Xã hội

Cung "đường chết" ở miền Tây xứ Nghệ: Bài 2 - Xe chở gỗ Lào "bức tử" cung đường biên giới

Cung đường Nậm Càn - Na Ngoi được biết đến với cung “đường chết” ở miền Tây xứ Nghệ mỗi khi mưa xuống thì con đường này trở lầy lội, nát như tương đi lại vô cùng gian khổ…Và nguyên nhân chính là do xe chở gỗ Lào gây nên… khiến người dân bản địa bức xúc!?

Cung "đường chết" ở miền Tây xứ Nghệ:

Na Ngoi nghĩa là "ruộng trên cao". Na Ngoi nằm ở độ cao 1200m so với mặt nước biển, chính vì thế mà khí hậu ở đây quanh năm "nắng ít, mưa nhiều".

Trước, trong và sau Tết Bính Thân để đi vào cung đường Nậm Càn - Na Ngoi thì cách duy nhất đó là xe máy hoặc đi bộ. Nếu đi xe máy trên quãng đường này (chưa đầy 10km đường đầy bùn đất) cũng phải mất ít nhất 2 tiếng đồng hồ.

Được biết, nguyên nhân chính dẫn đến việc tuyến đường này hư hại bởi ngày và đêm có đến hàng chục xe ô tô tải 4-5 chân chở đầy gỗ Lào từ cửa khẩu lối mở đi qua khiến tuyến đường ngày trở nên thảm hại. Nhiều lần trời mưa đường bùn lầy, các xe gỗ mắc kẹt không đi được lại khiến người dân thêm khốn khổ khi tuyến đường bị tắc nghẽn, dồn ứ.

Đang cố gắng đẩy chiếc xe máy qua vũng bùn lầy lớn trên con đường qua xã Na Ngoi, chị Trần Thị Thắm (trú thị trấn Mường Xén) như phát khóc chia sẻ: “Tôi có việc đưa đồ vào cho các thầy cô dạy học ở Na Ngoi nên mới vào đây lần đầu tiên.

Tôi cũng nghe nói tuyến đường này khó đi nhưng không nghĩ khó đến mức đáng sợ này. Cả đoạn đường dài mà tôi gần như đi xe máy số 1 và dắt chứ không dám ngồi lên đi vì sợ ngã. Mấy lần dắt xe nhưng đường trơn, vặn ga lớn là xe lại chuầy khiến tôi suýt ngã. Còn 4km nữa mà trời sắp tối rồi tôi không biết khi nào mới có thể đến nơi nữa”.

Nói đoạn chị Thắm nhìn về phía xa con đường vào Na Ngoi chỉ 4km thôi nhưng sao quá xa càng làm cho chị nhụt chí. Sóng điện thoại có đoạn được đoạn không nên chị Thắm cũng cố “bò” trên cung đường này đến chỗ có sóng mong sao nhắn được tin nhắn thì sẽ có người ở bản địa họ ra nhận hàng để chị còn trở lại thị trấn sớm nếu không thì phải qua đêm ở đây thì còn khổ hơn.

“Nói thật vào đây rồi mới biết người dân ở đây khổ đến chừng nào. Đúng là chưa đi chưa biết. Đi rồi, biết rồi chắc tôi cũng khiếp cho đến…”, chị Thắm chia sẻ thêm.

Nói về "con đường đau khổ" này, thầy cô giáo ở Na Ngoi luôn khiếp sợ bởi hễ vào mùa mưa là đường không thể đi nổi, các em học sinh ở vùng này đi học cũng phải lội bùn, đi ủng... Một trong những ngôi trường có nhiều học sinh ở bản xa phải đi bộ lội bùn nhiều nhất đó là Trường THCS Na Ngoi. Thầy Nguyễn Thế Hiền - Hiệu trưởng nhà trường, một số các em ở trường phải đi bộ lội bùn vào mùa mưa, khi đến trường các em quần áo dường như lấm lem bùn, chân bị đất đá cào xước.

Mỗi ngày đêm có không dưới trăm xe tải chở gỗ từ Lào về qua cung đường này nhưng tuyệt nhiên không thấy cơ quan chức năng nào kiểm soát. Người dân chỉ biết than trời và chịu đựng khi mưa xuống.

