Do thiếu vắng sự quan tâm của người thân, đặc biệt là người chồng khiến cho nhiều mẹ rơi vào trạng thái trầm cảm nặng. Từ chỗ yêu quý con, người mẹ lại nghĩ con là phiền phức, gánh nặng, thậm chí có mẹ trầm cảm đã giết con như vụ án đau lòng xảy ra tại huyện Thạch Thất, Hà Nội.
Đây chính là nỗi lo của nhiều gia đình khi bệnh trầm cảm sau sinh có thể xảy ra với bất kỳ người mẹ nào. Làm sao để nhận biết dấu hiệu và khắc phục chứng trầm cảm cho các mẹ sau sinh?
Xác định thủ phạm sau 30 giờ
Thôn Đình, xã Hữu Bằng, huyện Thạch Thất, Hà Nội sáng 14-6, không khí nóng hơn bao giờ hết. Người dân tập trung đông đảo trước cửa nhà ông Lăng để chứng kiến việc Công an dẫn giải Phan Thị Trinh về nhà thực nghiệm điều tra việc sát hại con trai mình mới được 33 ngày tuổi.
Nhiều người sốc nặng khi biết nghi phạm chính là mẹ ruột cháu Việt Anh. Phan Thị Trinh được Công an đưa về địa phương thực nghiệm hiện trường trong sự la ó, phẫn uất, lên án của người dân Hữu Bằng. Những người dân vốn tối ngày đầu tắt mặt tối bảo nhau, từ cổ chí kim ở cái đất này, chưa có vụ án nào thương tâm hơn thế. Nhiều người dân thậm chí vẫn không muốn tin đó là sự thật.
Ông Nguyễn Văn Tâm nói với giọng thảng thốt: "Thật không thể tin nổi. Nó sống tại địa phương ngoan hiền, không mâu thuẫn, không điều tiếng gì với ai. Trưa nay, khi nghe tin Trinh là nghi phạm giết con, chúng tôi đều cảm thấy sốc, không ai nghĩ nó lại làm điều ác với chính đứa con dứt ruột đẻ ra".
Mặc dù cơ quan điều tra đã dẫn giải Trinh đi khỏi địa phương sau khi thực nghiệm hiện trường khoảng vài tiếng đồng hồ, nhưng hàng trăm người dân vẫn đứng kín đường. Còn phía trong, ngôi nhà của gia đình ông Lăng (bố chồng Trinh) cửa đóng then cài, im ỉm, u uất tang thương.
Trước đó, sau hơn một ngày vào cuộc điều tra, Công an TP Hà Nội đã làm rõ nghi phạm và nguyên nhân dẫn tới vụ án đau lòng trên. Tài liệu điều tra cho biết, khoảng 6 giờ ngày 12-6, Công an Hà Nội nhận được tin báo của Công an huyện Thạch Thất về việc cháu Vũ Việt Anh tử vong trong chậu nước.
Nhận được thông tin, các đơn vị nghiệp vụ điều tra nhanh chóng có mặt tại hiện trường. Chiều cùng ngày, công tác khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi được hoàn tất. Công an đã bàn giao thi thể cháu Việt Anh cho gia đình mai táng.
Vụ việc đã gây bàng hoàng dư luận bởi tính chất manh động, tàn ác của kẻ gây án khi để lại dòng chữ màu đen được viết bằng vệt than trên cầu thang "TAO SẼ GIẾT CHÁU MÀY LĂNG".
Kết quả cho thấy, cháu Việt Anh tử vong do bị ngạt nước, trên tử thi không phát hiện dấu vết tác động ngoại lực. Sau hơn 30 giờ tích cực điều tra, cơ quan CSĐT đã làm rõ đối tượng gây ra vụ giết người trên không ai khác chính là mẹ đẻ của cháu là Phan Thị Trinh.
Trinh kết hôn với anh Vũ Hoàng Hải vào tháng 9-2016, sinh được một con chung là cháu Việt Anh. Bình thường, Trinh làm nghề may gia công và nổi tiếng là xinh đẹp. Ngày 12-6, vẫn như mọi hôm, cháu Việt Anh ngủ thì Trinh đặt con nằm trên giường, bên trong cùng sát tường còn Trinh nằm giữa, anh Hải nằm ngoài. Khoảng 2 giờ sáng, Trinh tỉnh giấc vì nghe tiếng con khóc.
Trinh cho con bú khoảng 5 phút thì cháu Việt Anh ngủ tiếp. Trinh đặt con xuống giường và đi ngủ. Tuy nhiên, sau đó Trinh tỉnh dậy và bế cháu Việt Anh từ phòng ngủ ra gần cầu thang, lối lên tầng 2 của gia đình, thấy có chậu nước hàng ngày tắm cho cháu đầy nước, Trinh liền thả cháu vào chậu trong tư thế sấp mặt xuống đáy chậu rồi đi xuống nhà vệ sinh tầng 1, sau đó lên phòng ngủ ở tầng 2.
Trong lúc đi lên tầng 2 thì thấy cục than hoa, Trinh liền viết dòng chữ "TAO SẼ GIẾT CHÁU MÀY LĂNG" rồi lên giường đi ngủ cho đến khi ông Lăng - bố chồng Trinh gọi hai vợ chồng dậy khi phát hiện sự việc.
Nguyên nhân vụ án được xác định là do Phan Thị Trinh mắc bệnh trầm cảm nặng, nên xuất hiện những suy nghĩ tiêu cực rồi gây án. Đây cũng là căn bệnh mà nhiều bà mẹ sau sinh mắc phải.
Một lãnh đạo Công an Hà Nội khuyến cáo, các gia đình có phụ nữ trong giai đoạn sinh nở cần đặc biệt quan tâm, chăm sóc, để ý đến thái độ, hành vi của những người này. Nếu có dấu hiệu trầm cảm hoặc các bệnh lý khác thì phải có biện pháp điều trị phù hợp, hoặc cách ly với xã hội để tránh những vụ án đau lòng tương tự có thể xảy ra.
Làm thế nào để phát hiện và điều trị trầm cảm?
Sau khi vượt cạn, người phụ nữ không chỉ phải đối mặt với những thay đổi về thể chất, mà còn phải đối diện với nhiều vấn đề về tinh thần, trong đó có chứng trầm cảm.
Do thiếu vắng sự quan tâm của chồng, thiếu ngủ, căng thẳng khiến nhiều mẹ rơi vào tình trạng trầm cảm sau sinh, luôn cho rằng có người muốn bắt cóc con, thậm chí đã có trường hợp mẹ trầm cảm giết con như trường hợp xảy ra tại huyện Thạch Thất.
Và đây không phải là lần đầu tiên, chứng trầm cảm sau sinh để lại hậu họa khôn lường. Vậy làm thế nào để nhận biết dấu hiệu và cách khắc phục đối với các bà mẹ bị trầm cảm sau sinh là một vấn đề không phải ai cũng biết.
Trước vụ án tại xã Hữu Bằng thì vào ngày 30-1-2017, tại xã Đông Yên, huyện Quốc Oai, Hà Nội cũng xảy ra vụ án mạng đau lòng liên quan đến việc người mẹ bị trầm cảm sau sinh. Thậm chí, người mẹ này đã được gia đình phát hiện trầm cảm, được bác sĩ cảnh báo gia đình phải tách hai mẹ con.
Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau mà gia đình chưa có biện pháp kịp thời nên xảy ra sự việc đau lòng khiến bé trai 5 tháng tuổi bị mẹ sát hại thương tâm. Theo đó, vào ngày mồng 3 Tết (tức 30-1-2017 lịch Dương), do nhà có khách, lừa lúc mọi người ăn uống trong nhà thì Đỗ Thị Hạnh đã bế con trai xuống nhà sau và giết hại con rồi cũng nhảy xuống giếng tự tử.
Em bé đã ra đi mãi mãi, còn Hạnh được mọi người phát hiện và tìm cách đưa lên khỏi giếng. Hạnh được kéo lên thoát chết, mặt mũi xám xịt, không cảm xúc, người đầy bùn, ngồi ở sân lẩm bẩm một mình...
Một vụ án khác cũng có nguyên nhân từ trầm cảm, xảy ra vào dịp Tết Đinh Dậu 2017, vợ chồng anh Trương Tuấn Hiếu cùng người thân về thăm quê ở Nghệ An. Do con còn nhỏ, đường sá xa xôi nên anh Hiếu thống nhất để vợ con lại nhà thuộc huyện Hàm Thuận Nam (Bình Thuận).
22h30 ngày 6-2, anh Hiếu cùng người thân về đến nhà thì thấy cửa đóng, gọi nhiều lần không thấy mở cửa, mọi người phá cửa vào nhà, phát hiện hai mẹ con chị Hoài đã chết trong tư thế treo cổ trong nhà vệ sinh. Điều đáng nói, cháu bé mới được 7 tháng tuổi.
Nguyên nhân vụ việc được cho rằng, sau khi sinh, chị Hoài bị trầm cảm, thường xuyên mất ngủ nên đã có hành động dại dột.
Chị Nguyễn Thị Thuý - chuyên gia tâm lý thuộc Trung tâm tư vấn sức khoẻ tâm lý Sống vui cho biết, trên thực tế trầm cảm xảy ra với tất cả các bà mẹ sau sinh khi họ bị ức chế về thần kinh. Trong giai đoạn đó, nếu người mẹ được chia sẻ, được quan tâm sẽ giảm bớt.
Khi trầm cảm, người mẹ nhìn đứa trẻ như kẻ thù vì cho rằng đứa trẻ bó buộc tự do khiến họ không được ăn ngủ theo ý của mình. Trầm cảm có 2 thể, Phan Thị Trinh có lẽ ở thể trầm cảm nặng. Những người như này thường sống khép kín, không chia sẻ với ai về bất cứ khó khăn nào gặp phải.
Có người bị trầm cảm thì luôn nảy sinh ý nghĩ con mình sẽ bị kẻ xấu bắt trộm nên thường xuyên lo sợ mất con. Có người thì nghĩ con là một phiền phức. Trong quá trình trước khi sinh, nếu người mẹ được bác sĩ tư vấn tất cả những vấn đề gặp phải thì sự ức chế của người mẹ sẽ giảm đi và gia đình nếu hiểu rõ căn bệnh này, đặc biệt là người chồng nếu hiểu biết, có kiến thức sẽ giúp đỡ vợ thoát được qua giai đoạn khó khăn này.
Sau sinh, người phụ nữ thường gặp phải hai vấn đề. Thứ nhất, họ sẽ cảm thấy cơ thể như bị vỡ cơ, mệt mỏi, nhiệt độ tăng lên gây ức chế về thần kinh vì nội tiết tố nữ bị ngưng trệ không tiết ra.
Trong giai đoạn này, nhất thiết người nhà phải thường xuyên gần gũi hai mẹ con, chăm sóc em bé để hỗ trợ người mẹ ăn ngủ đúng lúc, đúng chỗ hoặc hỏi han xem họ có những khó khăn gì cần chia sẻ, hỗ trợ gì không. Khi bị trầm cảm, người mẹ luôn ở trạng thái phân tâm, đầu óc luôn ong ong, luôn nghe thấy tiếng nói quanh tai trong trạng thái vô thức về người con như một phiền phức, kẻ thù làm mình khó chịu, bực tức.
Theo chuyên gia tâm lý thì dấu hiệu để nhận biết việc trầm cảm ở các bà mẹ là người mẹ nhìn con một cách chăm chăm, ánh mắt sắc lạnh, hằn lên sự ghét bỏ, bực mình, đôi khi gồng tay, nghiến răng. Ngoài ra, người mẹ bị trầm cảm luôn có cảm giác buồn chán, trống rỗng, khó tập trung suy nghĩ, hay quên. Luôn trong trạng thái mệt mỏi, không muốn làm việc gì.
Đặc biệt, việc mất ngủ, hoặc ngủ quá nhiều sau đó nảy sinh cáu gắt, giận dữ, ăn không ngon và dẫn tới giảm cân. Nhiều bệnh nhân trầm cảm còn có triệu chứng đau đầu, đau tức ngực, các rối loạn tiêu hóa… Tất cả những biểu hiện trên nếu được phát hiện, chia sẻ kịp thời sẽ giúp người mẹ giảm bớt stress, tránh được hậu quả từ trầm cảm gây ra.
Đây chính là nỗi lo của nhiều gia đình khi bệnh trầm cảm sau sinh có thể xảy ra với bất kỳ người mẹ nào. Làm sao để nhận biết dấu hiệu và khắc phục chứng trầm cảm cho các mẹ sau sinh?
Xác định thủ phạm sau 30 giờ
Thôn Đình, xã Hữu Bằng, huyện Thạch Thất, Hà Nội sáng 14-6, không khí nóng hơn bao giờ hết. Người dân tập trung đông đảo trước cửa nhà ông Lăng để chứng kiến việc Công an dẫn giải Phan Thị Trinh về nhà thực nghiệm điều tra việc sát hại con trai mình mới được 33 ngày tuổi.
Nhiều người sốc nặng khi biết nghi phạm chính là mẹ ruột cháu Việt Anh. Phan Thị Trinh được Công an đưa về địa phương thực nghiệm hiện trường trong sự la ó, phẫn uất, lên án của người dân Hữu Bằng. Những người dân vốn tối ngày đầu tắt mặt tối bảo nhau, từ cổ chí kim ở cái đất này, chưa có vụ án nào thương tâm hơn thế. Nhiều người dân thậm chí vẫn không muốn tin đó là sự thật.
Ông Nguyễn Văn Tâm nói với giọng thảng thốt: "Thật không thể tin nổi. Nó sống tại địa phương ngoan hiền, không mâu thuẫn, không điều tiếng gì với ai. Trưa nay, khi nghe tin Trinh là nghi phạm giết con, chúng tôi đều cảm thấy sốc, không ai nghĩ nó lại làm điều ác với chính đứa con dứt ruột đẻ ra".
Mặc dù cơ quan điều tra đã dẫn giải Trinh đi khỏi địa phương sau khi thực nghiệm hiện trường khoảng vài tiếng đồng hồ, nhưng hàng trăm người dân vẫn đứng kín đường. Còn phía trong, ngôi nhà của gia đình ông Lăng (bố chồng Trinh) cửa đóng then cài, im ỉm, u uất tang thương.
Trước đó, sau hơn một ngày vào cuộc điều tra, Công an TP Hà Nội đã làm rõ nghi phạm và nguyên nhân dẫn tới vụ án đau lòng trên. Tài liệu điều tra cho biết, khoảng 6 giờ ngày 12-6, Công an Hà Nội nhận được tin báo của Công an huyện Thạch Thất về việc cháu Vũ Việt Anh tử vong trong chậu nước.
Nhận được thông tin, các đơn vị nghiệp vụ điều tra nhanh chóng có mặt tại hiện trường. Chiều cùng ngày, công tác khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi được hoàn tất. Công an đã bàn giao thi thể cháu Việt Anh cho gia đình mai táng.
Vụ việc đã gây bàng hoàng dư luận bởi tính chất manh động, tàn ác của kẻ gây án khi để lại dòng chữ màu đen được viết bằng vệt than trên cầu thang "TAO SẼ GIẾT CHÁU MÀY LĂNG".
Kết quả cho thấy, cháu Việt Anh tử vong do bị ngạt nước, trên tử thi không phát hiện dấu vết tác động ngoại lực. Sau hơn 30 giờ tích cực điều tra, cơ quan CSĐT đã làm rõ đối tượng gây ra vụ giết người trên không ai khác chính là mẹ đẻ của cháu là Phan Thị Trinh.
Trinh kết hôn với anh Vũ Hoàng Hải vào tháng 9-2016, sinh được một con chung là cháu Việt Anh. Bình thường, Trinh làm nghề may gia công và nổi tiếng là xinh đẹp. Ngày 12-6, vẫn như mọi hôm, cháu Việt Anh ngủ thì Trinh đặt con nằm trên giường, bên trong cùng sát tường còn Trinh nằm giữa, anh Hải nằm ngoài. Khoảng 2 giờ sáng, Trinh tỉnh giấc vì nghe tiếng con khóc.
