Du lịch

Đầu năm cầu may ở ngôi chùa cổ cứ vua đi qua là cho tiền, bạc tu sửa

Những ngày đầu năm mới, người dân từ khắp nơi “đổ” về chùa Hoàng Phúc để cầu tài, cầu lộc và cầu may mắn.

Chùa Hoằng Phúc, xưa kia có tên là Am Tri Kiến nằm ở thôn Thuận Trạch, xã Mỹ Thủy (huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình). Chùa được xây dựng vào khoảng thế kỷ thứ XIII, vì vậy đây được xem là một trong những ngôi chùa cổ nhất miền Trung Việt Nam.

Khi đề cập đến chùa Hoằng Phúc, trong Ô châu cận lục đã mô tả một số chi tiết rất đáng chú ý: “Giữa nơi nước biếc vờn quanh, non xanh bao bọc nổi lên như một ngôi sơn tự. Nhà phương trượng và các trai phòng san sát ... xưa có tăng quan trụ trì và được cấp sái phu (người quét dọn) để phụng sự...”.

Đầu năm cầu may ở ngôi chùa cổ cứ vua đi qua là cho tiền, bạc tu sửa - Ảnh 1

Chùa Hoằng Phúc

Sử cũ chép: “Tháng 3 năm 1301 (Tân Sửu), Phật hoàng Trần Nhân Tông trên đường viễn du Chiêm Thành ghé qua Am Tri Kiến, sau đó ngài đổi tên thành Am Kính Thiên”.

Năm 1609, trên đường du hành đất Thuận Hóa, chúa Nguyễn Hoàng đã đến nghỉ tại am Kính Thiên và sau đó không lâu, ngài cho dựng chùa lớn ngay trên nền am cũ và đặt tên là Kính Thiên.

Năm 1716, chúa Nguyễn Phúc Chu ra thăm chùa Kính Thiên, bèn cho cấp tiền tu sửa, ban cho một biển đề tên chùa “Kính Thiên Tự” và một biển đề đại tự: “Vô song phúc địa” (đất phúc khôn sánh) và ngự chế 5 câu đối treo ở chùa.

Năm Minh Mạng thứ hai (1821), trong chuyến ngự giá Bắc Tuần, vua có ghé thăm chùa Kính Thiên và cho đổi tên chùa là “Hoằng Phúc Tự” (Phúc lớn). Và tiếp đó, năm thứ tư (1823) vua Minh Mạnh lại ban cho xuất 100 lạng bạc kho để tu sửa lại chùa; năm thứ 7 (1826), vua lại ban cho 150 lạng bạc kho để sửa thêm.

Năm Thiệu Trị thứ hai (1842), vua ngự giá Bắc tuần và có đến thăm chùa Hoằng Phúc, cấp cho 300 lạng bạc để trùng tu. Vua và quân vương lúc đó đều có đề thơ vịnh cảnh chùa, để ghi thắng tích.

Chùa Hoằng Phúc không những là nơi thờ tự đức Phật, nơi hoằng dương Phật pháp mà còn là nơi gắn liền với những sự kiện lịch sử tiêu biểu, nơi nuôi dưỡng, che giấu cán bộ hoạt động cách mạng.

Trải qua nhiều thăng trầm, biến cố, ngôi chùa đã bị hư hại nhiều. Đến năm 2014, chùa Hoằng Phúc được phục dựng, tôn tạo với sự đóng góp của các cá nhân, doanh nghiệp và sự tài trợ chính của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV).

Trong dịp tết Bính Thân (2016) rất nhiều người dân từ khắp nơi đã “đổ” về chùa Hoằng Phúc cầu may mắn, cầu tài lộc và bình an.

Chị Nguyễn Thị Hồng, trú TP.Đồng Hới chia sẻ: “Năm nay chùa Hoằng Phúc được xây dựng và tu sửa đã giúp người dân thỏa nguyện được đến chùa cầu may mắn và bình an vào dịp đầu năm mới”.

Dưới đây là một số hình ảnh PV ghi nhận tại chùa Hoằng Phúc dịp đầu năm mới:

Đầu năm cầu may ở ngôi chùa cổ cứ vua đi qua là cho tiền, bạc tu sửa - Ảnh 2

Cổng tam quan, một trong những kiến trúc cổ thường thấy ở các ngôi chùa cổ

Đầu năm cầu may ở ngôi chùa cổ cứ vua đi qua là cho tiền, bạc tu sửa - Ảnh 3
Đầu năm cầu may ở ngôi chùa cổ cứ vua đi qua là cho tiền, bạc tu sửa - Ảnh 4

Người dân đến chùa Hoằng Phúc cầu may mắn, cầu tài lộc và bình an trong năm mới

Đầu năm cầu may ở ngôi chùa cổ cứ vua đi qua là cho tiền, bạc tu sửa - Ảnh 5
Đầu năm cầu may ở ngôi chùa cổ cứ vua đi qua là cho tiền, bạc tu sửa - Ảnh 6
Đầu năm cầu may ở ngôi chùa cổ cứ vua đi qua là cho tiền, bạc tu sửa - Ảnh 7

Các dấu tích của chùa cổ (cổng tam quan, giếng nước, cây xanh...) được giữ nguyên hiện trạng

Đầu năm cầu may ở ngôi chùa cổ cứ vua đi qua là cho tiền, bạc tu sửa - Ảnh 8
Đầu năm cầu may ở ngôi chùa cổ cứ vua đi qua là cho tiền, bạc tu sửa - Ảnh 9

Thắp hương cầu may

Đầu năm cầu may ở ngôi chùa cổ cứ vua đi qua là cho tiền, bạc tu sửa - Ảnh 10

Nhiều Phật tử phát hương ngay tại cổng chùa nên không có cảnh chen lấn, xô đẩy thường thấy ở chốn đông người


Tác giả bài viết: Ngô Huyền

  Từ khóa: cầu lộc

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP