Thơ của bà từng được đưa vào sách giáo khoa, dịch ra 13 thứ tiếng khác nhau.
Thơ của bà từng được đưa vào sách giáo khoa, dịch ra 13 thứ tiếng khác nhau.
Hồ Xuân Hương là ai? – “Người lạ mặt”? – “Người Cổ Nguyệt” – “Tài năng” – “Thiên tài” – “Thi thánh”… đến từ… “bí ẩn”?,… Suốt hơn 200 năm qua, những câu hỏi như vậy từng thách thức, thôi thúc giới nghiên cứu tìm câu trả lời.
Tối 3/12, tỉnh Nghệ An và Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam trọng thể tổ chức Lễ vinh danh và kỷ niệm 250 năm năm sinh, 200 năm năm mất của Nữ sĩ Hồ Xuân Hương.
Tại Hội thảo khoa học quốc tế Nữ sĩ Hồ Xuân Hương (1772 - 1822) – Danh nhân văn hóa và giá trị di sản vào sáng 3/12 khẳng định: Phong cách thơ Hồ Xuân Hương khoáng đạt, sáng tạo, độc đáo bậc thầy, với hệ thống các phương thức, phương tiện nghệ thuật được vận dụng và thực thi đầy linh hoạt, biến hóa, nhiều bài đạt tầm kiệt tác, xứng đáng là đỉnh cao của thơ Nôm. Thông qua các tác phẩm của mình, Hồ Xuân Hương đã nói lên tiếng nói đấu tranh đòi quyền sống cho con người, trước hết là nữ quyền và quyền bình đẳng.
Nhân dịp kỷ niệm 250 năm ngày sinh và 200 năm ngày mất của Nữ sĩ Hồ Xuân Hương, sáng 3/12, đồng chí Nguyễn Xuân Phúc - Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và đoàn công tác đến dâng hoa, dâng hương tại Nhà thờ họ Hồ Phi Tích và Bia tưởng niệm Nữ sĩ Hồ Xuân Hương, mộ đồng chí Hồ Tùng Mậu, Bia tưởng niệm Anh hùng lực lượng vũ trang Cù Chính Lan tại xã Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu.