Không những chỉ ra cụ thể các hành vi lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn trong công tác cán bộ; hành vi chạy chức, chạy quyền, Quy định 114 của Bộ Chính trị cũng nhấn mạnh việc không bố trí người có quan hệ gia đình đồng thời đảm nhiệm các chức danh có liên quan
"Quy định 69 vừa giúp phòng ngừa, cảnh tỉnh, răn đe, ngăn chặn tình trạng bổ nhiệm cánh hẩu, thân cận, nhóm lợi ích, vừa giúp việc lựa chọn cán bộ công tâm, khách quan", đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hoà, Uỷ viên Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội chia sẻ.
63% người dân cho rằng phải lót tay để vào khu vực nhà nước. Và sau đó là "Tình trạng chạy chức, chạy quyền, chạy quy hoạch, chạy luân chuyển, chạy phiếu bầu, chạy bằng cấp, chạy khen thưởng, chạy danh hiệu, chạy tội... tuy đã được ngăn chặn nhưng vẫn chưa hoàn toàn bị đẩy lùi".
Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đã bế mạc, hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đề ra sau 6 ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc.
Lần đầu tiên, vấn đề kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ, chống “chạy chức, chạy quyền” đã được Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng thay mặt Bộ Chính trị ký và ban hành trong Quy định 205.
“Chạy chức, chạy quyền” là tình trạng bổ nhiệm chức vụ/quyền hạn cho những cán bộ không đủ tiêu chuẩn, điều kiện. Đó có thể là người thân, họ hàng, cùng cánh hẩu, cùng quê, "đệ tử"... được giấu dưới vỏ bọc “đúng quy trình”, “đúng quy định”. Vấn nạn này ngày càng trở nên ung nhọt, phổ biến không chỉ gây nhiều hệ lụy trong công tác cán bộ, gây bức xúc trong dư luận xã hội mà còn làm suy giảm lòng tin của nhân dân vào Đảng và sự trong sạch, vững mạnh của Đảng, đòi hỏi cần phải có vắc xin đặc trị.
Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa ký ban hành quy định 205 về việc kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ và chống chạy chức, chạy quyền.
Cấp ủy các cấp kiên quyết sàng lọc, không để lọt vào cấp ủy khóa mới những người bản lĩnh chính trị không vững vàng; phẩm chất, năng lực, uy tín giảm sút; thiếu gương mẫu, mất đoàn kết, cục bộ, bè phái, cơ hội; chạy chức, chạy quyền, tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm.
Lâu nay, cử tri và nhân dân vẫn thường xuyên phản ánh đến các ĐBQH và cho rằng, tình trạng “chạy chức, chạy quyền”, “chạy” tuyển dụng, “chạy” trong thi chuyển ngạch công chức, viên chức... vẫn tồn tại mà rất ít được phát hiện và xử lý.
Cử tri và Nhân dân vẫn phản ánh và cho rằng tình trạng “chạy chức, chạy quyền”, “chạy” thi tuyển dụng, thi chuyển ngạch công chức, viên chức… vẫn tồn tại mà rất ít được phát hiện và xử lý.
Nếu cơ quan công quyền làm việc một cách minh bạch thì chắc chắn hiếm có chuyện doanh nghiệp phải “tặng quà”. Nếu cấp trên làm việc công tâm, dân chủ, thì cấp dưới không dễ “hối lộ” để chạy chức, chạy quyền…
Trong năm 2019, ngành Tổ chức xây dựng Đảng sẽ tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, toàn diện, đồng bộ, hiệu quả công tác cán bộ, bảo đảm dân chủ, khách quan, công khai, minh bạch và chấm dứt tình trạng chạy chức, chạy quyền, thu hút và trọng dụng nhân tài.
"Tuy việc chạy chức diễn ra ngầm, không công khai nhưng khi yếu tố “ngầm” trở nên phổ biến thì gây ra hệ lụy lớn cho đất nước và trở thành quốc nạn”- ĐBQH Đặng Thuần Phong lo ngại.
Tổng Kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc nhận định: Đã đến lúc cần có biện pháp kiểm soát quyền lực, chống chạy chức, chạy quyền. Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng, Đồng Tháp cùng nêu giải pháp.
Cơ chế kiểm soát quyền lực và tình trạng chạy chức, chạy quyền vẫn là nỗi niềm trăn trở, băn khoăn, lo lắng của các cấp uỷ Đảng, nhất là của Tổng bí thư, thường vụ cấp uỷ và bí thư cấp uỷ các cấp.
Một số trường hợp việc chuyển đổi vị trí công tác, tuyển chọn, quy hoạch, đào tạo, bổ nhiệm cán bộ còn thiếu minh bạch, có biểu hiện tiêu cực, “chạy chức, chạy quyền”.