Những ngày cuối tháng 1 và đầu tháng 2/2016, chúng tôi có dịp trở lại Nậm Càn - Na Ngoi. Trở lại trên cung đường độc đạo vào mùa mưa rét vừa qua chỉ có xe ben, xe ôtô hai cầu và xe máy mới bò vào được khu vực này nhận thấy các đoàn xe gỗ Lào ở cửa khẩu lối mở từ Lào về. Hầu hết các loại xe chở gỗ Lào thường chạy vào ban đêm rất nguy hiểm và đang làm cho cung đường này ngày tan nát thêm.

Dọc đường đi, chúng tôi gặp những đoàn xe gỗ nườm nượp chở gỗ về các bãi tập kết dọc đường. Đếm sơ trên cung đường này có không dưới năm bãi tập kết gỗ dọc hai bên đường. Có những lúc đoàn xe chở gỗ gây kẹt xe hàng giờ đồng hồ khiến việc lưu thông hàng hóa ra vào của người dân bị tắc nghẽn liên tục.

Suốt chặng đường 10km không có lấy một chỗ bằng phẳng khô ráo, tất cả đều sình lầy ổ trâu ổ bò, các em học sinh đều phải cuốc bộ đến trường bằng những đôi ủng, nhà đã xa, đường thì lầy lội nên đứa nào cũng mướt mải mồ hôi như vừa được vớt từ suối lên; còn các thầy cô và người dân ở đây thì quá vất vả và chấp nhận những thiệt thòi. Nhìn những đôi chân các em gầy yếu lê lết trên đường mà thấy thương chúng quá.

Trao đổi với PV Dân trí vào ngày 8/3, ông Nguyễn Anh Đoài - Trưởng phòng Công thương huyện Kỳ Sơn cho biết: “Hiện nay huyện đang xin chuyển cung đường này về cho tỉnh quản lý. Bởi con đường này nối liền hai huyện Tương Dương và Kỳ Sơn chứ không phải đường nội địa. Hiện tình trạng xe quá tải chở gỗ Lào cũng đã giao cho công an kiểm tra thường xuyên và nay không còn tình trạng đó nữa. Con đường Na Ngoi - Nậm Càn đúng là xuống cấp trầm trọng thật và phía huyện Kỳ Sơn đang xin nguồn kinh phí từ tỉnh. Về lâu dài thì đã có dự án của Sở GTVT đầu tư và Bộ quốc phòng”.

Thiết nghĩ cơ quan chức năng tỉnh Nghệ An cần quan tâm hơn nữa cung đường vào Na Ngoi sớm được thực hiện như lời mong ước của người dân nơi đây. Bởi đây là huyết mạch giao thông chính, là chìa khóa mở ra cánh cửa để Na Ngoi thoát nghèo, để các em học sinh đến trường được thuận tiện hơn.

Đặc biệt, các cơ quan ban ngành tỉnh Nghệ An, huyện Kỳ Sơn cần vào cuộc để điều tra làm rõ tình trạng xe chở gỗ Lào vò nát con đường Na Ngoi - Nậm Càn.

Một số hình ảnh xe chỗ gỗ Lào vò nát cung đường chết ở miền Tây xứ Nghệ do PV Dân trí ghi lại:

Những bãi tập kết gỗ cạnh cung đường chết hằng ngày có hàng chục xe chở gỗ từ bãi này ra cày nát con đường Nậm Càn - Na Ngoi.
Những bãi tập kết gỗ cạnh cung "đường chết" hằng ngày có hàng chục xe chở gỗ từ bãi này ra cày nát con đường Nậm Càn - Na Ngoi.
Một chiếc xe chở gỗ Lào trên quốc lộ 7A vào ban đêm.
Một chiếc xe chở gỗ Lào trên quốc lộ 7A vào ban đêm.
Tăng bo xe trên cung đường lầy lội Na Ngoi.
Tăng bo xe trên cung đường lầy lội Na Ngoi.
Chị Trần Thị Thắm (trú thị trấn Mường Xén) như phát khóc khi phải dừng xe máy lại ngay trên đường chia sẻ: “Tôi có việc đưa đồ vào cho các thầy cô dạy học ở Na Ngoi nên mới vào đây lần đầu tiên.
Chị Trần Thị Thắm (trú thị trấn Mường Xén) như phát khóc khi phải dừng xe máy lại ngay trên đường chia sẻ: “Tôi có việc đưa đồ vào cho các thầy cô dạy học ở Na Ngoi nên mới vào đây lần đầu tiên".

Bài 3: Hàng loạt xe chở gỗ Lào hết đăng kiểm vẫn... lưu hành.

Tác giả bài viết: Nguyễn Duy

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP