Thái độ bất ngờ của Phương Nga
Đúng như dự kiến, sáng 22/6, TAND TP.HCM đã mở lại phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án Trương Hồ Phương Nga (sinh năm 1987, trú tại Hà Nội, Hoa hậu người Việt tại Nga năm 2007) và Nguyễn Đức Thùy Dung (sinh năm 1987, ngụ TP.HCM) bị truy tố về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Vụ án gây xôn xao dư luận khi tại phiên tòa 21/9.2016, Hoa hậu Phương Nga đã khai về hợp đồng tình ái giữa cô và đại gia Cao Toàn Mỹ (bị hại trong vụ án).
Ngay phần xét hỏi tại phiên xét xử ngày hôm qua (22/6), bị cáo Nga đã xin chủ tọa được dùng “quyền im lặng” và giữ nguyên lời khai như phiên tòa trước đó, đồng thời không trình bày thêm.
Nga nhấn mạnh trước tòa, việc thực hiện “quyền im lặng” là do chủ ý của bị cáo, không bị ai ép buộc gì.
Tương tự, trước những câu hỏi của công tố viên, bị cáo Nga vẫn giữ “quyền im lặng”. Phương Nga cho rằng: “Bị cáo sẽ không trả lời bất kỳ câu hỏi nào của VKS ngày hôm nay. Bị cáo không tin tưởng VKS, không tin tưởng cơ quan điều tra…”; “không phải bị cáo không hợp tác mà bị cáo giữ quyền im lặng”.
Trước câu hỏi chất vất của đại diện viện kiểm tra, Phương Nga đối đáp: “Bị cáo không tin tưởng vào bất cứ ai vì bị cáo bị uy hiếp, ép buộc khai như thế này, khai như thế kia”.
Cách trả lời của bị cáo Phương Nga đã khiến nhiều người tham dự phiên tòa tỏ ra bất ngờ. Khi VKS hỏi bị cáo Nga về các lời khai của người liên quan tại tòa, Nga không ý kiến và nói với công tố: “Sự im lặng không có nghĩa là nhận tội hay không nhận tội, sự im lặng chỉ là sự im lặng”.
Đồng thời, Nga cũng nói mình không có nghĩa vụ chứng minh mình vô tội, bị oan. Nghĩa vụ chứng minh tội phạm là trách nhiệm của các cơ quan tố tụng. Và với những bằng chứng ngụy tạo trong vụ án thì không thể kết tội bị cáo.
Không cần chứng minh mình có tội
Liên quan tới vấn đề trên, Trao đổi với PV Báo Gia đình và Xã hội, Luật sư Phạm Văn Liêm, Trưởng VPLS Quang Liêm, Đoàn luật sư TP.HCM cho biết: Hiện nay chưa có quy định cụ thể nào về quyền im lặng của bị can, bị cáo. Tuy nhiên nó nằm rải rác ở các điều luật, quy định một cách “gián tiếp” về “quyền im lặng” trong Bộ luật tố tụng hình sự 2015.
Cụ thể như tại điểm e, khoản 1, điều 58 BLTTHS quy định, người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang và người bị bắt theo quyết định truy nã có quyền trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại mình hoặc buộc phải nhận có tội.
Khoản 2, điều 59/60/61 quy định người bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội.
Điểm b, khoản 1, điều 73 quy định người bào chữa có quyền có mặt khi lấy lời khai của người bị bắt, bị tạm giữ, khi hỏi cung bị can và nếu người có thẩm quyền tiến hành lấy lời khai, hỏi cung đồng ý thì được hỏi người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can. Sau mỗi lần lấy lời khai, hỏi cung của người có thẩm quyền kết thúc, người bào chữa có thể hỏi người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can.
Khoản 3, điều 309 cho phép tại phiên toà, trong giai đoạn xét hỏi nếu bị cáo không trả lời các câu hỏi thì Hội đồng xét xử, Kiểm sát viên, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự tiếp tục hỏi những người khác và xem xét vật chứng, tài liệu có liên quan đến vụ án. Khi được chủ tọa phiên tòa đồng ý, bị cáo được đặt câu hỏi với bị cáo khác về các vấn đề có liên quan đến bị cáo.
Điều 15 nêu rõ người bị buộc tội không buộc phải chứng minh là mình vô tội…
Như vậy, đối chiếu những quy định trên vào trường hợp của Phương Nga thì có thể áp dụng điều 15 là người bị buộc tội không buộc phải chứng minh mình vô tội mà trách nhiệm chứng minh người đó có tội thuộc về cơ quan tiến hành tố tụng.
Đồng thời, áp dụng khoản 3, điều 309 cho phép tại phiên toà, trong giai đoạn xét hỏi nếu bị cáo không trả lời các câu hỏi thì Hội đồng xét xử, Kiểm sát viên, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự tiếp tục hỏi những người khác và xem xét vật chứng, tài liệu có liên quan đến vụ án. Khi được chủ tọa phiên tòa đồng ý, bị cáo được đặt câu hỏi với bị cáo khác về các vấn đề có liên quan đến bị cáo.
Nói về hành động xin được thực hiện “quyền im lặng” trước tòa của hoa hậu Trương Hồ Phương Nga, luật sư Liêm khẳng định, bị cáo đang thực hiện quyền của mình theo đúng quy định của pháp luật. Hơn nữa Phương Nga còn có các luật sư bảo vệ, bị cáo im lặng nhưng luật sư sẽ lên tiếng để bảo vệ cô ấy.
Đúng như dự kiến, sáng 22/6, TAND TP.HCM đã mở lại phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án Trương Hồ Phương Nga (sinh năm 1987, trú tại Hà Nội, Hoa hậu người Việt tại Nga năm 2007) và Nguyễn Đức Thùy Dung (sinh năm 1987, ngụ TP.HCM) bị truy tố về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Vụ án gây xôn xao dư luận khi tại phiên tòa 21/9.2016, Hoa hậu Phương Nga đã khai về hợp đồng tình ái giữa cô và đại gia Cao Toàn Mỹ (bị hại trong vụ án).
Ngay phần xét hỏi tại phiên xét xử ngày hôm qua (22/6), bị cáo Nga đã xin chủ tọa được dùng “quyền im lặng” và giữ nguyên lời khai như phiên tòa trước đó, đồng thời không trình bày thêm.
Nga nhấn mạnh trước tòa, việc thực hiện “quyền im lặng” là do chủ ý của bị cáo, không bị ai ép buộc gì.
Tương tự, trước những câu hỏi của công tố viên, bị cáo Nga vẫn giữ “quyền im lặng”. Phương Nga cho rằng: “Bị cáo sẽ không trả lời bất kỳ câu hỏi nào của VKS ngày hôm nay. Bị cáo không tin tưởng VKS, không tin tưởng cơ quan điều tra…”; “không phải bị cáo không hợp tác mà bị cáo giữ quyền im lặng”.
Trước câu hỏi chất vất của đại diện viện kiểm tra, Phương Nga đối đáp: “Bị cáo không tin tưởng vào bất cứ ai vì bị cáo bị uy hiếp, ép buộc khai như thế này, khai như thế kia”.
Cách trả lời của bị cáo Phương Nga đã khiến nhiều người tham dự phiên tòa tỏ ra bất ngờ. Khi VKS hỏi bị cáo Nga về các lời khai của người liên quan tại tòa, Nga không ý kiến và nói với công tố: “Sự im lặng không có nghĩa là nhận tội hay không nhận tội, sự im lặng chỉ là sự im lặng”.
Đồng thời, Nga cũng nói mình không có nghĩa vụ chứng minh mình vô tội, bị oan. Nghĩa vụ chứng minh tội phạm là trách nhiệm của các cơ quan tố tụng. Và với những bằng chứng ngụy tạo trong vụ án thì không thể kết tội bị cáo.
Không cần chứng minh mình có tội
Liên quan tới vấn đề trên, Trao đổi với PV Báo Gia đình và Xã hội, Luật sư Phạm Văn Liêm, Trưởng VPLS Quang Liêm, Đoàn luật sư TP.HCM cho biết: Hiện nay chưa có quy định cụ thể nào về quyền im lặng của bị can, bị cáo. Tuy nhiên nó nằm rải rác ở các điều luật, quy định một cách “gián tiếp” về “quyền im lặng” trong Bộ luật tố tụng hình sự 2015.
Cụ thể như tại điểm e, khoản 1, điều 58 BLTTHS quy định, người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang và người bị bắt theo quyết định truy nã có quyền trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại mình hoặc buộc phải nhận có tội.
Khoản 2, điều 59/60/61 quy định người bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội.
Điểm b, khoản 1, điều 73 quy định người bào chữa có quyền có mặt khi lấy lời khai của người bị bắt, bị tạm giữ, khi hỏi cung bị can và nếu người có thẩm quyền tiến hành lấy lời khai, hỏi cung đồng ý thì được hỏi người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can. Sau mỗi lần lấy lời khai, hỏi cung của người có thẩm quyền kết thúc, người bào chữa có thể hỏi người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can.
Khoản 3, điều 309 cho phép tại phiên toà, trong giai đoạn xét hỏi nếu bị cáo không trả lời các câu hỏi thì Hội đồng xét xử, Kiểm sát viên, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự tiếp tục hỏi những người khác và xem xét vật chứng, tài liệu có liên quan đến vụ án. Khi được chủ tọa phiên tòa đồng ý, bị cáo được đặt câu hỏi với bị cáo khác về các vấn đề có liên quan đến bị cáo.
Điều 15 nêu rõ người bị buộc tội không buộc phải chứng minh là mình vô tội…
Như vậy, đối chiếu những quy định trên vào trường hợp của Phương Nga thì có thể áp dụng điều 15 là người bị buộc tội không buộc phải chứng minh mình vô tội mà trách nhiệm chứng minh người đó có tội thuộc về cơ quan tiến hành tố tụng.
Đồng thời, áp dụng khoản 3, điều 309 cho phép tại phiên toà, trong giai đoạn xét hỏi nếu bị cáo không trả lời các câu hỏi thì Hội đồng xét xử, Kiểm sát viên, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự tiếp tục hỏi những người khác và xem xét vật chứng, tài liệu có liên quan đến vụ án. Khi được chủ tọa phiên tòa đồng ý, bị cáo được đặt câu hỏi với bị cáo khác về các vấn đề có liên quan đến bị cáo.
Nói về hành động xin được thực hiện “quyền im lặng” trước tòa của hoa hậu Trương Hồ Phương Nga, luật sư Liêm khẳng định, bị cáo đang thực hiện quyền của mình theo đúng quy định của pháp luật. Hơn nữa Phương Nga còn có các luật sư bảo vệ, bị cáo im lặng nhưng luật sư sẽ lên tiếng để bảo vệ cô ấy.
Tác giả: X.Thắng
Nguồn tin: giadinh.net.vn
Nguồn tin: giadinh.net.vn