Đẹp

Uống nước lá tía tô có tốt cho sức khỏe?

Tía tô có nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Nước tía tô ngoài công dụng giải khát ngày hè nắng nóng còn giúp chị em phụ nữ làm đẹp da và nhiều lợi ích khác như chữa bệnh dạ dày, chữa bệnh mề đay, giúp ngăn ngừa dị ứng...

Với tính ấm, vị cay, nhiều tinh dầu có tính kháng khuẩn và diệt khuẩn cao nên một số người cho rằng, sử dụng nhiều lá tía tô gây nhiệt cho cơ thể. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn không chính xác. Thực tế, lá tía tô không gây nóng vì có nhiều chất xơ nên giảm đi tính ấm, mang lại những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe.

Dưới đây làm một số công dụng chữa bệnh tuyệt vời từ lá tía tô.

Hỗ trợ điều trị bệnh gout (gút)

Ảnh minh họa

Lá tía tô có chứa tới 4 hoạt chất có thể làm giảm đáng kể enzym xathin oxidase - vốn là nguyên nhân hình thành axit uric gây nên bệnh gout (gút). Chính bởi vậy, việc uống nước lá tía tô đều đặn, hợp lý sẽ giúp ích rất nhiều cho bệnh nhân gout. Ngoài ra, uống nước lá tía tô cũng có tác dụng ngăn chặn tình trạng nhiễm khuẩn, giúp bệnh nhân có được cảm giác dễ chịu hơn.

Làm đẹp da và ngăn ngừa lão hóa

Trong lá tía tô có chứa hoạt chất Priseril có tác dụng thanh lọc, cải thiện màu sắc da, đồng thời loại bỏ các tế bào chết, từ đó giúp da trắng sáng, đều màu. Ngoài ra, lá tía tô cũng có chứa vitamin E, có tác dụng rất tốt trong việc duy trì và tăng cường độ ẩm cho da, giúp da mịn màng hơn, tươi trẻ hơn từ sâu bên trong. Bên cạnh đó, tía tô cũng chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao nên có thể ngăn ngừa và làm chậm quá trình lão hóa.

Ảnh minh họa

Phương pháp làm trắng da bằng cách tắm với nước lá tía tô được phụ nữ Nhật Bản rất ưa chuộng. Họ hay dùng lá cây tươi nấu với nước sôi trong khoảng 15 phút rồi dùng nước này để tắm. Trong lúc tắm thì lấy bã chà xát khắp người. Chỉ sau một thời gian ngắn áp dụng là làn da sẽ trở nên mịn màng và trắng sáng hơn rất nhiều.

Chữa dạ dày

Lá tía tô có chứa tanin và glucosid, có tác dụng chống viêm, làm se vết loét, liền sẹo và giảm sự gia tăng axit dạ dày. Theo các bác sỹ chuyên khoa tiêu hóa, nếu dùng ở dạng nước sắc, lá tía tô không chỉ có tác dụng giảm đau, giảm dịch vị xuống mức bình thường ở những bệnh nhân đau dạ dày mà còn giúp bệnh nhân ăn ngon và ngủ tốt hơn.

Chữa mề đay, mẩn ngứa

Ảnh minh họa

Người bị mề đay mẩn ngứa do tiếp xúc ánh nắng mặt trời, do côn trùng, do tiếp xúc với khí lạnh, nước lạnh, dị ứng thực phẩm,… có thể dùng lá tía tô giã nhỏ, vắt lấy nước uống, phần bã để xát vào chỗ da bị nổi mẩn sẽ đỡ rất nhiều, ngứa ngáy cũng giảm đáng kể. Lưu ý, sau xát lá tía tô, khi khô đi thì cần bỏ hết bã và tắm lại bằng nước ấm thật sạch.

Giảm cân

Ảnh minh họa

Lá tía tô có nhiều chất xơ, khoáng chất, vitamin cùng protein thực vật nên hỗ trợ rất lớn vào quá trình hoạt động của dạ dày, giúp đẩy nhanh chuyển hóa và trao đổi chất. Chính vì thế, uống nước lá tía tô có thể làm tăng hoạt động đốt cháy mỡ thừa và đào thải chất béo ra khỏi cơ thể.

Giải cảm mạo

Ảnh minh họa

Ngoài ra, một trong những công dụng phổ biến nhất của cây thuốc dân gian này là giải cảm. Mỗi khi thời tiết thay đổi là sức đề kháng lại suy giảm khiến cho nhiều người mắc bệnh cảm mạo. Người bệnh có thể dùng lá tía tô để xông và nấu cháo để sớm khỏi bệnh.

Lưu ý cần tránh khi dùng lá tía tô

- Tác dụng của uống lá tía tô thường khá chậm, vậy nên bạn cần hết sức kiên nhẫn thì mới mong khỏi bệnh.

- Không nên uống quá nhiều vì nó sẽ khiến bạn chướng bụng, đầy hơi và gây một số tác dụng phụ không tốt cho cơ thể.

- Nên bảo quản nước lá tía tô trong tủ lạnh khi không dùng đến, tối đa 24 giờ đồng hồ. Bởi lẽ càng để lâu, các dưỡng chất trong nước lá tía tô sẽ bị mất đi tác dụng.

- Nên uống nước lá tía tô trước khi ăn khoảng 30 phút sẽ cho hiệu quả cao nhất.

- Tía tô vừa dùng làm thức ăn vừa dùng làm thuốc. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo nếu dùng vị thuốc này lâu ngày có thể khiến người mệt mỏi, kém ăn, thở nông, choáng váng, táo bón, tiểu tiện đỏ… Chú ý, không dùng tía tô trong trường hợp cảm nóng, người nhiều mồ hôi sử dụng cần thận trọng.

- Các chuyên gia khuyến cáo, bản thân lá tía tô là một loại thuốc, mà đã là thuốc thì khi sử dụng để chữa bệnh phải có chỉ định của thầy thuốc, đặc biệt là với thai phụ. Vì vậy, tốt nhất không nên tự ý dùng bừa bãi với liều lượng quá nhiều.

Tác giả: Lan Anh (t/h)
Nguồn tin: tieudung.vn

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP