bỗng dưng mẹ đổ bệnh. Biết đây là chuyện chẳng đừng được do gia cảnh khó khăn, chị không phàn nàn gì hết. Lớn hơn một chút, chị phải lên thành phố để ở đợ, làm “ô-sin” cho nhà người ta. Khi ấy mới được chừng 14, 15 tuổi thôi. Đi làm một thời gian, chị lại về nhà, trường học trong xã gọi chị đi học tiếp rồi lại cắp sách đến trường cấp I mặc dù đã ở tuổi cuối cấp II. Học được một thời gian, chị lại bỏ lên thành phố để mưu sinh. Chị chẳng ngờ rằng bước ngoặt cuộc đời sẽ xảy đến với mình trong tương lai cũng bắt đầu từ giai đoạn này. Bây giờ ngồi nghĩ lại, chị vẫn còn tiếc rằng giá như ngày trước mình chịu khó học hành thì có lẽ đã hiểu biết hơn, đã không sa ngã đến mức bị người đời khinh mạt.
Năm 19 tuổi, chị ở giúp việc nhà cho người ta đấy. Nhưng có một chàng trai để ý và làm quen. Sau một thời gian quen nhau, những khi chị ra ngoài, hay những khi chủ vắng nhà là chàng trai lại lui tới. Còn ít kinh nghiệp sống, tình yêu đầu đời vụng dại khiến chị không kìm được cảm xúc, cả hai đã ăn “trái cấm”. Khi biết chị có bầu, bạn trai đã dẫn về nhà ra mắt cha mẹ. Không vui vẻ gì khi con trai mình yêu một cô “ô-sin”, tuy nhiên vì cái bụng bầu của chị nên họ đành miễn cưỡng cho hai người nên vợ chồng, có điều họ không tổ chức đám cưới, chị cũng buồn. Sau đó, chị sinh một bé trai. Trong 3 năm chung sống xảy ra vô vàn mâu thuẫn chẳng thể giải quyết. Cuối cùng đường ai nấy đi. Nhưng gã chồng lại chẳng để chị yên khi chị đi giúp việc ở các quán ăn. Gã vẫn còn cay cú việc chị chia tay nên thường xuyên tìm đến quán của chị để quấy rối. Mỗi khi chị chuyển nơi làm việc, gã lại đến giở giọng “Chí Phèo”, cản trở việc làm ăn của quán. Vì lẽ đó, không có chủ quán nào dám thuê chị cả.
Đúng lúc chị rơi vào bước đường cùng, một người bạn đã đưa chị vào con đường lầm lạc, đó là dùng thân xác để kiếm tiền. Làm được một thời gian, gã chồng cũ của chị lại đến tìm để quấy phá. Chị đã phải cứng rắn nói: “Tôi muốn làm ăn lương thiện mà anh không cho, bây giờ tôi làm gái rồi, anh mà còn phá đám nữa thì tôi đánh cho què giò…”. Phải giở giọng giang hồ ra nói với người đàn ông từng đầu ấp tay gối với mình, trong lòng chị thật sự tủi nhục ê chề lắm chứ. Có điều cũng từ đó chồng cũ của chị đã không còn đến làm phiền cuộc sống của mẹ con chị nữa.
“Phận đàn bà”?
Cuộc sống rồi cũng đưa đầy thân phận, người xưa có câu hát “mười hai bến nước biết bến nào trong”, người đàn bà ngày xưa vẫn may nhờ rủi chịu, không tự chọn được bến đỗ cho mình vì không ai biết trước được rằng tương lai sẽ ra sao. Trong một xã hội hiện đại như hôm nay, dù có sự bình đẳng giới, có sự chia sẻ cảm thông với những người phụ nữ, song sự bình đẳng đó chưa hẳn đã chứng minh rằng người phụ nữ đã thoát ra khỏi vòng luẩn quẩn của thân phận. Tiền kiếm được, chị gửi một phần về lo cho con ăn học, phần còn lại trang trải cho bản thân để “bám nghề”.
Cái nghề này bước chân vào thì không có đường lui, khi hết thời thì đi làm ở các ổ chứa, hết thời nữa thì ra đứng đường đến khi không còn đứng được nữa thì thôi. Rồi chị bị công an bắt và đưa đi Trung tâm Phục hồi nhân phẩm. Nhờ cải tạo tốt, sau đó chị được trả về địa phương dù ở nhà vẫn chưa ai biết chị từng làm cái nghề mà xã hội khinh miệt. Về nhà được một thời gian, chị lại “ngựa quen đường cũ” mặc dù lúc này đã 30 tuổi. Rồi một lần nữa chị bị Công an đưa trở lại Trung tâm Phục hồi nhân phẩm. Lần này chị phải ở trong trại 18 tháng.
Ở nhà, con trai chị phải nghỉ học từ lớp 8. Quyết tâm làm lại cuộc đời, về nhà, chị cam chịu những cái nhìn dè bỉu của chính người thân. Chị tự đi kiếm công việc chạy bàn ở các quán cà phê gần nhà. Trong túi không có đồng vốn, Minh may mắn được Hội Phụ nữ xã tặng 2 triệu đồng và cho vay thêm 3 triệu đồng nữa để mua một chiếc xe máy cũ đi làm. Nhờ đó mà chị xin được một công việc trong khu công nghiệp. Có công ăn việc làm ổn định, chị đã trả hết nợ trong vài tháng. Đó là một sự cố gắng không biết mệt mỏi mà chị đã làm được sau ngày trở về.
Vẫn biết những muộn phiền là điều rất bình thường trong cuộc sống, nhưng không có nghĩa người phụ nữ phải gánh chịu tất cả. Phụ nữ cần được sẻ chia và thấu cảm. Đôi khi, những hành động nhỏ nhoi mang lại niềm vui cho người phụ nữ thì đối với họ đó là cả một niềm hạnh phúc. Hạnh phúc là khi được san sẻ cho nhau những việc làm vụn vặt, đôi khi chỉ cần im lặng nhưng có bờ vai tựa vào cũng đủ sưởi ấm cả trái tim. Và đôi khi, kham khổ bao nhiêu nhưng khi nhìn con mình khỏe mạnh và khôn lớn thành người, đó là niềm hạnh phúc vô bờ của người phụ nữ. con trai đã đi học lại sau một năm nghỉ học, thế cũng là tốt rồi. Chị cần nó đi học, học càng lâu càng tốt, để đời nó đỡ khổ. Chị bảo rằng sống trên đời, việc gì xảy ra âu cũng là số phận, cuộc đời chị bây giờ cũng là số phận sắp đặt.
Nhìn khuôn mặt tuyệt đẹp đã váng vất bóng thời gian của chị, tôi lại nao lòng, người xưa có câu “hồng nhan bạc mệnh”, có thể chị là một dẫn chứng của câu nói đó. Nước mắt rưng rưng, chị kể về những ngày cơ cực, những ngày nay đây mai đó kiếm sống nuôi con. Tôi nhìn chị, hiểu ra rằng đôi khi có những khổ đau đến tận cùng, những giọt nước mắt sẽ không còn giá trị đối với những người như chị nữa, bởi nước mắt không làm nhòe thêm thân phận mà bây giờ họ phải gồng mình lên để chiến thắng, còn hơn phải khóc trong vô vọng.
Bây giờ chị sống trong sự đùm bọc của xã hội và người quen cùng những mớ rau quanh vườn và đồng lương công nhân còi cọc. Nhưng rồi, cuộc sống cũng sẽ ổn, dù không có một ngày chị nghỉ ngơi, dù cho chị không thở phào được một cách thoải mái, nhưng chị vẫn lặng lẽ làm trọn bổn phận và dành hết tình yêu thương của mình cho gia đình chị. Gia đình với đứa con là sự cứu rỗi trong cuộc đời này. Tay mân mê vạt áo, không biết bụi đường bay vào hay chị khóc mà đôi mắt ngấn lệ. Dẫu đã từng một thời lầm lỡ, chị đã dũng cảm đứng lên, đã được mọi người chấp nhận trở lại, một cách đầy trìu mến, đầy tình thương, đầy đồng cảm.
Vì sao chị lầm lỡ ư? Cũng vì cái gã chồng không ra gì. Chị giờ cũng chẳng còn buồn bực, chẳng còn lưu luyến gì với con người ấy nữa, dù đó là cha của con chị đấy nhưng anh ta nào có quan tâm đoái hoài gì tới nó đâu. Mình chị sinh nó ra, mình chị nuôi nấng nó lên được chừng này, mình chị lo cho nó ăn, nó ngủ, nó đau bệnh cũng mình chị. Còn hắn ta ư? Chỉ rong chơi, rượu chè và cờ bạc, rồi về trút giận lên chị những lúc thua trắng tay. Chị thành ra thế này cũng vì anh ta. Nhưng thôi, đó cũng là số phận của chị rồi. Giờ chị chỉ muốn được yên bình, sống với đứa con, nó là cuộc đời tươi sáng cuối cùng của chị. Chị bộc bạch với cái vẻ bất cần của người đã ngã ngựa nhiều lần với cuộc đời, với tình yêu, với niềm hạnh phúc ngắn ngủi của mình.
Chị kể với tôi một mạch như thế. Nhìn đôi mắt chị, tôi hiểu rõ rằng người phụ nữ tuy yếu đuối nhưng khi đã rơi vào bi kịch thì tất thảy họ luôn đứng lên và gan lì hơn. Nét thùy mị trên khuôn mặt đoan trang ngày nào bây giờ đọng bao nỗi lo âu, đôi mắt chị chùng lại khiến ai ai nhìn vào cũng nao lòng. Ròng rã bao nhiêu năm trời, chị gan lì và mạnh mẽ, chị một mình âm thầm để nuôi con. Giá như chị làm vợ của một người chồng khác, có lẽ bây giờ chị đã rất hạnh phúc. Tôi thầm nghĩ, một người như chị đáng ra phải được hạnh phúc, sinh ra trong gia đình khốn khổ, chị như bông hoa thạch thảo, giữ màu tím son sắt và gan góc mọc lên từ những phiến đá ngoài đời kia, phiến đá cuộc đời đã đè nặng lên vai chị nhưng chị vẫn lật tung ra và đứng lên bằng sức mạnh của mình.
Chị sinh ra nghèo lắm em ạ, nhà đã nghèo, lại neo người, chỉ có chị với mẹ già. Tuổi thơ là “điệp khúc” nửa ngày đến trường, nửa ngày đi chăn trâu ngoài đồng. Học hết lớp 4 phải bỏ ngang để ở nhà phụ việc giúp mẹ vì thời gian này bỗng dưng mẹ đổ bệnh. Biết đây là chuyện chẳng đừng được do gia cảnh khó khăn, chị không phàn nàn gì hết. Lớn hơn một chút, chị phải lên thành phố để ở đợ, làm “ô-sin” cho nhà người ta. Khi ấy mới được chừng 14, 15 tuổi thôi. Đi làm một thời gian, chị lại về nhà, trường học trong xã gọi chị đi học tiếp rồi lại cắp sách đến trường cấp I mặc dù đã ở tuổi cuối cấp II. Học được một thời gian, chị lại bỏ lên thành phố để mưu sinh. Chị chẳng ngờ rằng bước ngoặt cuộc đời sẽ xảy đến với mình trong tương lai cũng bắt đầu từ giai đoạn này. Bây giờ ngồi nghĩ lại, chị vẫn còn tiếc rằng giá như ngày trước mình chịu khó học hành thì có lẽ đã hiểu biết hơn, đã không sa ngã đến mức bị người đời khinh mạt.
Năm 19 tuổi, chị ở giúp việc nhà cho người ta đấy. Nhưng có một chàng trai để ý và làm quen. Sau một thời gian quen nhau, những khi chị ra ngoài, hay những khi chủ vắng nhà là chàng trai lại lui tới. Còn ít kinh nghiệp sống, tình yêu đầu đời vụng dại khiến chị không kìm được cảm xúc, cả hai đã ăn “trái cấm”. Khi biết chị có bầu, bạn trai đã dẫn về nhà ra mắt cha mẹ. Không vui vẻ gì khi con trai mình yêu một cô “ô-sin”, tuy nhiên vì cái bụng bầu của chị nên họ đành miễn cưỡng cho hai người nên vợ chồng, có điều họ không tổ chức đám cưới, chị cũng buồn. Sau đó, chị sinh một bé trai. Trong 3 năm chung sống xảy ra vô vàn mâu thuẫn chẳng thể giải quyết. Cuối cùng đường ai nấy đi. Nhưng gã chồng lại chẳng để chị yên khi chị đi giúp việc ở các quán ăn. Gã vẫn còn cay cú việc chị chia tay nên thường xuyên tìm đến quán của chị để quấy rối. Mỗi khi chị chuyển nơi làm việc, gã lại đến giở giọng “Chí Phèo”, cản trở việc làm ăn của quán. Vì lẽ đó, không có chủ quán nào dám thuê chị cả.
Đúng lúc chị rơi vào bước đường cùng, một người bạn đã đưa chị vào con đường lầm lạc, đó là dùng thân xác để kiếm tiền. Làm được một thời gian, gã chồng cũ của chị lại đến tìm để quấy phá. Chị đã phải cứng rắn nói: “Tôi muốn làm ăn lương thiện mà anh không cho, bây giờ tôi làm gái rồi, anh mà còn phá đám nữa thì tôi đánh cho què giò…”. Phải giở giọng giang hồ ra nói với người đàn ông từng đầu ấp tay gối với mình, trong lòng chị thật sự tủi nhục ê chề lắm chứ. Có điều cũng từ đó chồng cũ của chị đã không còn đến làm phiền cuộc sống của mẹ con chị nữa.
“Phận đàn bà”?
