►Vỡ ống thủy điện: Huy động đặc công trục vớt 2 công nhân tử nạn
►Sự cố thủy điện Sông Bung 2: Từng có cảnh báo về năng lực yếu của nhà thầu
►Hiện trường tan hoang vụ vỡ ống thủy điện Sông Bung 2
►Họp báo sự cố thủy điện Sông Bung 2: Phủ nhận thông tin vỡ đập
►Vỡ ống thủy điện Sông Bung 2: Chưa tìm thấy 32 người
►Vỡ đường ống thủy điện Sông Bung 2, nhiều công nhân bị cuốn trôi
Sáng 14/9, nhiều người từ trong rừng núi ven sông Bung lần lượt đổ ra đường dẫn xuống trung tâm huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam. Trên khuôn mặt họ vẫn còn nét kinh hoàng, mệt mỏi sau sự cố lũ tràn tại nhà máy thủy điện Sông Bung 2.
►Sự cố thủy điện Sông Bung 2: Từng có cảnh báo về năng lực yếu của nhà thầu
►Hiện trường tan hoang vụ vỡ ống thủy điện Sông Bung 2
►Họp báo sự cố thủy điện Sông Bung 2: Phủ nhận thông tin vỡ đập
►Vỡ ống thủy điện Sông Bung 2: Chưa tìm thấy 32 người
►Vỡ đường ống thủy điện Sông Bung 2, nhiều công nhân bị cuốn trôi
Sáng 14/9, nhiều người từ trong rừng núi ven sông Bung lần lượt đổ ra đường dẫn xuống trung tâm huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam. Trên khuôn mặt họ vẫn còn nét kinh hoàng, mệt mỏi sau sự cố lũ tràn tại nhà máy thủy điện Sông Bung 2.
Bà Nguyễn Thị Xuyên đòi vào rừng tìm chồng. Ảnh: Sơn Thủy
Đứng đợi người chồng mất liên lạc từ chiều qua, bà Nguyễn Thị Xuyên (trú xã Đại Quang, huyện Đại Lộc, Quảng Nam) gào thét, đòi một mình quay lại rừng tìm chồng. Lực lượng công an huyện Nam Giang túc trực tại khu vực hiện trường đã động viên và dìu bà Xuyên ở lại, chờ cơ quan chức năng triển khai các biện pháp cần thiết.
Đến 10h sáng 14/9, ông Nguyễn Quảng Sơn (chồng bà Xuyên) cuốc bộ từ rừng ra đường, trên người chỉ còn chiếc áo cộc. Hai vợ chồng gặp nhau trong tiếng khóc vui mừng.
Hai vợ chồng ông Sơn kể lại sự việc. Ảnh: Sơn Thủy
Ăn vội tô mỳ tôm, ông Sơn cho biết, ngày 12/9 hai vợ chồng lên rừng cắt cây mây về bán. Chiều 13/9, họ đang ở cách bờ sông Bung khoảng 5m chuẩn bị nấu ăn thì nước lũ bất ngờ ập đến. "Bị nước cuốn, tôi níu vào cây leo lên, sau đó tìm đường về khu dân cư. Còn chồng chạy vào núi, không biết sống chết ra sao", bà Xuyên kể.
Ông Sơn nói nếu chậm chân 3 phút thì hai vợ chồng sẽ bị nước cuốn trôi. Do nước lên quá nhanh, vợ ông chạy trước, còn ông hô hoán báo động cho khoảng 40 người đang khai thác vàng gần đó.
"Chiếc xe máy và dụng cụ đi rừng bị cuốn theo dòng nước, giờ không còn tiền về quê. May có tô mì tôm chủ quán cho ăn miễn phí", ông Sơn nói giọng ngậm ngùi.
Nhóm phu vàng thoát chết trong sự cố thủy điện Sông Bung 2. Ảnh: Sơn Thủy
Cùng cảnh ngộ với ông Sơn, nhóm phu vàng gồm 5 người cuốc bộ từ trong rừng ra đường để về nhà. Họ quê ở huyện Đại Lộc, Quảng Nam lên lòng sông Bung khai thác vàng. Ông Nguyễn Tự Thành, xã Đại Lãnh kể, từ chiều qua khi đang ở mé sông đãi vàng thì nước ập đến, nhóm của ông có 40 người đều thoát nạn.
"Đêm qua chúng tôi ở trong rừng, sáng nay cuốc bộ gần 5 tiếng mới đến đây. Tiền không còn, chúng tôi mong được hỗ trợ để về nhà", ông Thành nói.
Vào 16h25 ngày 13/9, các công nhân của nhà thầu thi công nhà máy thủy điện Sông Bung 2 đang múc bùn đọng ở hầm dẫn dòng, chuẩn bị đổ bê tông thì nước lũ tràn về làm bục cửa van số 2 nặng 120 tấn. Hầm dẫn dòng ngập, hai công nhân lái máy đào bị nước cuốn trôi. Tại cuộc họp báo sáng 14/9, nhà chức trách phủ nhận thông tin thủy điện Sông Bung 2 bị vỡ đập. |
Tác giả bài viết: Sơn Thủy