Nhiều người thích màu đỏ vì đó là màu tượng trưng cho sự may mắn, không khí tươi vui của lễ hội. Mà nhắc đến những loại cây phong thủy lá đỏ giúp chiêu tài hút lộc thì không thể không nhắc đến cây vạn lộc.
Loại cây này còn có tên gọi khác là cây thiên phú, tên khoa học là aglaonema rotundum pink, thuộc họ Ráy và có nguồn gốc từ Indonesia, Thái Lan, sau này được nhân giống và trở nên phổ biến ở nhiều nước châu Á.
Cây vạn lộc có 2 loại chính là vạn lộc đỏ và vạn lộc xanh, trong đó màu đỏ được ưa chuộng hơn cả. Cây có thân màu xanh lục, lá non có màu hồng nhạt, viền màu xanh và nhiều đốm xanh dọc theo viền và gân lá. Khi lá càng già, các đốm xanh sẽ càng ít đi, thay vào đó là màu hồng đỏ trải rộng khắp mặt lá.
|
Cây vạn lộc có khả năng thanh lọc không khí, lọc khói bụi, hấp thụ các chất độc hại dễ bay hơi và CO2 trong không khí, giúp không khí trong lành hơn, rất tốt cho sức khỏe con người.
Sở dĩ nói trồng cây lá đỏ này trong nhà như “ăn tiền thiên hạ”, gia chủ ăn nên làm ra, tài lộc không bao giờ hết chính là do cái tên của nó. Bởi lẽ trong tiếng Hán, từ “vạn” đại diện cho số lượng rất lớn, từ “lộc” ý chỉ phúc lộc, tiền bạc, của cải và sự may mắn trong cuộc sống. Cho nên, ý nghĩa cái tên của cây vạn lộc là tài lộc nhiều không bao giờ hết.
|
Đặt cây vạn lộc đỏ ngay tại phòng khách hay trên bàn làm việc sẽ giúp người sở hữu cây gặp nhiều may mắn, luôn thuận lợi trong công việc, hạn chế xui rủi trong kinh doanh. Đặc biệt khi cây ra hoa sẽ mang lại may mắn gấp bội.
Cây vạn lộc đỏ hợp nhất với những người mang mệnh Hỏa, cây này sẽ giúp khắc chế được những khuyết điểm trong tính cách của họ, giúp họ làm gì cũng suôn sẻ, thuận lợi hơn.
|
Cách chăm sóc để cây vạn lộc tươi tốt, ra hoa gọi lộc về nhà
Loại cây này có thể trồng trong đất hoặc trông trong nước (thủy sinh) đều được. Mỗi loại lại có một cách chăm sóc khác nhau, cụ thể như sau:
- Cách chăm sóc cây vạn lộc trong môi trường đất
+ Đất trồng phải tơi xốp, thoáng khí, giàu chất dinh dưỡng, bạn có thể tự trộn than bùn, mùn, trấu, cát và đất theo tỉ lệ bằng nhau để đảm bảo môi trường phát triển tốt cho cây.
+ Chậu trồng phải có độ cao ít nhất gấp đôi chiều dài của rễ, độ rộng gần bằng tán cây để đảm bảo cây có không gian tăng trưởng. Tuyệt đối không chọn chậu quá nhỏ, nếu không rễ cây sẽ bị hạn chế, không phát triển tốt được.
+ Tưới nước mỗi ngày cho cây vào sáng sớm hoặc chiều mát, vì đây là cây thân thảo, có khả năng hút nước mạnh.
|
- Cách chăm sóc cây vạn lộc trong môi trường thủy sinh
Nếu trồng trong môi trường thủy sinh, bạn hãy nhớ thay nước 1-2 lần/tuần, tuyệt đối không được để nước chuyển màu. Ngoài ra, cần thêm dung dịch dinh dưỡng để bổ sung thêm dưỡng chất cho cây.
Khi thấy rễ cây có biểu hiện thâm đen, có mùi thôi hay lá bị úa vàng, hãy dùng OLC với lượng phù hợp để giúp rễ cây hô hấp tốt hơn, cây sẽ nhanh chóng khỏe mạnh trở lại.
Dù là trồng trong môi trường đất hay thủy sinh, bạn cần nhớ cây vạn lộc ưa môi trường bóng râm, sợ ánh sáng mạnh. Vì vậy không nên đặt cây ở nơi có ánh sáng mặt trời trực tiếp chiếu vào, nếu không cây dễ khô héo, chết.
Tác giả: Cẩm Tú
Nguồn tin: phunuphapluat.nguoiduatin.vn