LTS: Từ năm học 2014-2015, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thêm nội dung phòng, chống tham nhũng vào môn Giáo dục công dân để các em sớm hình thành nhận thức, bài trừ đối với vấn nạn nhức nhối này.
Mặc dù vậy, với nội dung kiến thức được xem là quá tầm đối với học sinh Trung học Phổ thông và chỉ được lồng ghép, tích hợp trong một thời lượng eo hẹp, không ít người còn băn khoăn về tính hiệu quả trong quá trình triển khai.
Thầy giáo Bùi Minh Tuấn đã có bài viết thể hiện quan điểm của mình.
Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả!
Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, nội dung giảng dạy về phòng, chống tham nhũng sẽ được tích hợp vào môn học Giáo dục công dân, với thời lượng 6 tiết được phân bố đều trong 3 năm học (từ lớp 10 đến lớp 12).
Như vậy, với thời lượng rất eo hẹp, chỉ 2 tiết/lớp/năm học, rất khó có thể đạt được mục tiêu đề ra ban đầu.
Trong khi đó, nội dung phòng, chống tham nhũng dường như còn quá tầm so với khả năng tiếp nhận của phần lớn học sinh hiện nay.
Về bản chất, tham nhũng là một loại hình tội phạm; hành vi tham nhũng thường liên quan đến những người có chức, có quyền.
Đối với học sinh phổ thông, nên chăng chỉ cần trang bị những kiến thức pháp luật phổ thông cơ bản, những kỹ năng sống cần thiết để có thể vào đời, lập nghiệp trong tương lai.
Nội dung phòng, chống tham nhũng chỉ thực sự cần thiết đối với những sinh viên theo học các ngành học thuộc các lĩnh vực như: Công an, Luật, Nội chính… bởi sau khi ra trường họ sẽ là những người tham gia quản lý, vận hành bộ máy công quyền.
Với một vấn đề rộng lớn, nhạy cảm như phòng, chống tham nhũng, sẽ rất khiên cưỡng nếu không lựa chọn cách lồng ghép, nội dung lồng ghép một cách nhuần nhuyễn, phù hợp với tâm lí tiếp nhận của học sinh.
Bên cạnh việc quá tầm là vấn đề quá tải, mặc dù đã có nhiều lần chỉnh lí, thay đổi nội dung, chương trình sách giáo khoa nhưng chương trình dạy, học hiện nay vẫn đang ở trong tình trạng quá tải.
Ở bậc Trung học Phổ thông, mỗi lớp học sinh đều phải học chính khóa hơn 10 môn văn hóa.
Mặc dù vậy, với nội dung kiến thức được xem là quá tầm đối với học sinh Trung học Phổ thông và chỉ được lồng ghép, tích hợp trong một thời lượng eo hẹp, không ít người còn băn khoăn về tính hiệu quả trong quá trình triển khai.
Thầy giáo Bùi Minh Tuấn đã có bài viết thể hiện quan điểm của mình.
Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả!
Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, nội dung giảng dạy về phòng, chống tham nhũng sẽ được tích hợp vào môn học Giáo dục công dân, với thời lượng 6 tiết được phân bố đều trong 3 năm học (từ lớp 10 đến lớp 12).
Như vậy, với thời lượng rất eo hẹp, chỉ 2 tiết/lớp/năm học, rất khó có thể đạt được mục tiêu đề ra ban đầu.
Trong khi đó, nội dung phòng, chống tham nhũng dường như còn quá tầm so với khả năng tiếp nhận của phần lớn học sinh hiện nay.
Về bản chất, tham nhũng là một loại hình tội phạm; hành vi tham nhũng thường liên quan đến những người có chức, có quyền.
Đối với học sinh phổ thông, nên chăng chỉ cần trang bị những kiến thức pháp luật phổ thông cơ bản, những kỹ năng sống cần thiết để có thể vào đời, lập nghiệp trong tương lai.
