Tuy nhiên, khi dừng chân và bước đi quanh khuôn viên được bao bọc bởi hàng lan can đá, những đổ vỡ xuống cấp của hạng mục này xuất hiện khiến người tham quan không khỏi buồn lòng.
Hướng từ QL46 đi vào, ở các góc Tây Nam, Tây Bắc và Đông Nam, hàng lan can đá có nhiều điểm đổ vỡ, được gá tạm bợ, nhưng nhiều nhất vẫn là hình ảnh các kết cấu đá nằm nghiêng ngả, lộn xộn, bị cây cỏ dại che lấp.
Những vết tích đó cho thấy, những kết cấu này đã bị suy chuyển và “yên vị” một thời gian khá lâu. Cũng từ đó cho thấy đã không có bàn tay con người trong việc chỉnh trang, sắp xếp, làm cho cảnh quang giảm mất đi sự uy nghiêm của chốn linh thiêng.
Theo tìm hiểu, hàng lan can chất liệu đá được lấy từ các tỉnh Thanh Hóa, Ninh Bình mang về; kỹ thuật thi công có thể nói là khá đơn giản: hàng rào đá với những kết cấu riêng lẻ được sắp xếp lên nhau theo các khớp, các điểm chốt, nhìn bên ngoài vững chãi nhưng thực ra lại không hẳn chắc chắn.
Phía phía trên, ở những điểm nối là những đầu trụ hình giống búp hoa chưa nở, gắn kết không chắc chắn vào phần phía dưới. Có những điểm, 4,5 đầu trụ liên tiếp không còn ở vị trí cũ, nằm lăn lóc dưới đất.
Ở phía dưới, tô điểm cho cả dãy dài lan can đá là những viên gạch xuyên hoa đỏ đậm bằng đất nung, nhưng viên thì vỡ nát, viên thì bị xô lệch.
Dưới đây là một số hình ảnh do PV Dân trí ghi lại vào ngày 23/7/2016 vừa qua:
Búp hoa đá bị gãy rơi xuống.
Mặt trước dãy lan can hướng ra quốc lộ 46, những đầu trụ hình búp hoa mất 1 dãy dài, gạch xuyên hoa xộc xệch
Dân trí sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc về vấn đề này.
Tác giả bài viết: Danh Thắng - Nguyễn Duy