Kinh tế

Quỳnh Lưu: Phát triển kinh tế trang trại, góp phần xây dựng nông thôn mới

Phát huy lợi thế đất đồi núi rộng lớn những năm qua xã miền núi Ngọc Sơn(huyện Quỳnh Lưu) đã có nhiều chính sách khuyến khích nhân dân đầu tư xây dựng các mô hình trang trại, gia trại tổng hợp cho hiệu quả kinh tế cao, góp phần xây dựng nông thôn mới tại địa phương.

Đến thăm mô hình trang trại tổng hợp trồng rừng kết hợp chăn nuôi của Hồ Văn Phong ở xóm 3 xã Ngọc Sơn chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng trước ý chí làm giàu của một đoàn viên 9X. Sinh năm 1992, khi đang học lớp 10 thì bố qua đời do tái phát vết thương, để lại 4 mẹ con với 1 món nợ không biết lấy gì để trả. Trước hoàn cảnh đó, Phong quyết định nghỉ học ở nhà phụ giúp mẹ làm kinh tế. Là con thương binh nên Phong được các cấp các ngành địa phương quan tâm tạo điều kiện cho vay vốn, đấu thầu đất rừng. Ngay khi có tiền Phong bắt tay vào cải tạo đất hoang hóa, quy hoạch mô hình chăn nuôi tổng hợp với quy mô mỗi năm 2 nghìn con gà thả vườn, 15 con lợi nái, 2 ao cá rô phi và 2 héc ta cây keo. Nhờ đức tính ham học hỏi, chịu khó tìm tòi kinh nghiệm từ sách báo, nên đàn vật nuôi của phong phát triển tốt, không dịch bệnh. Từ kinh tế trang trại mỗi năm cho thu nhập 200 triệu đồng/năm. Sau 5 năm bắt tay vào chăn nuôi kết hợp trồng rừng không những trả hết nợ mà Phong còn xây dựng được nhà của khang trang.300

Đoàn viên 9X Hồ Văn Phong (bên trái) cho biết chăn nuôi khâu quan trọng nhất là phòng trừ dịch bệnh cho vật nuôi


Đoàn viên Hồ Văn Phong nói nhờ được sự quan tâm của xã Ngọc Sơn mà trực tiếp từ qũy hỗ trợ thanh niên lập thân lập nghiệp của tổ chức Đoàn tôi đã mạnh dạn đầu tư phát triển kinh tế thoát nghèo. Sau 5 năm, ngoài lợi nhuận thu về từ trang trại bẩn thân tôi còn rút ra được kinh nghiệm trong chăn nuôi phải cẩn thận khâu phòng trừ dịch bệnh, chú trọng tiêm vắc xin phòng và vệ sinh chuồng trại sạch sẽ thì mới thành công, đồng thời phải luôn học hỏi các khoa học kỹ thuật hay mô hình mới để chăn nuôi.300

Từ mô hình chăn nuôi tổng hợp cho gia đình Phong thu nhập 200 triệu đồng/năm


Còn đối với gia đình ông Tô Cát Văn ở xóm 2, xã Ngọc Sơn thì mô hình trang trại tổng hợp cũng đã giúp gia đình ông thoát nghèo. Vốn là người ở vùng biển di dân lên xã Ngọc Sơn lập nghiệp, gia đình ông được xã tạo điều kiện nhận khoán vùng đất đồi rộng 3 héc ta, sau khi tham quan các mô hình trang trại trong ngoài xã, ông Văn quyết định xây dựng mô hình trang trại chăn nuôi tổng hợp trâu, bò, gà vịt và cây ăn quả. Trong đó chú trọng phát triển đàn trâu và lợn. Tận dụng đất đồi rừng ông khai hoang trồng cỏ voi, chuối, ngô để lấy nguồn thức ăn phục vụ chăn nuôi. Ông Tô Cát Văn cho biết thêm hiện tại, trang trại của tôi luôn duy trì 20 con trâu, 30 con lợn nái sinh sản. Mỗi năm lợi nhận thu về từ bán nghé và lợn con cũng trên 100 triệu. Ngoài ra thả thêm từ 2 nghìn đến 3 nghìn con gà, vịt dưới tán cây ăn quả mỗi năm thu lãi trên 100 triệu đồng nữa.300

Trang trại tổng hợp của ông Tô Cát Văn ở xóm 3, xã Ngọc Sơn phát triển chủ lực đàn trâu, lợn sinh sản


Ông Hồ Văn Lập – Chủ tịch UBND xã Ngọc Sơn khẳng định: Tính đến nay trên địa bàn xã đã phát triển được gần 200 mô hình gia trại, trang trại tổng hợp với hiệu quả kinh tế từ 100 đến 200 triệu đồng/năm. Từ đó không chỉ giúp nhân dân thoát nghèo làm giàu ngay trên chính mãnh đất quê hương mà còn tranh thủ xã hội hóa đóng góp xây dựng cơ sở vật chất giúp Ngọc Sơn nhanh chóng về đích nông thôn mới vào tháng 8/2016./.

Tác giả bài viết: Như Thủy Đài Quỳnh Lưu

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP