Nhiều người nghĩ rằng nếu họ tăng cường độ, thời lượng hoặc tần suất tập luyện của mình, họ có thể bắt đầu quá trình giảm cân mà không cần thay đổi thói quen ăn kiêng của mình.
Thực tế là giảm lượng thức ăn là phương pháp hiệu quả hơn nhiều so với tập thể dục quá mức. Tập luyện quá nhiều có thể dẫn đến mệt mỏi và chấn thương.
|
Ngược lại, nếu bạn không tập thể dục, nó có thể làm suy giảm khả năng chống nhiễm trùng của cơ thể.
Không tập thể dục thường xuyên, bạn có nhiều khả năng bị cảm lạnh hơn những người thường xuyên tập thể dục.
Tập thể dục cũng giúp cơ thể cảm thấy hài lòng hơn và ngủ ngon hơn. Cả hai điều này đều tốt cho hệ miễn dịch.
Hiệp hội Tim mạch Mỹ khuyến nghị nên dành 150 phút hoạt động thể chất vừa phải - như đi bộ nhanh, hoặc 75 phút hoạt động thể chất mạnh mỗi tuần.
Ngoài thói quen tập thể dục thì bạn hãy để ý các thói quen dưới đây để cải thiện hệ miễn dịch của mình nhé:
1. Không uống đủ nước
|
Khi khát mới uống nước nghĩa là bạn đã để cơ thể rất thiếu nước. Mất nước sẽ hạn chế việc tiết các protein kháng khuẩn vào nước bọt.
Cần tập thói quen uống nước ngay cả khi không khát, uống từ từ từng ngụm trong cả ngày để đủ lượng nước được khuyến cáo là 40ml/kg trọng lượng. Số lượng này có thể xê dịch tùy theo độ tuổi, nhiệt độ môi trường, điều kiện làm việc và tình trạng bệnh lý của từng người.
2. Thiếu ngủ
|
Khi chúng ta ngủ, các hệ thống chính của cơ thể có thể tự sửa chữa. Đồng nghĩa với việc, nếu bạn không được nghỉ ngơi đầy đủ, tim, não và hệ thống miễn dịch của bạn không được duy trì đầy đủ. Ngày càng nhiều nghiên cứu đã liên kết giấc ngủ kém chất lượng với một số bệnh nghiêm trọng bao gồm ung thư, bệnh tim và chứng mất trí.
Theo National Sleep Foundation, người lớn nên ngủ đủ giấc từ 7 đến 9 tiếng mỗi đêm.
3. Ít cười
|
Trong trường hợp này, thì cười đúng là mười thang thuốc. Nó hạn chế mức độ hoóc môn căng thẳng trong cơ thể và tăng cường một loại tế bào bạch cầu chống lại nhiễm trùng.
Chỉ cần xem những clip hài, đọc những mẫu truyện cười, xem phim hài, hay bất cứ điều gì có thể khiến bạn cười là đã có thể có tác động tích cực đến hệ thống miễn dịch của bạn.
Trong một nghiên cứu, những người được thông báo trước 3 ngày rằng họ sẽ được xem một bộ phim hài, thế là mức độ hoóc môn căng thẳng của họ đã giảm xuống.
4. Không giao tiếp xã hội
Có những mối quan hệ bền vững và một mạng lưới xã hội tốt sẽ rất tốt cho bạn.
Những người kết nối với bạn bè, có khả năng miễn dịch mạnh hơn những người cảm thấy cô đơn, các nghiên cứu cho thấy.
Trong một nghiên cứu, những người cô đơn có phản ứng miễn dịch với vắc xin cúm kém hơn những người có kết nối với những người khác.
5. Rửa tay quá nhanh
|
Nghiên cứu cho thấy chỉ 5% mọi người rửa tay đúng cách, và cứ 3 người thì chỉ 1 người sử dụng xà phòng và 1/10 không bận tâm đến bồn rửa. Không rửa tay khiến bạn tiếp xúc với tất cả các loại vi khuẩn và vi rút gây bệnh.
6. Không nhận đủ vitamin D
Tiến sĩ Anthony Fauci, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Mỹ cho biết. "Nếu bạn thiếu vitamin D, điều đó sẽ ảnh hưởng đến khả năng bị nhiễm trùng của bạn".
7. Ăn quá nhiều đường
Đường gây ra chứng viêm, làm giảm khả năng miễn dịch bằng cách làm suy yếu các tế bào bạch cầu. Nhiều người thích ăn đường, nhưng Hiệp hội Tim mạch Mỹ khuyến cáo nam giới không nên tiêu thụ quá 36 gram đường mỗi ngày và phụ nữ không quá 24 gram.
8. Luôn căng thẳng
|
Tiến sĩ Anthony Fauci cho biết, tình trạng căng thẳng kéo dài sẽ khiến não sản sinh ra nhiều hormone căng thẳng cortisol, gây ra một số tác động tiêu cực về thể chất, bao gồm cả khả năng miễn dịch suy yếu.
Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ , những người trải qua căng thẳng mãn tính dễ bị cảm lạnh thông thường và nhiễm virus như cúm. Cortisol dư thừa cũng khiến cơ thể tích trữ chất béo.
Tác giả: Như Ca (tổng hợp)
Nguồn tin: giadinh.net.vn