Cuộc sống rồi cũng đưa đầy thân phận, người xưa có câu hát “mười hai bến nước biết bến nào trong”, người đàn bà ngày xưa vẫn may nhờ rủi chịu, không tự chọn được bến đỗ cho mình vì không ai biết trước được rằng tương lai sẽ ra sao. Trong một xã hội hiện đại như hôm nay, dù có sự bình đẳng giới, có sự chia sẻ cảm thông với những người phụ nữ, song sự bình đẳng đó chưa hẳn đã chứng minh rằng người phụ nữ đã thoát ra khỏi vòng luẩn quẩn của thân phận. Tiền kiếm được, chị gửi một phần về lo cho con ăn học, phần còn lại trang trải cho bản thân để “bám nghề”.
Cái nghề này bước chân vào thì không có đường lui, khi hết thời thì đi làm ở các ổ chứa, hết thời nữa thì ra đứng đường đến khi không còn đứng được nữa thì thôi. Rồi chị bị công an bắt và đưa đi Trung tâm Phục hồi nhân phẩm. Nhờ cải tạo tốt, sau đó chị được trả về địa phương dù ở nhà vẫn chưa ai biết chị từng làm cái nghề mà xã hội khinh miệt. Về nhà được một thời gian, chị lại “ngựa quen đường cũ” mặc dù lúc này đã 30 tuổi. Rồi một lần nữa chị bị Công an đưa trở lại Trung tâm Phục hồi nhân phẩm. Lần này chị phải ở trong trại 18 tháng.
Ở nhà, con trai chị phải nghỉ học từ lớp 8. Quyết tâm làm lại cuộc đời, về nhà, chị cam chịu những cái nhìn dè bỉu của chính người thân. Chị tự đi kiếm công việc chạy bàn ở các quán cà phê gần nhà. Trong túi không có đồng vốn, Minh may mắn được Hội Phụ nữ xã tặng 2 triệu đồng và cho vay thêm 3 triệu đồng nữa để mua một chiếc xe máy cũ đi làm. Nhờ đó mà chị xin được một công việc trong khu công nghiệp. Có công ăn việc làm ổn định, chị đã trả hết nợ trong vài tháng. Đó là một sự cố gắng không biết mệt mỏi mà chị đã làm được sau ngày trở về.
Vẫn biết những muộn phiền là điều rất bình thường trong cuộc sống, nhưng không có nghĩa người phụ nữ phải gánh chịu tất cả. Phụ nữ cần được sẻ chia và thấu cảm. Đôi khi, những hành động nhỏ nhoi mang lại niềm vui cho người phụ nữ thì đối với họ đó là cả một niềm hạnh phúc. Hạnh phúc là khi được san sẻ cho nhau những việc làm vụn vặt, đôi khi chỉ cần im lặng nhưng có bờ vai tựa vào cũng đủ sưởi ấm cả trái tim. Và đôi khi, kham khổ bao nhiêu nhưng khi nhìn con mình khỏe mạnh và khôn lớn thành người, đó là niềm hạnh phúc vô bờ của người phụ nữ. con trai đã đi học lại sau một năm nghỉ học, thế cũng là tốt rồi. Chị cần nó đi học, học càng lâu càng tốt, để đời nó đỡ khổ. Chị bảo rằng sống trên đời, việc gì xảy ra âu cũng là số phận, cuộc đời chị bây giờ cũng là số phận sắp đặt.
Nhìn khuôn mặt tuyệt đẹp đã váng vất bóng thời gian của chị, tôi lại nao lòng, người xưa có câu “hồng nhan bạc mệnh”, có thể chị là một dẫn chứng của câu nói đó. Nước mắt rưng rưng, chị kể về những ngày cơ cực, những ngày nay đây mai đó kiếm sống nuôi con. Tôi nhìn chị, hiểu ra rằng đôi khi có những khổ đau đến tận cùng, những giọt nước mắt sẽ không còn giá trị đối với những người như chị nữa, bởi nước mắt không làm nhòe thêm thân phận mà bây giờ họ phải gồng mình lên để chiến thắng, còn hơn phải khóc trong vô vọng.
Bây giờ chị sống trong sự đùm bọc của xã hội và người quen cùng những mớ rau quanh vườn và đồng lương công nhân còi cọc. Nhưng rồi, cuộc sống cũng sẽ ổn, dù không có một ngày chị nghỉ ngơi, dù cho chị không thở phào được một cách thoải mái, nhưng chị vẫn lặng lẽ làm trọn bổn phận và dành hết tình yêu thương của mình cho gia đình chị. Gia đình với đứa con là sự cứu rỗi trong cuộc đời này. Tay mân mê vạt áo, không biết bụi đường bay vào hay chị khóc mà đôi mắt ngấn lệ. Dẫu đã từng một thời lầm lỡ, chị đã dũng cảm đứng lên, đã được mọi người chấp nhận trở lại, một cách đầy trìu mến, đầy tình thương, đầy đồng cảm.
Tác giả bài viết: Tiêu Dao