Trinh cho con bú khoảng 5 phút thì cháu Việt Anh ngủ tiếp. Trinh đặt con xuống giường và đi ngủ. Tuy nhiên, sau đó Trinh tỉnh dậy và bế cháu Việt Anh từ phòng ngủ ra gần cầu thang, lối lên tầng 2 của gia đình, thấy có chậu nước hàng ngày tắm cho cháu đầy nước, Trinh liền thả cháu vào chậu trong tư thế sấp mặt xuống đáy chậu rồi đi xuống nhà vệ sinh tầng 1, sau đó lên phòng ngủ ở tầng 2.
Trong lúc đi lên tầng 2 thì thấy cục than hoa, Trinh liền viết dòng chữ "TAO SẼ GIẾT CHÁU MÀY LĂNG" rồi lên giường đi ngủ cho đến khi ông Lăng - bố chồng Trinh gọi hai vợ chồng dậy khi phát hiện sự việc.
Nguyên nhân vụ án được xác định là do Phan Thị Trinh mắc bệnh trầm cảm nặng, nên xuất hiện những suy nghĩ tiêu cực rồi gây án. Đây cũng là căn bệnh mà nhiều bà mẹ sau sinh mắc phải.
Một lãnh đạo Công an Hà Nội khuyến cáo, các gia đình có phụ nữ trong giai đoạn sinh nở cần đặc biệt quan tâm, chăm sóc, để ý đến thái độ, hành vi của những người này. Nếu có dấu hiệu trầm cảm hoặc các bệnh lý khác thì phải có biện pháp điều trị phù hợp, hoặc cách ly với xã hội để tránh những vụ án đau lòng tương tự có thể xảy ra.
Làm thế nào để phát hiện và điều trị trầm cảm?
Sau khi vượt cạn, người phụ nữ không chỉ phải đối mặt với những thay đổi về thể chất, mà còn phải đối diện với nhiều vấn đề về tinh thần, trong đó có chứng trầm cảm.
Do thiếu vắng sự quan tâm của chồng, thiếu ngủ, căng thẳng khiến nhiều mẹ rơi vào tình trạng trầm cảm sau sinh, luôn cho rằng có người muốn bắt cóc con, thậm chí đã có trường hợp mẹ trầm cảm giết con như trường hợp xảy ra tại huyện Thạch Thất.
Và đây không phải là lần đầu tiên, chứng trầm cảm sau sinh để lại hậu họa khôn lường. Vậy làm thế nào để nhận biết dấu hiệu và cách khắc phục đối với các bà mẹ bị trầm cảm sau sinh là một vấn đề không phải ai cũng biết.
Trước vụ án tại xã Hữu Bằng thì vào ngày 30-1-2017, tại xã Đông Yên, huyện Quốc Oai, Hà Nội cũng xảy ra vụ án mạng đau lòng liên quan đến việc người mẹ bị trầm cảm sau sinh. Thậm chí, người mẹ này đã được gia đình phát hiện trầm cảm, được bác sĩ cảnh báo gia đình phải tách hai mẹ con.
Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau mà gia đình chưa có biện pháp kịp thời nên xảy ra sự việc đau lòng khiến bé trai 5 tháng tuổi bị mẹ sát hại thương tâm. Theo đó, vào ngày mồng 3 Tết (tức 30-1-2017 lịch Dương), do nhà có khách, lừa lúc mọi người ăn uống trong nhà thì Đỗ Thị Hạnh đã bế con trai xuống nhà sau và giết hại con rồi cũng nhảy xuống giếng tự tử.
Em bé đã ra đi mãi mãi, còn Hạnh được mọi người phát hiện và tìm cách đưa lên khỏi giếng. Hạnh được kéo lên thoát chết, mặt mũi xám xịt, không cảm xúc, người đầy bùn, ngồi ở sân lẩm bẩm một mình...
Một vụ án khác cũng có nguyên nhân từ trầm cảm, xảy ra vào dịp Tết Đinh Dậu 2017, vợ chồng anh Trương Tuấn Hiếu cùng người thân về thăm quê ở Nghệ An. Do con còn nhỏ, đường sá xa xôi nên anh Hiếu thống nhất để vợ con lại nhà thuộc huyện Hàm Thuận Nam (Bình Thuận).
