Dự thảo Nghị định Quy định về điều kiện kinh doanh sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu và dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng ô tô vừa được Bộ Công Thương đưa ra lấy ý kiến rộng rãi từ tháng 5, trước khi trình Thủ tướng Chính phủ thông qua.
Thiệt đủ đường cho xe không chính hãng
Đây là dự thảo lần 2, đã được chỉnh sửa và bổ sung thêm một số quy định, trong đó có điều chỉnh quan trọng về dịch vụ bảo hành bảo dưỡng ô tô. Các quy định này khiến nhiều DN khó tham gia thị trường ô tô, nhất là những DN nhỏ và vừa hay kinh doanh xe nhập khẩu không chính hãng.
Chẳng hạn, về quy định tất cả các DN sản xuất lắp ráp ô tô, kinh doanh ô tô nhập khẩu phải sở hữu ít nhất một cơ sở bảo hành bảo dưỡng sau 3 năm nữa.
"DN có thể sở hữu hoặc thuê cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô, đáp ứng đủ các điều kiện quy định. Chậm nhất sau ngày 1/7/2020, DN phải sở hữu ít nhất một cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô phù hợp với loại, chủng loại ô tô sản xuất, lắp ráp và đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định", Dự thảo viết.
Các DN ô tô có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cho biết, từ trước tới nay, họ vừa sản xuất lắp ráp, vừa nhập khẩu ô tô nguyên chiếc về phân phối, nhưng không sở hữu một cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô nào. Các đại lý bán xe của DN FDI được ủy quyền làm dịch vụ bảo hành bảo dưỡng và quyền lợi của người tiêu dùng được đảm bảo kể cả triệu hồi xe bị lỗi. Nay yêu cầu họ phải sở hữu ít nhất một cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô là không cần thiết, đề nghị loại bỏ điều kiện này - đại diện Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) cho biết.
Với các DN nhỏ nhập khẩu xe không chính hãng, để đầu tư một cửa hàng trưng bày xe cộng với sở hữu một cơ sở bảo hành bảo dưỡng thì chi phí bỏ ra từ 20-50 tỷ đồng. Trong khi đó, nhiều DN mỗi năm chỉ bán được vài trăm xe, chắc chắn khó kham nổi. Cho dù có đầu tư thì rủi ro cũng rất cao.
Không chỉ vậy, ngay cả DN nhập khẩu ô tô đã qua sử dụng, hết thời hạn bảo hành (đi được 100.000 km hoặc sau 24 tháng sử dụng) cũng phải tuân thủ quy định trên, tức là phải sở hữu một cơ sở bảo hành bảo dưỡng xe.
Không chỉ với xe dưới 10 chỗ, các DN sản xuất lắp ráp, kinh doanh nhập khẩu xe tải, xe khách các loại cũng phải thực hiện theo quy định mới, trong khi sản xuất lắp ráp, kinh doanh loại xe này hiện hành yêu cầu có cơ sở bảo hành bảo dưỡng, nhưng cho phép các DN liên kết với để đầu tư hoặc thuê. Nay DN lo lắng phải chi cả hàng chục tỷ đồng đầu tư cơ sở bảo hành bảo dưỡng riêng.
Việc đầu tư một cơ sở bảo hành bảo dưỡng theo đúng tiêu chuẩn, được Bộ GTVT cấp phép, lại không hề đơn giản. Phải có đầy đủ các phương tiện, trang thiết bị đảm bảo, diện tích mặt bằng đủ rộng được quyền sử dụng tối thiểu 5 năm,... đòi hỏi chi phí lớn, chắc nhiều DN khó thực hiện được, ông Đỗ Minh Thế, Giám đốc Công ty TNHH ô tô Hoàng Gia (Hà Nội), nhận định.
Lợi cho xe chính hãng
Tuy nhiên, điều mà nhiều DN nhập khẩu ô tô không chính hãng quan ngại là trong quy định về điều kiện kinh doanh cơ sở bảo hành bảo dưỡng, có yêu cầu "phải có thiết bị chẩn đoán động cơ và tình trạng kỹ thuật của xe, đối với ô tô có trang bị ECU điều khiển... tuân thủ các qui định về sở hữu trí tuệ, được cung cấp bởi nhà sản xuất xe ô tô".
Theo các DN, đến nay, hầu hết ô tô động cơ tiêu chuẩn Euro 4, đều sử dụng công nghệ phun xăng điện tử và tất nhiên là được trang bị ECU. Nếu quy định phần mềm chẩn đoán phải được nhà sản xuất ô tô cung cấp, sẽ gây khó cho họ. Bởi, các nhà sản xuất đã có hệ thống phân phối chính thức tại Việt Nam, thì chắc chắn sẽ không cung cấp phần mềm này cho các DN khác.
Mà không có phần mềm này, sẽ không được cấp phép cơ sở bảo hành bảo dưỡng xe. Nếu không có cơ sở bảo hành bảo dưỡng xe tức là không đủ điều kiện để Bộ Công Thương cấp phép kinh doanh ô tô nhập khẩu.
Cùng với đó là quy định về triệu hồi sản phẩm. Theo Dự thảo lần 2, các DN kinh doanh nhập khẩu ô tô phải có cam kết bằng văn bản với Bộ Công Thương về việc thực hiện trách nhiệm triệu hồi ô tô nhập khẩu bị lỗi khi có thông báo từ nhà sản xuất. Việc khắc phục lỗi kỹ thuật phải theo đúng hướng dẫn và quy định của nhà sản xuất.
Các DN nhập khẩu ô tô không chính hãng thường không có mối liên hệ với chính hãng, nhập khẩu qua trung gian, thì việc triệu hồi và khắc phục lỗi theo hướng dẫn của nhà sản xuất khó thực hiện được. Nếu vậy, DN có nguy cơ bị thu hồi Giấy phép kinh doanh rất cao.
Nói chung, Dự thảo lần 2 đã bổ sung thêm những quy định chặt chẽ hơn. Tuy đã bỏ quy định về Giấy ủy quyền chính hãng, nhưng với điều kiện kinh doanh nêu trên, chắc chắn chỉ có DN nhập khẩu chính hãng mới đáp ứng được. Các DN kinh doanh ô tô nhập khẩu không chính hãng, quy mô nhỏ có nguy cơ bị loại khỏi "cuộc chơi".
Một số ý kiến cho biết, với các quy định như vậy, sẽ khiến DN phải tăng chi phí đầu tư, cùng với đó, khi có ít DN tham gia thị trường, dễ dẫn đến tình trạng độc quyền, đẩy giá ô tô tăng nên người tiêu dùng sẽ thiệt thòi.
Thiệt đủ đường cho xe không chính hãng
Đây là dự thảo lần 2, đã được chỉnh sửa và bổ sung thêm một số quy định, trong đó có điều chỉnh quan trọng về dịch vụ bảo hành bảo dưỡng ô tô. Các quy định này khiến nhiều DN khó tham gia thị trường ô tô, nhất là những DN nhỏ và vừa hay kinh doanh xe nhập khẩu không chính hãng.
Chẳng hạn, về quy định tất cả các DN sản xuất lắp ráp ô tô, kinh doanh ô tô nhập khẩu phải sở hữu ít nhất một cơ sở bảo hành bảo dưỡng sau 3 năm nữa.
"DN có thể sở hữu hoặc thuê cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô, đáp ứng đủ các điều kiện quy định. Chậm nhất sau ngày 1/7/2020, DN phải sở hữu ít nhất một cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô phù hợp với loại, chủng loại ô tô sản xuất, lắp ráp và đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định", Dự thảo viết.
Các DN ô tô có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cho biết, từ trước tới nay, họ vừa sản xuất lắp ráp, vừa nhập khẩu ô tô nguyên chiếc về phân phối, nhưng không sở hữu một cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô nào. Các đại lý bán xe của DN FDI được ủy quyền làm dịch vụ bảo hành bảo dưỡng và quyền lợi của người tiêu dùng được đảm bảo kể cả triệu hồi xe bị lỗi. Nay yêu cầu họ phải sở hữu ít nhất một cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô là không cần thiết, đề nghị loại bỏ điều kiện này - đại diện Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) cho biết.
Với các DN nhỏ nhập khẩu xe không chính hãng, để đầu tư một cửa hàng trưng bày xe cộng với sở hữu một cơ sở bảo hành bảo dưỡng thì chi phí bỏ ra từ 20-50 tỷ đồng. Trong khi đó, nhiều DN mỗi năm chỉ bán được vài trăm xe, chắc chắn khó kham nổi. Cho dù có đầu tư thì rủi ro cũng rất cao.
Không chỉ vậy, ngay cả DN nhập khẩu ô tô đã qua sử dụng, hết thời hạn bảo hành (đi được 100.000 km hoặc sau 24 tháng sử dụng) cũng phải tuân thủ quy định trên, tức là phải sở hữu một cơ sở bảo hành bảo dưỡng xe.
Không chỉ với xe dưới 10 chỗ, các DN sản xuất lắp ráp, kinh doanh nhập khẩu xe tải, xe khách các loại cũng phải thực hiện theo quy định mới, trong khi sản xuất lắp ráp, kinh doanh loại xe này hiện hành yêu cầu có cơ sở bảo hành bảo dưỡng, nhưng cho phép các DN liên kết với để đầu tư hoặc thuê. Nay DN lo lắng phải chi cả hàng chục tỷ đồng đầu tư cơ sở bảo hành bảo dưỡng riêng.
Việc đầu tư một cơ sở bảo hành bảo dưỡng theo đúng tiêu chuẩn, được Bộ GTVT cấp phép, lại không hề đơn giản. Phải có đầy đủ các phương tiện, trang thiết bị đảm bảo, diện tích mặt bằng đủ rộng được quyền sử dụng tối thiểu 5 năm,... đòi hỏi chi phí lớn, chắc nhiều DN khó thực hiện được, ông Đỗ Minh Thế, Giám đốc Công ty TNHH ô tô Hoàng Gia (Hà Nội), nhận định.
Lợi cho xe chính hãng
Tuy nhiên, điều mà nhiều DN nhập khẩu ô tô không chính hãng quan ngại là trong quy định về điều kiện kinh doanh cơ sở bảo hành bảo dưỡng, có yêu cầu "phải có thiết bị chẩn đoán động cơ và tình trạng kỹ thuật của xe, đối với ô tô có trang bị ECU điều khiển... tuân thủ các qui định về sở hữu trí tuệ, được cung cấp bởi nhà sản xuất xe ô tô".
Theo các DN, đến nay, hầu hết ô tô động cơ tiêu chuẩn Euro 4, đều sử dụng công nghệ phun xăng điện tử và tất nhiên là được trang bị ECU. Nếu quy định phần mềm chẩn đoán phải được nhà sản xuất ô tô cung cấp, sẽ gây khó cho họ. Bởi, các nhà sản xuất đã có hệ thống phân phối chính thức tại Việt Nam, thì chắc chắn sẽ không cung cấp phần mềm này cho các DN khác.
Mà không có phần mềm này, sẽ không được cấp phép cơ sở bảo hành bảo dưỡng xe. Nếu không có cơ sở bảo hành bảo dưỡng xe tức là không đủ điều kiện để Bộ Công Thương cấp phép kinh doanh ô tô nhập khẩu.
Cùng với đó là quy định về triệu hồi sản phẩm. Theo Dự thảo lần 2, các DN kinh doanh nhập khẩu ô tô phải có cam kết bằng văn bản với Bộ Công Thương về việc thực hiện trách nhiệm triệu hồi ô tô nhập khẩu bị lỗi khi có thông báo từ nhà sản xuất. Việc khắc phục lỗi kỹ thuật phải theo đúng hướng dẫn và quy định của nhà sản xuất.
Các DN nhập khẩu ô tô không chính hãng thường không có mối liên hệ với chính hãng, nhập khẩu qua trung gian, thì việc triệu hồi và khắc phục lỗi theo hướng dẫn của nhà sản xuất khó thực hiện được. Nếu vậy, DN có nguy cơ bị thu hồi Giấy phép kinh doanh rất cao.
Nói chung, Dự thảo lần 2 đã bổ sung thêm những quy định chặt chẽ hơn. Tuy đã bỏ quy định về Giấy ủy quyền chính hãng, nhưng với điều kiện kinh doanh nêu trên, chắc chắn chỉ có DN nhập khẩu chính hãng mới đáp ứng được. Các DN kinh doanh ô tô nhập khẩu không chính hãng, quy mô nhỏ có nguy cơ bị loại khỏi "cuộc chơi".
Một số ý kiến cho biết, với các quy định như vậy, sẽ khiến DN phải tăng chi phí đầu tư, cùng với đó, khi có ít DN tham gia thị trường, dễ dẫn đến tình trạng độc quyền, đẩy giá ô tô tăng nên người tiêu dùng sẽ thiệt thòi.
Tác giả: Trần Thủy
Nguồn tin: Báo VietNamNet
Nguồn tin: Báo VietNamNet