Nội dung phòng, chống tham nhũng chỉ thực sự cần thiết đối với những sinh viên theo học các ngành học thuộc các lĩnh vực như: Công an, Luật, Nội chính… bởi sau khi ra trường họ sẽ là những người tham gia quản lý, vận hành bộ máy công quyền.
Với một vấn đề rộng lớn, nhạy cảm như phòng, chống tham nhũng, sẽ rất khiên cưỡng nếu không lựa chọn cách lồng ghép, nội dung lồng ghép một cách nhuần nhuyễn, phù hợp với tâm lí tiếp nhận của học sinh.
Bên cạnh việc quá tầm là vấn đề quá tải, mặc dù đã có nhiều lần chỉnh lí, thay đổi nội dung, chương trình sách giáo khoa nhưng chương trình dạy, học hiện nay vẫn đang ở trong tình trạng quá tải.
Ở bậc Trung học Phổ thông, mỗi lớp học sinh đều phải học chính khóa hơn 10 môn văn hóa.
Việc dạy học tích hợp nhiều môn khiến giáo viên hoang mang! (Ảnh: infonet.vn).
Bản thân mỗi môn học lại ôm đồm nhiều kiến thức.
Sự phân hóa môn “chính”, môn “phụ” trong nhà trường phổ thông hình thành bấy lâu nay một phần bắt nguồn do sự quá tải về nội dung kiến thức học tập.
Trong “trào lưu” phân hóa đó, nhiều môn khoa học xã hội như: Văn, Sử, Địa, Giáo dục công dân bị xem nhẹ; nay lại đưa thêm nội dung phòng, chống tham nhũng tích hợp trong bộ môn Giáo dục công dân, liệu học sinh có “tiêu hóa” nổi?
Từ vài năm nay, trong xu hướng tích hợp, không ít nội dung về các vấn đề nổi cộm đã được lồng ghép vào môn Giáo dục công dân như: Giáo dục môi trường; an toàn giao thông; bình đẳng giới; tệ nạn xã hội; tư vấn sức khỏe sinh sản, giới tính.
Vô hình chung, môn Giáo dục công dân và những giáo viên dạy bộ môn này đã “bao sân” nhiều lĩnh vực. Người giáo viên dù có năng động, nhanh nhạy đến đâu cũng khó có thể cập nhật đủ thông tin ở tất cả các lĩnh vực để hoàn thành nhiệm vụ.
Không ít giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Giáo dục công dân cũng đã thừa nhận, việc đưa quá nhiều vấn đề, nội dung dạy lồng ghép, tích hợp vào bộ môn này thường chưa đạt yêu cầu, còn mang nặng tính hình thức.
Từ nhiều năm nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã định hướng lồng ghép nhiều vấn đề “nóng”, được dư luận quan tâm vào giảng dạy trong các môn học ở các bậc học phổ thông.
Tuy nhiên, hiện chưa có một điều tra, tổng hợp, đánh giá toàn diện nào về mức độ hiệu quả, tác dụng của việc tích hợp này nhất là trong bối cảnh nội dung, chương trình sách giáo khoa đang bị những người trong và ngoài ngành giáo dục đánh giá là quá tải, có nhiều điểm chưa phù hợp.
Do đó, việc nhiều người tỏ ra băn khoăn về tính hiệu quả của chủ trương lồng ghép nội dung phòng, chống tham nhũng vào môn Giáo dục công dân trong thời điểm hiện tại không phải là không có cơ sở.
Thiết nghĩ, bài học cần thiết, có giá trị hơn các bài giảng về phòng, chống tham nhũng trong nhà trường phổ thông chính là tấm gương liêm chính, trung thực của mỗi nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục.
Một khi trong đơn vị trường học vẫn còn hiện tượng lạm thu, lạm quyền làm những điều khuất tất thì những bài giảng về đạo đức, phòng, chống tham nhũng cho học sinh sẽ trở nên vô nghĩa, phản tác dụng.
Tác giả bài viết: Bùi Minh Tuấn