Bên triền dòng sông Cả, đoạn qua địa bàn xóm 1, xã Lạng Sơn, huyện Anh Sơn (Nghệ An), là ngôi nhà lụp xụp của gia đình ông Phạm Văn Hóa, gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn. Anh Phạm Văn Du, 54 tuổi, con trai đầu của ông bà Hóa, bị tàn tật bẩm sinh cộng thêm bệnh u cơ, u da hành hạ suốt thời gian dài. Cuộc sống của anh là chuỗi ngày gắn liền với những đơn thuốc. Chị Phạm Thị Duyên, 51 tuổi, mù cả hai mắt từ nhỏ, thêm chứng bệnh thiên đầu thống đeo bám suốt mấy năm nay. Những ngày trở trời, đầu chị lại đau như búa bổ, và cứ thế người cha già lại chạy đôn chạy đáo vay mượn tiền, lo thuốc thang cho chị. Cả nguồn sống của gia đình 4 miệng người, dựa vào những mẻ chài bấp bênh sông nước của ông Hóa. Bên những chiếc ghe lớn của hàng xóm, chiếc thuyền nhỏ bé của cụ cứ thế vượt mưa gió theo tay chèo cụ đi tìm nguồn sống cho cả gia đình. Cụ bà Hóa tuy bệnh tật nhưng những ngày trời nắng ráo vẫn theo chân chồng xuống sông. Gạt nước mắt, bà Hóa chia sẻ: "Gia đình đã nghèo còn gặp eo, vợ chồng già sinh được hai đứa con nhưng đứa thì bị tàn tật, đứa thì mù lòa, cả nhà 4 người cứ thế ốm đau suốt. Do bà bị phong khớp nên không được chạm nước, thương ông mà không biết phải làm sao, chỉ biết theo chân ông xuống đến bờ rồi đứng nhìn". Riêng ông Hóa, bản thân cũng mang bệnh tuổi già, trời mùa đông nhiệt độ xuống thấp, chân tay co quắp không thể làm việc. Cũng may có chút ít trợ cấp của xã hội hỗ trợ người già và người tàn tật, cả gia đình mỗi tháng được hơn 1 triệu đồng. Số tiền đó lại phải đẩy hết vào thuốc men, bệnh tật. Không có tiền, quen luôn cảnh đói khổ, trước giờ gia đình cụ cứ thế sống với việc một ngày ăn 2 giờ cơm. 9 giờ ăn sáng rồi xuống sông, chiều về ăn lúc 4 giờ rồi nhịn cho tới giờ cơm ngày mai. Ông tâm sự: "Người ta ăn 3 giờ, mình nghèo thì ăn 2 giờ, cũng quen rồi, khổ từ khi sinh ra mà. Không phải mình không cố gắng, mà là không thể gắng được nữa, gắng bao nhiêu thì đổ vào tiền thuốc thang cho 2 đứa. Đánh bắt thế này thì một ngày được vài chục nghìn, để vào tiền ăn với sinh hoạt cho cả gia đình. Tiền trợ cấp thì để trả nợ thuốc thang hàng tháng, nhiều khi nhận trợ cấp về đem đi trả tiền thuốc mà không đủ vì trong tháng đau ốm quá nhiều". Ở cái tuổi ngoài 80, lẽ ra cụ Hóa đã được an hưởng tuổi già và hưởng phúc từ con cháu, nhưng vì hoàn cảnh cụ vẫn phải nai lưng kiếm ăn từng bữa để chăm lo cho vợ và hai người con tật nguyền suốt hơn 50 năm nay. 'Nguồn sống' của gia đình sau những lần bơi thuyền thả lưới của cụ. Cả ông và bà Hóa đều tham gia chiến đấu trong thời kháng chiến chống Mỹ, hai người đều có huy chương kháng chiến và bằng khen chiến đấu. Tuy nhiên, vì thời gian đã quá lâu, không có giấy tờ lưu hồ sơ nên cả hai không được hưởng chế độ của nhà nước. Tác giả bài viết: Thy Huệ Nguồn tin: Từ khóa: chèo thuyền đánh cá ,cụ ông nuôi vợ và con tật nguyền ,Phạm Văn Hóa ,Nghệ An ,anh sơn
Những chiêu “tay trắng kiếm bộn tiền” vào dịp Tết: không cần bỏ vốn, chẳng cần giỏi giang mà vẫn “hốt bạc” ngon ơ
Người phụ nữ 77 tuổi đứng sau công ty đa cấp doanh thu hàng trăm tỷ vừa bị ngừng bán hàng: Đi lên từ ngành dầu khí, từng điều hành Quỹ tín dụng
Nữ 'đại gia Quận 7' từng liên quan đến công ty đa cấp Lô Hội': Sở hữu danh sách dài BĐS đắt đỏ, ở nhà 400 tỷ đồng, hàng loạt siêu xe, trả lương cho bảo mẫu 120 triệu đồng/tháng
Xuất hiện cặp hot girl song sinh là đồng nghiệp của Yua Mikami, đăng tuyển tiêu chí tìm bạn trai chung
Khách Tây sợ hãi trước một món ăn Việt Nam, nhất quyết không ăn thử nhưng cái kết sau đó khiến ai cũng bật cười