22h30 ngày 6-2, anh Hiếu cùng người thân về đến nhà thì thấy cửa đóng, gọi nhiều lần không thấy mở cửa, mọi người phá cửa vào nhà, phát hiện hai mẹ con chị Hoài đã chết trong tư thế treo cổ trong nhà vệ sinh. Điều đáng nói, cháu bé mới được 7 tháng tuổi.
Nguyên nhân vụ việc được cho rằng, sau khi sinh, chị Hoài bị trầm cảm, thường xuyên mất ngủ nên đã có hành động dại dột.
Chị Nguyễn Thị Thuý - chuyên gia tâm lý thuộc Trung tâm tư vấn sức khoẻ tâm lý Sống vui cho biết, trên thực tế trầm cảm xảy ra với tất cả các bà mẹ sau sinh khi họ bị ức chế về thần kinh. Trong giai đoạn đó, nếu người mẹ được chia sẻ, được quan tâm sẽ giảm bớt.
Khi trầm cảm, người mẹ nhìn đứa trẻ như kẻ thù vì cho rằng đứa trẻ bó buộc tự do khiến họ không được ăn ngủ theo ý của mình. Trầm cảm có 2 thể, Phan Thị Trinh có lẽ ở thể trầm cảm nặng. Những người như này thường sống khép kín, không chia sẻ với ai về bất cứ khó khăn nào gặp phải.
Có người bị trầm cảm thì luôn nảy sinh ý nghĩ con mình sẽ bị kẻ xấu bắt trộm nên thường xuyên lo sợ mất con. Có người thì nghĩ con là một phiền phức. Trong quá trình trước khi sinh, nếu người mẹ được bác sĩ tư vấn tất cả những vấn đề gặp phải thì sự ức chế của người mẹ sẽ giảm đi và gia đình nếu hiểu rõ căn bệnh này, đặc biệt là người chồng nếu hiểu biết, có kiến thức sẽ giúp đỡ vợ thoát được qua giai đoạn khó khăn này.
Sau sinh, người phụ nữ thường gặp phải hai vấn đề. Thứ nhất, họ sẽ cảm thấy cơ thể như bị vỡ cơ, mệt mỏi, nhiệt độ tăng lên gây ức chế về thần kinh vì nội tiết tố nữ bị ngưng trệ không tiết ra.
Trong giai đoạn này, nhất thiết người nhà phải thường xuyên gần gũi hai mẹ con, chăm sóc em bé để hỗ trợ người mẹ ăn ngủ đúng lúc, đúng chỗ hoặc hỏi han xem họ có những khó khăn gì cần chia sẻ, hỗ trợ gì không. Khi bị trầm cảm, người mẹ luôn ở trạng thái phân tâm, đầu óc luôn ong ong, luôn nghe thấy tiếng nói quanh tai trong trạng thái vô thức về người con như một phiền phức, kẻ thù làm mình khó chịu, bực tức.
Theo chuyên gia tâm lý thì dấu hiệu để nhận biết việc trầm cảm ở các bà mẹ là người mẹ nhìn con một cách chăm chăm, ánh mắt sắc lạnh, hằn lên sự ghét bỏ, bực mình, đôi khi gồng tay, nghiến răng. Ngoài ra, người mẹ bị trầm cảm luôn có cảm giác buồn chán, trống rỗng, khó tập trung suy nghĩ, hay quên. Luôn trong trạng thái mệt mỏi, không muốn làm việc gì.
Đặc biệt, việc mất ngủ, hoặc ngủ quá nhiều sau đó nảy sinh cáu gắt, giận dữ, ăn không ngon và dẫn tới giảm cân. Nhiều bệnh nhân trầm cảm còn có triệu chứng đau đầu, đau tức ngực, các rối loạn tiêu hóa… Tất cả những biểu hiện trên nếu được phát hiện, chia sẻ kịp thời sẽ giúp người mẹ giảm bớt stress, tránh được hậu quả từ trầm cảm gây ra.
Tác giả bài viết: Nhóm PV
Nguồn tin: